daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

BTHK kỹ năng tư vấn pháp luật đạt 9 Điểm:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ngày càng có nhiều khách
hàng nhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của người tư vấn pháp luật để hướng dẫn cho các
hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với các quy định của pháp luật hay bảo vệ
quyền lợi chính đáng của họ để ngăng ngừa hay giảm thiểu các rủi ro pháp lý.
Vì vậy vai trò của người tư vấn pháp luật ngày càng trở nên quan trọng. Hoạt
động tư vấn pháp luật của người tư vấn là hoạt động đòi hỏi lao động trí óc cận
thận, sâu sắc. Trong đời sống xã hội, tư vấn pháp luật mang lại những lợi ích to
lớn đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Người
tư vấn có vai trò tiên liệu rủi ro và tím các giải pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc
phục rủi ro. Có hai hình thức tư vấn pháp luật là tư vấn pháp luật bằng lời nói và
tư vấn pháp luật bằng văn bản. Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói đang rất
phổ biến hiện nay và được nhiều khách hàng sử dụng. Theo đó ta không thể phủ
nhận được tầm quan trọng của hình thức tư vấn này trong đời sống xã hội. Bài
viết sau sẽ làm rõ vấn đề: “Phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói.
Minh họa bằng các tình huống thực tiễn.”
I.

B. NỘI DUNG
Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói
I.1. Khái niệm, đặc điểm

I.1.1. Khái niệm
Tư vấn pháp luật bằng lời nói được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng lời

nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà
khách hàng cần tư vấn.
I.1.2. Đặc điểm
Hình thức tư vấn này thường được áp dụng đối với các vụ việc có tính chấ
đơn giản. Khách hàng thường gặp người tư vấn để trình bày vụ việc của họ và
nhờ người tư vấn tìm giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình một cách
nhanh chóng và có hiệu quả. Vì vậy khi tư vấn trực tiếp bằng lời nói cho khách
hàng, quá trình tư vấn cố một số đặc điểm sau:


Thứ nhất, người tư vấn cần lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép
đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt thêm câu hỏi để làm rõ.
Thứ hai, người tư vấn yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ, tài liệu có
liên quan đến vấn đề tư vấn.
Thứ ba, người tư vấn sẽ tra cứu thông tin, tài liệu tham khảo. Dùng các
quy định của pháp luật để làm cơ sở cho những kết luận của mình.
Thứ tư, người tư vấn phải định hướng cho khách hàng, thực chất là đưa ra
các giải pháp để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu.
Đặc biệt trong quá trình tư vấn người tư vấn phải thể hiện thái độ trung
thực, phân tích các vấn đề cơ sở pháp lý và đứng về phía khách hàng của mình.
I.2. Một số quy trình
I.2.1. Nghe khách hàng trình bày
Bất luận vấn đề cần tư vấn là gì, người tư vấn vẫn phải chăm chú lắng
nghe khách hàng trình bày. Trong quá trình lắng nghe khách hàng trình bày,
người tư vấn cần chú ý ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặt câu hỏi
để khách hàng làm rõ thêm.
I.2.2. Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng
Sau khi nghe khách hàng trình bày xong, người tư vấn nên diễn đạt lại câu
chuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình. Việc này nhằm mục đích đảm
bảo rằng người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và nếu phát hiện
có điểm nào nhầm lẫn hay chưa rõ, khách hàng kịp đính chính.
I.2.3. Tra cứu tài liệu tham khảo
Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sở cho các kết luận của
mình là điều bắt buộc. Việc tra cứu tài liệu tham khảo là điều bắt buộc vì: Thứ
nhất, để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn dựa trên qy
định của pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của mình. Thứ hai,
tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định những suy nghĩ của

mình, bời vì không phải lúc nào người tư vấn cũng có thể nhớ chính xác các quy
định của pháp luật về tất cả các vấn đề mà khách hàng yêu cầu.


I.2.4. Định hướng cho khách hàng
Định hướng cho khách hàng thực chất là đưa ra các giải pháp cho khách
hàng. Tuy vậy việc trả lời trực tiếp bằng miệng cũng chỉ mang tính định huống
trên cơ sở đó còn tạo cơ hội để khách hàng lựa chọn cách bảo vệ quyền
của mình một cách tốt nhất.
II.

