Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Giới thiệu tiền đề tư tưởng Ấn Độ của nhân quả Phật giáo. Trình bày nội dung tư tưởng nhân quả của Phật giáo. Nghiên cứu một số giá trị của tư tưởng nhân quả Phật giáo

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời ở Ấn Độ
cho đến nay đã có hàng nghìn năm tồn tại và phát triển. Trải qua thời gian và
bao thăng trầm Phật Giáo vẫn là một trong những hệ tư tưởng – tôn giáo có
nhiều đóng góp trong dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là những
vấn đề nhân sinh, nội tâm.
Phật giáo là một trong các tôn giáo quan tâm nhiều đến cuộc đời con
người hiện thực, hướng con người đến việc tự giải thoát mình để tự tìm hạnh
phúc. Đóng góp độc đáo của Phật giáo là tư tưởng giải thoát cá nhân hướng nội,
trong đó nhân quả là một trong những vấn đề tập trung nhiều ý nghĩa nhân sinh
ảnh hưởng đến thực tiễn xã hội, lối sống một cách sinh động. Tư tưởng về nhân
quả không phải do Đức Phật là người đầu tiên sáng tạo ra mà được kế thừa một
cách chọn lọc từ truyền thống Ấn Độ và được Người trình bày như một quy luật
nhân sinh trong hệ thống giáo lý giải thoát vô thần, đầy đủ, rõ ràng và khúc chiết.
Đặt trong sự so sánh với tư tưởng nhân quả của các hệ thống tư tưởng cùng thời
thì tư tưởng nhân quả của Phật giáo nổi bật hơn cả vì tính vô thần, tính chân xác
và tính nhân văn sâu sắc. Đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa ở một thời điểm
hay không gian xác định mà còn là nguyên lý phổ quát cho nên sau khi đức Phật
qua đời, tư tưởng nhân quả vẫn được các nhánh phái Phật giáo kế thừa và phát
triển liên tục và cũng luôn được bàn lại. Vì đó là vấn đề có ý nghĩa đối với tất cả
mọi người, ở mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và còn giữ nguyên giá trị cho
đến mãi sau.
Chính vì vậy nghiên cứu về tư tưởng nhân quả không bao giờ là muộn và
cũng không bao giờ là thừa. Mỗi một thời kỳ, mỗi một dân tộc, mỗi một con
người luôn biến đổi và có những vấn đề riêng vì vậy tư tưởng nhân quả sẽ luôn
đem lại những ý nghĩa riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà cả thế
giới loài người chúng ta đang phải cùng chung tay nỗ lực giải quyết những vấn
đề chung cấp bách cũng như làm thế nào để xây dựng được thế giới hòa bình và
văn minh thì việc nghiên cứu vấn đề nhân quả càng giúp ích cho chúng ta trong
việc nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề cá nhân cũng như xã hội. Đó là lý
do tại sao hiện nay có rất nhiều người đặc biệt là người phương Tây quan tâm
tìm hiểu về triết lý phương Đông trong đó có các triết lý nhân quả của Phật giáo
vì thấy rằng nó thiết thực cho những vấn đề hiện đại của họ.
Du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu công nguyên, Phật giáo đã nhanh
chóng được đón nhận vì giáo lý Phật giáo rất gần gũi với đời sống tâm lí, tình
cảm của người Việt Nam. Từ đó, đồng hành cùng dân tộc hàng nghìn năm, Phật
giáo đã có những đóng góp không nhỏ. Không chỉ góp gần củng cố thêm những
truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam như tinh thần yêu nước, tinh
thần đoàn kết, ý thức tự lực tự cường... mà nổi trội là hướng con người cá nhân
đến cái thiện, cái nhân đức, tinh thần vị tha bác ái, từ bi hỷ xả. Phật giáo đề cao
sự quý trọng con người tự giác, khuyến khích sự yêu thương đồng cảm giữa
người với người, người với tự nhiên. Sức mạnh tinh thần mà Phật giáo đưa lại
còn là một yếu tố quan trọng để người Việt Nam vượt lên chính mình, vượt qua
khó khăn trở ngại, giữ vững và phát huy được những nét đẹp vốn có. Những
đóng góp ấy của Phật giáo cho đến tận ngày nay vẫn đang phát huy giá trị.
Tư tưởng nhân quả của Phật giáo ngay từ đầu đã ăn sâu, bén rễ trong suy
nghĩ, tình cảm người dân mọi tầng lớp. Người Việt Nam rất coi trọng tư tưởng
nhân quả, ông cha ta vận dụng lý nhân quả để xây dựng đạo lý, răn đời và răn
mình như là luật bất thành văn để mỗi người biết tự suy xét và sống sao cho thật
tốt. Do vậy nhân quả Phật giáo có tác dụng răn dạy từ bên trong mang tính tự
nguyện từ mỗi người, nên giá trị nhân văn rất bền vững.
