tctuvan

New Member
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…
Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995, đạt 8,6%, nhưng sang giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7% và đang có xu hướng hồi phục trong những năm gần đây (năm 2001 đạt 6,1% năm 2002 đạt 6,54% và 2003 đạt 6,57%).
Tỷ trọng của ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa cao, chỉ đạt 36-37% trong GDP (tính quy luật chung là 45%). Ngoài ra xu thế tỷ trọng này đã giảm từ 37,1% năm 1995 xuống còn 36,1% năm 2002…
Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5% …
Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có 25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam cần tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần tạo ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động.
Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%).
Trong khi đó, sức ép tự do hoá đối với lĩnh vực dịch vụ của ta trong BTA và trong WTO sắp tới là rất lớn. Trước mắt, theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, ta cam kết mở cửa các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm cho các công ty dịch vụ Mỹ vào hoạt động theo lộ trình với những giới hạn mà Việt Nam đặt ra đối với các loại hình đầu tư, dịch vụ này tuỳ theo mức độ nhạy cảm (an ninh quốc gia, kinh tế). Thời hạn mở cửa cho các ngành hàng dịch vụ là từ 3-5 năm, trong đó phần góp vốn của Mỹ không quá 49%, riêng khu vực ngân hàng có thể 100% sau 9 năm Hiệp định có hiệu lực.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành về dịch vụ, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010.
Theo Chỉ thị, trong kế hoạch năm 2005 và các kế hoạch năm 2006-2010, cần nâng cao vai trò của khu vực dịch vụ; xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với các mục tiêu:
- Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao động… khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006-2010 cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành dịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạt khoảng 45% vào năm 2010.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.
- Đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển các dịch vụ văn hoá, giáo dục y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm…theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế.
- Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Chỉ thị này cũng đặt yêu cầu cụ thể cho các Bộ/ngành/địa phương về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ cũng như c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ giao nhận xuất khẩu P.P.T Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty dịch vụ thương mại số 1 (Trasco) Luận văn Kinh tế 0
C Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ An Ph Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing trong kinh Luận văn Kinh tế 0
S Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sản xuất và dịch vụ xuất nhập Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ cho nhà chung cư cao tầng tại chi nhánh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top