ogc_vn

New Member
Thứ nhất bạn cần lập một bảng tính toán về chi phí.
Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền mua sắm trang thiết bị, phí đăng kí kinh doanh, tranh trí, biển bảng, chi phí cho marketing, quảng cáo, chi phí nguyên liệu trong thời gian đầu, chi phí đột xuất

Thứ hai
chi phí hàng tháng: tiền thuê nhân công, điện, nước, thuế, các khoản phải đóng góp khác, quảng cáo, v.v...

Thứ ba: vốn lưu động > chi phí hàng tháng
Vốn dự phòng rủi ro: xác định cửa hàng bạn có thể tồn tại trong bao lâu.

Thứ tư: dự kiến doanh thu
Xác định lượng khách trung bình một ngày, giá cả trung bình một sản phẩm hay lượng tiền khách hàng sẽ tiêu khi vào cửa hàng. Có thể lập bảng dự kiến riêng cho tuần để sát thực bởi lượng khách cuối tuần thường đông hơn, ngoài ra nhớ chú ý giờ cao điểm bán hàng. Từ đó xác định được doanh thu theo tháng rồi trừ đi chi phí cố định trừ tiếp tiền tái đầu tư cho nguyên liệu bạn còn lợi nhuận.

thứ năm
Lập tiếp bảng cân đối lợi nhuận và vốn lưu động để xác định được điểm hòa vốn, điểm thu lợi nhuận của cửa hàng. Điểm hòa vốn đồng nghĩa với thời gian thu hồi vốn.

Nên nhớ đây chỉ là dự kiến nên bạn có thể lập nhiều bảng và so sánh với số vốn có thể huy động để xác định quy mô của cửa hàng.

Huy động vốn thì có nhiều cách khác nhau: như vay, hợp tác, mỗi cách có những ưu nhược điểm riêng tùy bạn lựa cọn và cân nhắc cách nào hợp lí và khả quan nhất đối với bản thân.

Thứ 6 lập kế hoạch kinh doanh.
Việc này phức tạp và nhiều vấn đề tuy nhiên nếu mô hình của bạn nhỏ thì có thể chỉ cần tập trung vào một số vấn đề chính
Mở quán cafe không thành vấn đề nhưng vấn đề là mở ra để làm gì, mọi khó khăn thuận lợi khi mở như thế nào: cần khảo sát kĩ càng số liệu về đối tượng khách hàng khu vực định mở, số lượng các đối thủ cạnh tranh cùng ngành là các quán cafe và quán giải khát, năng lực của các quán và lưu lượng khách của từng quán....nếu đã có đủ số liệu sẽ kết luận có tiềm năng để làm hay không, nếu làm thì đầu tư vốn ở mức độ nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ đi trước. Các kế hoạch marketing và chiến lược kinh doanh, cuối cùng mới tính đến phong cách quán, điều này tất yếu là phải tốt rồi. Có nhiều phong cách lựa chọn tuy theo đối tượng khách hàng: lịch sự, sang trọng chuyên nghiệp hay ấm cúng, dân dã, phong cách lạ....
Sau khi lập bản kế hoạch kinh doanh giải quyết được tất cả các khâu đề ra thì bắt đầu tiến hành.

Bước 7 triển khai kế hoạch.Chúc bạn thành công và hạnh phúc.
 

riu_hbt

New Member
Mình nghĩ - mở quán cafe thì thủ tục đăng ký kinh doanh cũng đơn giản thôi bạn độ khoảng 10 -15 ngày thui tại Sở kế hoạch & đầu tư . Nó cũng giống như việc đăng ký các cửa hàng thông thường khác . Có thể bạn lế Chi cuc thuế ở quận mà bạn dự định mở quán hỏi - ngta sẽ hướng dẫn chi tiết . Còn nếu bạn không rành bạn có thể thuê dịch vụ ngoài- giá khoảnng 1triệu .
Còn về thuế - bạn phải nộp thuế môn bài 1tr/1 năm. Còn thuế hàng tháng sẽ đóng là loại thuế khoán do cục thuế ấn định cho bạn theo doanh số bạn bán ra mỗi tháng .
Còn chi phí thì nếu bạn có điều kiện thì mình nghĩ không nên tiết kiệm nhìu wá . Vì wán cafe là 1 nơi mà ngta đến để thư giãn . Do đó bạn nên đầu tư kỹ 1 chút về phần thiết kế wán và dĩ nhiên là hương vị cafe phải tạo được nét độc đáo riêng của bạn . Nếu bạn đầu tư dược 2 phần đó tốt , dù chi phí khá cao nhưng mình tin bạn sẽ mau chóng hoàn vốn lại nhanh chóng vì dân mình bây giờ ăn uống rất sang - chỗ nào tốt họ sẽ tự tìm đến - cho dù là wán bạn nằm tận trong hẻm hóc ( do đó phần mặt bằng không phải lo nhìu ) . Tuy nhiên trước đó bạn phải có chiến dịch quảng cáo khá tốt và thu hút nha .
Chúc bạn may mắn
 

babyocchich

New Member
tui cho rằng lập kế hoạch kinh doanh hay mở quán cà phê... cũng cần chuẩn bị rất kỹ càng trước khi bắt tay thực hiện.