Sang thế kỉ 21 Việt Nam hòa cùng xu thế hội nhập với kinh tế thị trường
của thế giới và đã có những bước phát triển nhanh và mạnh, tuy nhiên, không
tránh khỏi nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực và nhức nhối. Đặc biệt phải kể đến là
sự sa sút về đạo đức và lối sống của bộ phận không nhỏ người dân vì đồng tiền
mà bất chấp cả luân thường đạo lý và luật pháp, chạy theo lợi nhuận bằng nhiều
thủ đoạn, người ta dường như không còn biết sợ trước những hậu quả xấu do
mình gây ra. Nhiều giá trị truyền thống bị đảo lộn, khiến con người cá nhân
nhiều khi mất định hướng. Đặc biệt là sự gia tăng của nhiều hình thức tội phạm
tinh vi và nguy hiểm. Trong khi luật pháp được coi là sức mạnh trấn áp từ bên
ngoài còn chưa hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở và hiệu lực chưa cao thì vấn đề đặt
ra là nên phát huy các hình thức tác động, răn đe từ bên trong ý thức mỗi người,
mà vai trò cảnh báo, giáo dục ý thức tự giác và khơi gợi ý thức hướng thiện cho
con người của nhân quả Phật giáo rất khả thi. Trước kia ông cha ta vận dụng lý
nhân quả để răn mình răn đời, hiện nay càng nên giáo dục sâu rộng hơn nữa ý
nghĩa “gieo nhân nào gặt quả ấy” để mỗi người trước hết tự lường được hậu quả
của những hành vi của mình cũng như của người khác gây ra mà đặc biệt là
những hành vi xấu, từ đó tự biết suy xét trong lương tâm điều nên hay không
nên làm. Như vậy mỗi người sẽ tự định hướng cho bản thân mình trong cuộc
đời để sống tốt hơn, biết giữ gìn lương tâm và thực hiện nghĩa vụ của mình,
sống vì mình và cũng vì cả người khác. Đó cũng là cách tự giác góp phần để
cả xã hội tốt đẹp hơn.
Với tất cả những suy nghĩ trên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tư
tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý nghĩa nhân văn của nó” qua đó
bên cạnh việc đánh giá lại tư tưởng nhân quả Phật giáo dưới góc độ triết học và
lịch sử triết học, tác giả còn mong muốn nêu bật một số giá trị nhân văn của tư
tưởng nhân quả từ góc độ định hướng cho con người Việt Nam hiện nay, giúp
con người thấy được giá trị tốt của nó và làm theo.
2. Tình hình nghiên cứu
Phật giáo có lịch sử phát triển lâu dài và có nhiều đóng góp lớn cho tư
tưởng nhân loại, chính vì vậy mà Phật giáo có sức thu hút đặc biệt đối với
giới nghiên cứu khoa học xã hội và cả ngoài giới khoa học xã hội. Có thể nói
các đề tài, các công trình nghiên cứu triết học Phật giáo đã được khai thác trên
nhiều khía cạnh khác nhau: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan, giải
thoát luận, đạo đức... với số lượng các công trình rất phong phú và đồ sộ.
Riêng các đề tài về nhân quả của Phật giáo cũng rất đáng kể. Tuy nhiên
với mục đích là trình bày một cách có hệ thống tư tưởng nhân quả của Phật
giáo trên cơ sở đó chỉ ra một số ý nghĩa nhân văn của tư tưởng này dưới góc
độ triết học. Vì vậy tác giả luận văn này có tham khảo một số các tác phẩm,
công trình nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho luận văn của mình theo 3
nhóm vấn đề cơ bản, gồm cả thành tựu của Phật học và ngoài Phật học.
- Về khái niệm nhân, quả trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ thời kỳ cổ -
trung đại có các nghiên cứu như: Lịch sử triết học Ấn Độ; Tìm hiểu sáu phái
triết học Ấn Độ; Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ; Veda
Upanisad những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ; Áo nghĩa thư .
Veda Upanisad những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ do Doãn
Chính chủ biên được xuất bản năm 2006 bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Hà Nội và tác phẩm Áo nghĩa thư của Shri Aurobindo bình giải, dịch giả
Thạch Trung Giả do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2009 là
những công trình tư liệu không thể thiếu khi khảo sát về tư tưởng nhân quả
Ấn Độ trước Phật giáo trong kinh điển Veda và Upanisad. Trong hai tác phẩm
này có thể thấy sự manh nha tư tưởng nhân quả cho Phật giáo về sau. Nhân
quả ở đây chủ yếu là nhân quả dưới góc độ vũ trụ luận, giải thích vũ trụ được
khởi nguồn và vận động trong thời gian như thế nào. Tuy nhiên, chưa phân
tích sâu về nhân quả trong cuộc sống hàng ngày, những mong ước, những giá
trị mà con người hướng tới theo góc nhìn nhân, quả.
Tác phẩm Lịch sử triết học Ấn Độ của Thích Mãn Giác do Ban tu thư
Đại học Vạn Hạnh ấn hành tại Sài Gòn năm 1967 trình bày khái lược lịch sử triết
học Ấn Độ, trong đó từ chương 1 đến chương 5 có nhiều nội dung liên quan về
nhân quả của các phái triết học (cả chính thống và không chính thống) ở Ấn Độ
lúc bấy giờ, mà chúng đều có ảnh hưởng đến tư tư tưởng nhân quả của Phật giáo.
Cũng cùng tác giả Thích Mãn Giác nhưng tác phẩm Tìm hiểu sáu phái triết
học Ấn Độ, do nhà xuất bản TP.HCM phát hành năm 2002 chủ yếu trình bày
tư tưởng của 6 trường phái được coi là thuộc hệ chính thống của Ấn Độ
(Nyaya, Vaisesika, Samkhya, Yoga, Mimansa, Vedanta). Bên cạnh đó Kinh
văn của các trường phái triết học Ấn Độ do Doãn Chính chủ biên cùng nhóm
tác giả Vũ Quang Hà, Châu Văn Ninh, Nguyễn Anh Thường do nhà xuất bản
ĐHQG Hà Nội phát hành năm 2003 không chỉ trình bày khái quát nội dung

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top