gambatte43

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN18
1.1. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH.....................................................18
1.1.1. Cạnh tranh ....................................................................................................... 18
1.1.2. Năng lực cạnh tranh ........................................................................................ 23
1.1.3. Các cấp độ năng lực cạnh tranh ...................................................................... 26
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN....................................................................29
1.2.1. Khái niệm điểm đến và tính hấp dẫn điểm đến............................................... 29
1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến........................................................ 30
1.2.3. Một số mô hình lý thuyết điển hình về NLCT điểm đến ................................ 32
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến ................................................... 40
1.2.5. Các chỉ số đánh giá NLCT điểm đến .............................................................. 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................45
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐIỂM ĐẾN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA .............................................................. 46
2.1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA...............................................................46
2.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia.............................................................................. 46
2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan.............................................................................. 55
2.1.3. Kinh nghiệm của Thụy Sĩ ............................................................................... 65
2.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................74
2.2.1. Xác định đúng vai trò của Du lịch, hoạch định chính sách và chiến lược cạnh
tranh nhằm thúc đẩy nâng cao NLCT điểm đến ....................................................... 75
2.2.2. Xây dựng, thực hiện chiến lược maketing điểm đến và tổ chức các chiến dịch
quảng bá thương hiệu điểm đến ................................................................................ 76
2.2.3. Phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch có tính cạnh tranh ............................. 77
2.2.4. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ du lịch................... 78
2.2.5. Tạo thuận lợi, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch............................ 78
2.2.6. Coi trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp ............. 79
2.2.7. Coi trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững...................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................80
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA
DU LỊCH VIỆT NAM ............................................................................................ 81
3.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA
DU LỊCH VIỆT NAM.............................................................................................................81
3.1.1. Nguồn lực của Du lịch Việt Nam.................................................................... 81
3.1.2. Quản lý điểm đến du lịch .............................................................................. 100
3.1.3. Điều kiện thực tế ........................................................................................... 107
3.1.4. Điều kiện cầu................................................................................................. 113
3.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM115
3.2.1. Đánh giá trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh ...................................... 115
3.2.2. Đánh giá theo thay mặt phía cung.................................................................. 122
3.2.3. Đánh giá theo thay mặt phía cầu .................................................................... 128
3.2.4. Đánh giá theo mô hình SWOT...................................................................... 135
3.2.5. Đánh giá chung ............................................................................................. 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................................141
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA
DU LỊCH VIỆT NAM .......................................................................................... 142
4.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO NLCT ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM.......142
4.1.1. Du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp
quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia................................................................. 142
4.1.2. Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển .................. 143
4.1.3. Du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng
phó kịp thời với những thay đổi.............................................................................. 144
4.1.4. Du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững.... 145
4.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM.......................146
4.2.1. Xác định đúng vị trí, vai trò của Du lịch, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính
sách liên quan đến du lịch và tổ chức quản lý điểm đến hiệu quả .......................... 146
4.2.2. Coi trọng và đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tiếp thị Việt Nam thành điểm
đến du lịch quốc tế .................................................................................................. 155
4.2.3. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch mới, đa dạng và khác biệt ................ 162
4.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch............... 168
4.2.5. Coi trọng bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững........................ 169
4.2.6. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp.......... 172
4.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập vào ngành Du lịch
toàn cầu và khu vực................................................................................................. 174
KẾT LUẬN CHUNG...........................................................................................................175
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 180
TIẾNG VIỆT...........................................................................................................................180
TIẾNG ANH...........................................................................................................................182
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................... 185
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch là ngành kinh tế mới nổi và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
với sự phát triển kinh tế thế giới. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ XXI,
du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Với vai
trò ngày càng tăng của ngành Du lịch trong nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều
quốc gia coi trọng phát triển du lịch, coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh
tế - xã hội. Du lịch đã trở thành thị trường cạnh tranh cao với sự nổi lên của nhiều
điểm đến du lịch mới. Vai trò và ảnh hưởng của các hãng lữ hành và phương tiện
truyền thông trên thị trường ngày càng tăng. Khách du lịch ngày càng có nhiều kinh
nghiệm, kiến thức hơn và quan tâm tới chất lượng môi trường của điểm đến và cơ
sở dịch vụ du lịch. Điều đó làm gia tăng áp lực với các nước coi trọng phát triển du
lịch phải nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT). Do đó, NLCT trở thành yếu tố
quan trọng nhất quyết định thành công về dài hạn của một quốc gia hay điểm đến
trong việc thu hút khách quốc tế.
Thực tiễn cho thấy, các nước thành công trong phát triển du lịch đều là
những nước thành công trong cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện
nay, điểm đến nào không chú trọng nâng cao NLCT, dù có tài nguyên du lịch phong
phú và sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn vẫn không thu hút được nhiều khách du
lịch và thất bại trong cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các nước trong việc phát triển du
lịch làm gia tăng nỗ lực sử dụng các biện pháp tạo lợi thế cạnh tranh điểm đến.
Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch toàn cầu và khu vực, những
năm gần đây, Du lịch Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh, trở thành ngành kinh tế
quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất
nước. Du lịch phát triển đã góp phần tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập ngoại tệ, cải
thiện kết cấu hạ tầng và nhiều lĩnh vực trọng yếu khác của nền kinh tế nước ta. Tài
nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi là những nguồn lực
và nhân tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam cũng như thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng. Chất lượng tăng trưởng của Du lịch Việt Nam còn thấp. Trong
bảng xếp NLCT du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) từ năm 2007 đến nay,
Việt Nam luôn ở thứ hạng thấp hơn so với một số nước trong khu vực như
Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra ở đây là
NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam hiện nay như thế nào? Phải chăng, Du lịch
Việt Nam đang ở thế yếu về NLCT điểm đến so với các đối thủ cạnh tranh trong
khu vực? Nguyên nhân nào làm cho Việt Nam trong nhiều năm liền không vượt qua
được các đối thủ cạnh tranh trong khu vực trong bảng xếp hạng NLCT du lịch của
WEF? Phải có chính sách như thế nào để Du lịch Việt Nam cải thiện được thứ hạng,
nâng cao được vị thế cạnh tranh điểm đến trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các
đối thủ cạnh tranh trong khu vực? Vì vậy, việc tập trung đi sâu nghiên cứu đưa ra
bức tranh toàn cảnh thực trạng NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam, thấy được
Du lịch Việt Nam đang ở vị trí nào và nguyên nhân vì sao Du lịch Việt Nam luôn ở
thứ hạng thấp trong các bảng xếp hạng NLCT du lịch toàn cầu, từ đó đưa ra quan
điểm và khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao NLCT điểm đến của Du
lịch Việt Nam trong thời điểm hiện nay là thực sự cần thiết. Do đó, trước yêu cầu
phát triển của ngành Du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là
trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay,
luận án “Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch Việt Nam” của tác giả được lựa
chọn có ý nghĩa cấp thiết. Tác giả hi vọng, luận án sẽ góp phần đề xuất chính sách
và giải pháp nâng cao NLCT điểm đến của Du lịch Việt Nam, đưa Việt Nam trở
thành điểm đến du lịch hấp dẫn và có vị thế cạnh tranh cao, đóng góp vào tăng
trưởng và phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam trong thời gian tới.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, NLCT điểm đến được coi như nhân tố quyết định thành công của
các điểm đến du lịch. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, có nhiều quan điểm và các
cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Trong công trình nghiên cứu mang tên “Du
lịch, Công nghệ và Chiến lược cạnh tranh” xuất bản năm 1993, Auliana Poon cho
rằng, bốn nguyên tắc chủ yếu các điểm đến phải tuân thủ nếu các điểm đến đó là
cạnh tranh: ưu tiên hàng đầu tới môi trường, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
hàng đầu, đẩy mạnh các kênh phân phối và xây dựng lĩnh vực tư nhân năng động
[54, tr.240]. Vị thế cạnh tranh của điểm đến đối với điểm đến khác dựa trên bảy yếu
tố: phương tiện, khả năng tiếp cận, chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng tổng thể,
hình ảnh địa phương, khí hậu, môi trường và tính hấp dẫn [39, tr.375]. Hassan đã giới
thiệu mô hình NLCT, trong đó nhấn mạnh các nhân tố bền vững môi trường gắn với
các điểm đến du lịch, chỉ ra bốn nhân tố quyết định NLCT thị trường, đó là: lợi thế
so sánh, định hướng cầu, cấu trúc ngành và cam kết môi trường [42, tr.376]. Các công
trình nghiên cứu của Kozak & Remmington và Haahti & Yavas sử dụng dữ liệu
điều tra cảm nhận và ý kiến của khách du lịch về những trải nghiệm của họ tại các
điểm đến khác nhau [45, tr.3]. Các công trình nghiên cứu khác của Dwyer sử dụng dữ
liệu đã công bố của tác giả Summers & Heston để đánh giá NLCT của các điểm đến
du lịch.
Hiện nay, có hai công trình nghiên cứu điển hình về NLCT điểm đến thu hút
nhiều sự quan tâm là mô hình của Crouch & Ritchie và mô hình kết hợp của Dwyer
& Kim. Công trình nghiên cứu về NLCT điểm đến của Crouch & Ritchie với tác
phẩm nổi tiếng “Điểm đến cạnh tranh - triển vọng du lịch bền vững” là khá cụ thể.
Crouch & Ritchie nghiên cứu sự thịnh vượng của nền kinh tế trong dài hạn, coi đó
là tiêu chuẩn đánh giá NLCT điểm đến. Dwyer & Kim trên cơ sở kế thừa các công
trình nghiên cứu trước đây, đặc biệt là của Crouch & Ritchie đã đưa ra mô hình kết
hợp về NLCT điểm đến [43, tr.3].
Năm 2004, Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (gọi tắt là WTTC) đã công
bố kết quả nghiên cứu đánh giá về NLCT điểm đến thông qua 8 chỉ số đánh giá
NLCT điểm đến của 212 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, vì còn
nhiều hạn chế, WTTC đã tham gia với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) để xây
dựng các chỉ số NLCT điểm đến mới. Từ năm 2007 đến nay, WEF đã công bố công
trình nghiên cứu NLCT điểm đến của các nước trên thế giới hàng năm, trong đó xếp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top