Trước khi kinh doanh, bạn cần trình bày trên giấy những gì bạn định làm, và dự kiến sự phát triển của bạn. Cơ bản gồm các mục chính: Định hướng kinh doanh (chiến lược); Tài chính (nguồn vốn đầu tư, dự trù thu chi tức là dòng tiền mặt, dự kiến lãi/lỗ…); Nhân sự (bạn định thuê bao nhiêu người, chi phí lương ra sao… vai trò, chức danh, nhiệm vụ của họ); Bán hàng (bán theo kênh nào, cách nào…); Hậu cần (mua sắm những gì…).

Đối với việc mở quán cà phê của bạn, bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh gồm các phần:

- Định hướng (sự khác biệt của quán này là gì, sẽ hoạt động theo kiểu nào, nhượng quyền hay lập tên mới…)

- Địa điểm (đây là vấn đề rất quan trọng) và cách trang trí/sắp xếp

- Nguồn vốn đầu tư

- Dòng tiền mặt (thu chi trong tháng dự kiến sẽ thế nào, có những khoản nào phải chi và dự kiến doanh thu là bao nhiêu…)

- Marketing: bạn định quảng bá, quảng cáo và lôi kéo khách hàng như thế nào gồm chính sách giá cả; sản phẩm (có ăn hay chỉ bán cà phê…)

- Nhân sự

Nếu bạn chưa chắc chắn về kế hoạch kinh doanh, bạn nên tìm những người có kinh nghiệm để hướng dẫn, góp ý cho bạn. Bạn nên tìm kiếm mô hình quán cà phê nào đó bạn ưng ý hay phù hợp nhất với định hướng của bạn để tham khảo.
 

GaDu_H5N1

New Member
Chia sẻ kinh nghiệm mở quán cafeThứ nhất bạn cần lập một bảng tính toán về chi phí. Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền mua sắm trang thiết bị, phí đăng kí kinh doanh, tranh trí, biển bảng, chi phí cho marketing.. Tất cả có ở link này bạn vào download về ngâm cứu nhé http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chia-se-kinh-nghiem-mo-quan-cafe.150016.html
tui chưa từng mở quán cafe nào song cũng đã thấy nhiều người mở quán nên mạn phép chép lại một vài bước của họ. Hy vọng bạn sẽ có được một số điều bổ ích.
Bước 1: Tự xác định lại mình
Trong bước này, bạn sẽ phải xác định rõ:
- Chắc chắn ý định kinh doanh của bạn là nghiêm túc. Điều này rất quan trọng.
- Bạn có thể đầu tư ở mức tối đa là bao nhiêu? (về tài chính, thời gian...)
- Ai có thể là người cung cấp thêm vốn cho bạn nếu cần
Bước 2: Thị trường
Trong bước này bạn sẽ phải xác định:
- Kiểu (loại hình cafe) mà bạn sẽ kinh doanh? Cái này chắc là bạn rõ: cafe sân vườn, cafe hộp, cafe...Quyết định loại hình này sẽ liên quan đến địa điểm kinh doanh, số vốn đầu tư...Theo tui đây là quyết định quan trọng nhất trong kế hoạch của bạn đấy vì loại hình cafe nào cũng có đối tượng khách nhất định, vấn đề chỉ là họ có biết đến/ sẽ đến quán của bạn hay không.
- Hãy xem thử trong khu vực dự định kinh doanh của bạn có bao nhiêu quán cafe loại tương tự. Đôi khi không có quán nào bên cạnh chưa hẳn đã là điều tốt, nhiều quá cũng chưa chắc đã hay. Bạn ở TP HCM chắc biết khu Bắc Hải rồi đấy: rất nhiều quán như nhau song làm ăn cũng không tệ! Tuy nhiên theo tôi, nếu bạn chọn loại hình cafe sân vườn hay dành cho thế hệ @ (copy của ai đó :acute: ) thì càng ít quán trong khu vực càng tốt.
Bước 3: Nhà cung ứng?
- Bạn sẽ mua cafe, bàn ghế, ly tách...ở đâu? Với kiểu dáng, nhãn hiệu gì, giá nào, có phù hợp với loại hình quán của bạn không?. Bạn nên suy nghĩ kỹ càng trong bước này vì nó ảnh hưởng đến túi tiền của bạn.
- Nhân viên ở đâu? có cần đào tạo đặc biệt không?
Bước 4: Tưởng tượng thành công và tin vào điều đó! :acute:
- Hi, trong bước này công việc của bạn là tính toán thu chi, lời lỗ, thời gian thu hồi vốn, cần bao nhiêu khách để đảm bảo có lợi nhuận....Tất cả phải được tính toán. Theo tôi, nên tính toán theo hướng lạc quan và hãy tin vào điều đó!!!
 