Một số kỹ năng trong tư vấn pháp luật bằng lời nói
II.1. Kỹ năng tiếp khách hàng
II.1.1. Chuẩn bị
Việc chuẩn bị cho một buổi tiếp xúc khách hàng có ảnh hưởng lớn đến

hiệu quả của buổi tiếp xúc khách hàng. Một buổi làm việc được chuẩn bị tốt
không những tạo cho người tư vấn tâm lý tự tin khi làm việc mà còn tạo ấn
tượng tốt với khách hàng. Một số công việc cần chuẩn bị cho buổi tiếp xúc
khách hàng:
- Chuẩn bị về văn phòng
- Tài liệu, thông tin liên quan đến người tư vấn và tổ chức nơi người tư
vấn làm việc
- Chuẩn bị các biểu, mẫu, hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Chuẩn bị về nhân sự
II.1.2. Tạo môi trường giao tiếp
Những câu hỏi cởi mờ không khách khí, lời mời dùng những đồ uống nhẹ,
thay đổi môi trường có thể tạo ra sự thoải mái, cởi mở cho khách hàng. Thường
trong buổi tiếp xúc khách hàng lần đầu tiên, không dễ gì để khách hàng có thể
ngay lập tức cởi mở, đi thẳng vào việc trình bày vụ việc. Để giúp cho việc tiếp
xúc được thuận lợi, khách hàng cởi mở hơn, người tư vấn có thể giới thiệu một
số thông tin cá nhân và đề nghị khách hàng cung cấp một số thông tin về khách
hàng. Đồng thời người tư vấn cần giải thích với khách hàng trách nhiệm bảo mật
thông tin về vụ việc và bảo mật thông tin về khách hàng khi người tư vấn tiếp
nhận thông tin từ khách hàng. Thông báo cho khách hàng về diễn biến của buổi
tiếp xúc, tổng thời gian dự kiến làm việc sẽ giúp khách hàng hình dung ra kế
hoạch của buổi làm việc.


II.1.3. Tìm hiểu sự việc
Mỗi khách hàng đến làm việc với người tư vấn đều mang theo những bối
cảnh tư vấn riêng, gắn liền với đề xuất cung cấp dịc vụ pháp lý của họ. Đó có
thể là dự định, kế hoạch đăng ký thành lập một công ty, đăng ký một dự án đầu
tư hay việc chuẩn bị đàm phán, ký kết hợp đồng giữa khách hàng với một đối
tác, hay là tư vấn cho một vụ tranh chấp,… Để có thể tư vấn cho khách hàng thì
người tư vấn cần tìm hiểu rõ vụ việc mà khách hàng đang yêu cầu. Những thông
tin về vụ việc là những “nguyên liệu” quan trọng hàng đầu để người tư vấn nắm
bắt được bối cảnh vụ việc, tâm lý, mong muốn của khách hàng.
II.1.4. Làm rõ vấn đề
Không phải trong mọi trường hợp người tư vấn đều có thể nắm bắt và
hiểu rõ được toàn bộ câu chuyện của khách hàng. Sau khi nghe khách hàng trình
bày vụ việc, người tư vấn cần chốt lại cách hiểu thông tin về vụ việc để tránh
việc người tư vấn và khách hàng nhìn nhận khác nhau về bối cảnh vụ việc. Do
đó, việc chốt lại những thông tin quan trọng của vụ việc thông qua những câu
hỏi đóng để giúp người tư vấn chốt lại những thông tin quan trọng của vụ việc
và có được những đánh giá, nhìn nhận về vụ việc được chính xác và toàn diện.
II.1.5. Xác định yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng
Cũng một bối cảnh vụ việc nhưng khách hàng có thể đưa ra rất nhiều yêu
cầu cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhau. Việc người tư vấn tìm hiểu rõ yêu cầu
của khách hàng là việc người tư vấn nắm bắt được nguyện vọng thực sự của
khách hàng khi đến trao đổi vụ việc. Nhiều khách hàng có thể đưa ra rất rõ yêu
cầu cung cấp dịch vụ pháp lý với người tư vấn. Tuy nhiên không thể tránh khỏi
thực tế là nhiều khách hàng không biết diễn đạt mong muốn của mình như thế
nào. Việc tìm hiểu yêu cầu của khách hàng là bước đi không thể thiếu để người
tư vấn và khách hàng trao đổi về cách cung cấp dịch vụ pháp lý của
người tư vấn với yêu cầu cụ thể của khách hàng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top