lonely_8121988

New Member
Bạn nên chú ý 1 số vấn đề

- Tên quán? ( thương hiệu )
- Cái "hồn" - "bản sắc" của quán là gì ?
- Phong cách - trường phái nào?
- Đối tượng khách hàng, đặc điểm tính cách, túi tiền, lối sống...?
- Phân khúc - định vị của quán?
- Quán ( thương hiệu của quán ) sẽ đi về đâu?
....
Tư duy kỹ mấy câu hỏi này, sau đó chúng ta trao đổi tiếp!

Về Thủ tục

-Bạn vẫn phải khai báo với cơ quan thuế nơi bạn mở quán cà phê, người ta sẽ hướng dẫn bạn những yêu cầu cụ thể
-Ngoài ra bạn cũng phải đăng ký với trung tâm y tế nơi bạn mở để bạn có cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực ra em thì chưa từng mở quán hay tự kinh doanh cái gì nên kinh nghiêm không có nhiều lắm. Nhưng đứng trên phương diện là một khách hàng thường xuyên ngồi cafe (vì là dân kinh doanh mà) thì em xin có ý kiến thế này.
Thứ nhất các bạn đã có định bỏ tiền ta làm cái gì thì cần nghiên cứu cho kỹ nếu không lỗ thì mất tiền của mình. Vậy nên nếu chỉ học hỏi kinh nghiệm ở trên diễn đàn thì không ăn thua mấy đâu vì nó như lý thuyết ấy, thực tế muôn hình muôn vẻ lắm. Tại sao các bạn không dành thời gian đi la cà ở các quán cafe nhỉ, vừa học hỏi kinh nghiệm của người ta, vừa quan sát xem họ làm tốt chỗ nào, chưa tốt chỗ nào để rút kinh nghiệm cho mình.
Thứ hai cần điều tra thì trường, thị hiếu khách hàng phù hợp với địa điểm định mở và phong cách phục vụ trang trí...
Chú ý đến chất lượng dịch vụ. Điều này quan trọng lắm nhé. Chất lượng ở đây là cả đồ ăn uống và phục phụ khách. Em đang ở HN, thấy rằng DV kém lắm. Đồ uống thì tuỳ quán thôi, có quan trông hoành tráng lắm nhưng vào uống chẳng ra gì. Thực ra đồ uống ngon thì đôi khi qúan không cần có mặt bằng tốt lắm nhưng người ta vẫn đến.
Còn phục vụ ah, để khách chờ dài cả cổ, mùa đông ngoài bắc này thì nên mang ra một cốc nước ấm thì tốt hơn là một cốc nước lạnh ngắt. Nếu có thể thì một loại nước gì đó đặc biệt nhưng độc về mùi hay vị (ko cần đắt để các bạn đỡ tốn chi phí). Người ta sẽ nhớ và thường ưu ái hơn.
Mang ra thứ nước uống không phù hợp với khách gọi. Điều này hết sức nên tránh. Phục vụ nhiệt tình, nhã nhặn và khuôn mặt luôn mỉn cười. Ôi trời ơi, mấy đứa phục vụ mà mặt cứ như đâm lê ấy. Chưa kể gọi mãi không thấy phục vụ đâu... Còn nhiều lắm.
Em mà đi, quán nào đồ uống dở không quay lại. Phục vụ dở không cũng từ mặt luôn. Chưa kể đã cú mà còn loan báo cho thiên hạ biết quán đó dở để không bao giờ vào nữa,hehe. Quán tốt thì đương nhiên cũng loan báo rồi
Đó là thiển ý của em thôi nhé

Em cũng có ý tưởng này nhưng vừa ra trường không có vốn nên cứ từ từ đã

Chúc bạn thành công!
 
Em Thank những chai sẻ rất có ích của mọi người, thực sự là khi bắt tay vào làm em thấy hơi rối, giwof em mói bắt tay vào tìm địa điểm thuê thôi,rồi mới tính đến chuyện tính toán chi phí,vốn và thu hồi vốn ntn,ko biết làm thế có đúng không ạ?
 

khongsac2002

New Member
Chào bạn Sau một thời gian tham khảo việc mở quán cafe(mình cũng có ý định mở) bạn cần lưu ý mấy yếu tố: - Địa điểm thuận tiện, thuận lợi dễ tìm gắn với đối tượng khách hàng. Quán cafe vườn cần yên tĩnh, mát mẻ, kín đáo nhưng không quá tách biệt, biệt lập với các hướng giao thông. Quán nên hợp với hướng phong thuỷ với chủ nhân, nên chọn chủ nhà cho thuê hợp với tuổi của mình. Quán cần có chỗ riêng để được ô tô và xe máy của khách. - Ngôn ngữ thiết kế phải đúng chất cafe vườn, có nhiều không gian cây xanh phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng. Phân chia không gian ngồi của khách ra nhiều khu vực gắn với thiên nhiên, hoà với thiên nhiên. Có không gian dành cho Vip, cho lứa đôi, cho nhóm ít người và nhóm đông. Phải có những view tuyệt đẹp phô diễn thiết kế, tạo nên khác biệt trong thưởng thức thẩm mỹ, mỹ thuật. Nên có thác nước, cây cầu, lồng chim, sáo gió, phù điêu, tượng vườn...xen kẽ hay chia theo từng khu vực. Bàn ghế, ô che nắng, đồ nội thất...cố gắng tối đa chất liệu tự nhiên, chất liệu truyền thống nhưng phải hài hoà, có gu thẩm mỹ đúng style. Ánh sáng sân vườn hài hoà yếu tố tự nhiên và nhân tạo, tạo điểm nhấn về ánh sáng, tạo thị giác thoải mái ấm cúng nhưng không buồn tẻ. Âm thanh phải đưa ra đến tận từng khu vực. Phải chọn lọc âm thanh theo thị hiếu khác hàng, nhưng không nên quá ồn ào, náo động. - Cafe, đồ uống, đồ ăn nhanh, hoa quả...ngoài các sản phẩm chủ lực đem lại doanh thu, phải có loại đặc biệt tạo ra gu thưởng thức riêng mang lại phong cách riêng cho tên tuổi của quán, gọi là sản phẩm mang giá trị thương hiệu. Nên nhớ sản phẩm này phải khác biệt hoàn toàn với các quán xung quanh khu vực. Luôn luôn cập nhật trào lưu, phong cách khách hàng, đặc biệt là đồ uống để thay đổi hương vị, nhưng phải đặc biệt. Những cuốn tạp chí, báo...hợp với đối tượng khách hàng không thể thiếu ở nơi chỗ ngồi của khách hàng, cho dù người ta có đọc không. Có những khu vực nên bố trí những cây đàn ghi ta để khách có thể tự chơi nhạc. Tối cuối tuần có thể mời các ban nhạc nghiệp dư hay ban nhạc sinh viên về chơi. Có thể tặng khách đĩa CD ca nhạc vào tối thứ bảy... Sản phẩm phụ là rửa xe, đánh giày..v.v, phải chắc chắn rằng dịch vụ về sản phẩm phụ này của mình là tốt thì hãy làm, nếu không sẽ phản tác dụng. - Dịch vụ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Phải có chiến lược tuyển nhân viên ngay từ đầu. Đào tạo họ hay thuê đào tạo một cách chuyên nghiệp theo chuyên nghành ăn uống phục vụ. Phải có nội qui, qui trình làm việc, bản mô tả công việc, chế độ lương thưởng rõ ràng minh bạch ngay từ đầu. Cơ chế giám sát cũng phải chặt chẽ, hiệu quả. Bạn trực tiếp quản lý hay thuê người thì cũng phải gắn với cơ chế trách nhiệm. Đồng phục nhân viên không thể đối lập với phong cách thiết kế của quán. Màu sắc mẫu mã phải thể hiện sự nhận diện thương hiệu rõ ràng. Ngay cả việc in ấn hoá đơn, menu, tờ quảng cáo...cũng phải theo nguyên tắc màu của thương hiệu logo là màu chủ đạo. - Quán mới mở phải có chiến dịch PR và marketing, ít nhất là các VP doanh nghiệp, trường đại học hay nhóm khách hàng mục tiêu quán hướng tới. Chiến dịch này không cần liên tục, nhưng phải có kế hoạch định kỳ. Cách làm cũng phải sáng tạo. Yếu tố rỉ tai, truyền miệng cực kỳ hiệu quả với ngành ăn uống. - Các doanh nghiệp phải hướng tới cái "nhất". Nhất không nhất thiết phải giàu nhất, to nhất, ngon nhất.. Nhất có nghĩa là, nếu không độc đáo nhất thì phải ngon nhất. Nếu không ngon nhất thì dịch vụ phải tốt nhất. Nếu dịch vụ chưa tốt nhất thì phải đẹp nhất, phong cách nhất.. hay v.v. Tất nhiên những cái còn lại cũng phải từ mức khá trở lên chứ không phải là quá tệ. Có như vậy mới mong giàu từ nghề của mình. Còn làm để tồn tại thì không dám bàn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top