tatca_laem

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn hóa dân tộc, đã có một thời gian dài tín ngưỡng thờ
Mẫu bị xem nhẹ, thậm chí còn bị khoác cho cái áo mê tín dị đoan. Nhưng từ
năm 1990, với sự ra đời của Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá
VI về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới - dấu mốc mở đầu
cho bước ngoặt phát triển về nhận thức vấn đề tôn giáo ở nước ta, vị trí của
tín ngưỡng thờ Mẫu đã được khẳng định: hầu như mọi tôn giáo lớn đều được
du nhập từ bên ngoài vào, chỉ riêng tục thờ Mẫu được coi là một trục chính
của tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại hàng nghìn năm như một đối trọng về mặt
tâm linh với các tôn giáo bên ngoài, để ta vẫn là ta, góp phần bảo tồn một bản
sắc văn hóa dân tộc muôn đời, muôn thủa.
Tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển theo sự phong phú, đa dạng của tín
ngưỡng dân gian mà không theo một quy luật định sẵn nào. Tín ngưỡng thờ
Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, niềm tin và đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài
trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu gần gũi với
thiên nhiên, đất trời, gắn với thân phận người phụ nữ Việt Nam. “Mẫu” là
hình tượng, một biểu trưng và là sự kết tinh sống động của đời sống văn hóa
tinh thần dân tộc ta. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt nói chung và tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên nói riêng đã trở thành một bộ phận, một yếu tố
không thể thiếu để cấu thành nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Nhắc tới Hưng Yên
là nói đến vùng đất nghìn năm văn hiến với Phố Hiến - một thành thị phát
triển bậc nhất trong lịch sử dân tộc vào thế kỷ XV - XVI:“Thứ nhất Kinh kỳ,
thứ nhì Phố Hiến”. Hưng Yên có truyền thống lịch sử oai hùng, luôn đóng
góp sức mình trong từng bước tiến của dân tộc với những tên tuổi được vinh
danh như: Phạm Bạch Hổ, Lê Như Hổ, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật,
Hoàng Hoa Thám, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh… Và cũng là vùng đất
có truyền thống văn hóa lâu đời với sự phong phú, đa dạng của nhiều hình
thức tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Cụ thể như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho
giáo và các loại hình tín ngưỡng dân gian, đặc biệt phải kể đến tín ngưỡng thờ
Mẫu. Trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Hưng Yên thì tín ngưỡng thờ
Mẫu có một vị trí quan trọng trong đời sống cư dân nơi đây. Nó thể hiện ở số
lượng lớn đền thờ Mẫu với hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu diễn ra
hàng năm luôn được cư dân trong và ngoài tỉnh rất quan tâm.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, văn hóa Việt được giao
lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới, chúng
ta có cơ hội tiếp thu có chọn lọc những nền văn hóa tiến bộ, có điều kiện để
quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, song
song với đó là vấn đề bảo tồn nền văn hóa truyền thống, giữ gìn và tôn tạo
bản sắc văn hóa dân tộc cần được chú trọng hơn cả. Trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011)
được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất
trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm
cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát
triển”. Do đó, để góp phần vào vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chúng
ta cần bảo tồn và phát huy các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và tín
ngưỡng dân gian nói riêng, tiêu biểu là tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đặc biệt, vào giai đoạn hiện nay, hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt” đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện để đệ trình lên Ủy ban
Di sản thế giới UNESCO (UNESCO) xét đăng ký vào danh sách di sản văn
hóa phi vật thể thay mặt của nhân loại 2016. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, gìn giữ và
phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu càng trở nên cấp thiết hơn cả.
Với những lý do nêu trên, tui chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Hưng Yên hiện nay (Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự)” làm luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong lịch sử nghiên cứu, đã có rất nhiều đề tài viết về tín ngưỡng thờ
Mẫu với nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu như một số công trình nghiên
cứu sau:
- “Các nữ thần Việt Nam” (1984) của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc
cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin về hệ thống các Nữ thần ở Việt Nam.
Theo đó, các tác giả chia Nữ thần ở Việt Nam thành các Nữ thần trong thần
thoại, Nữ thần của các dân tộc thiểu số, các Thánh Mẫu, các Chư Thần.
- Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh là một trong những tác giả có nhiều công
trình sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu như: “Đạo Mẫu” (1994) được tái bản bốn
lần, lần tái bản thứ tư năm 2012 mang tên “Đạo Mẫu Việt Nam”. Trong tác
phẩm này, tác giả xây dựng hệ thống thờ Mẫu với ba cấp độ: thờ Nữ thần,
Mẫu thần, và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hóa giữa chúng;
khái quát ba dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu cho Bắc, Trung và Nam với các đặc
trưng địa phương của chúng; nghiên cứu một số vị Thánh Mẫu tiêu biểu. Tác
phẩm có sự nghiên cứu sâu sắc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở cả ba miền
của đất nước, bên cạnh đó cũng nêu lên ảnh hưởng của môi trường xã hội,
lịch sử và văn hóa tới hiện tượng Đạo Mẫu.
“Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” (2001) do Ngô Đức
Thịnh chủ biên. Công trình này đi sâu vào nghiên cứu sáu loại hình tín
ngưỡng dân gian tiêu biểu là thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Chử
Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần, tín ngưỡng nghề nghiệp và tín ngưỡng thờ
Mẫu (tác giả gọi là Đạo Mẫu). Đồng thời, tác giả còn cho thấy mối quan hệ
giữa tín ngưỡng dân gian và văn hóa dân gian; phân biệt các mặt giá trị và
phản giá trị của tôn giáo tín ngưỡng, giúp cho việc nhận thức và chế định các
chính sách đối với tôn giáo tín ngưỡng cũng như sự nghiệp bảo tồn và phát
huy văn hóa dân tộc hiện nay. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Mẫu được trình bày
trong công trình này chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ văn hóa. Theo đó,
tác giả trình bày những yếu tố cấu thành của tín ngưỡng thờ Mẫu có liên quan
nhiều đến văn hóa như: điện thờ, lễ hội và nghi lễ cơ bản.
“Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam
và Châu Á” (2004) Ngô Đức Thịnh (Chủ biên). Ở đây, tác giả đã tiếp cận hiện
tượng tín ngưỡng này chủ yếu dưới góc độ văn hóa và phần nào cũng chỉ ra
được phương diện tín ngưỡng tôn giáo. Tác giả đưa ra những luận chứng
khẳng định tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã trở thành Đạo Mẫu.
- Công trình “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (tái bản có sửa chữa, bổ sung)
(2001) của Vũ Ngọc Khánh có viết về các tín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện
nay, trong đó có cả tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ, nhưng
không nghiên cứu sâu từng loại hình tín ngưỡng mà chỉ nêu khái quát từng
loại hình tín ngưỡng dân gian.
- “Văn hóa Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung (2004) đã nghiên cứu sâu sắc
vấn đề “Mẫu” nên đưa ra rất nhiều tư liệu về các “Mẫu”. Tuy nhiên, tác phẩm
lại được viết dưới góc độ văn hóa, văn học và lịch sử mà không xét dưới góc
độ tín ngưỡng và tôn giáo.
- Năm 2005, công trình “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam”
do Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) cũng viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam,
nhưng chỉ đề cập đến khái niệm thờ Mẫu, khái lược về điện thờ và nghi lễ
Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chưa đi sâu vào nguồn gốc, vai trò của
tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
- “Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương ở Huế” (2010) của Dương
Hải Vân đã xác định các đặc điểm, vai trò của tín ngưỡng thờ Nữ thần trong
đời sống hiện nay, đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị
của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Cụ thể, tác giả đi vào tìm hiểu những tiền đề hình
thành tín ngưỡng thờ Nữ thần; nhận diện, hệ thống các Nữ thần hiện diện ở
vùng ven sông Hương tại Huế; trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá,
rút ra đặc điểm của tín ngưỡng thờ Nữ thần ở vùng đất này. Đồng thời chỉ ra
được những giá trị và hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị của nó.
- “Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng
bằng Bắc bộ” (2013) của Nguyễn Hữu Thụ đi vào nghiên cứu những vấn đề
triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài việc khái quát được những nội
dung cơ bản liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, tác giả còn đi sâu vào nghiên
cứu và chỉ ra những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt với việc làm rõ cơ sở ra đời, những quan niệm về thế giới, con người, về
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Từ đó, tác giả đã chỉ ra
những xu hướng biến đổi trong tín ngưỡng Thờ Mẫu và bước đầu đề xuất một
số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực và khắc phục những vấn đề
tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Về văn hóa tỉnh Hưng Yên cũng có một số công trình nghiên cứu như:
Các tư liệu do Bảo tàng tỉnh biên soạn: “Lý lịch di tích đền Ghênh Văn Lâm -
Hưng Yên”; “Lý lịch di tích đền Mẫu phường Quang Trung - thị xã Hưng
Yên”; “Lý lịch di tích đền Thiên Hậu phường Quang Trung - thị xã Hưng
Yên”; “Tư liệu Hán nôm đền Mẫu”; “Tư liệu Hán nôm đền Thiên Hậu”;
Cuốn: “Di tích lịch sử - văn hoá đền Mẫu” của Hoàng Mạnh Thắng; “Di tích
lịch sử - văn hóa Hưng Yên” của Phạm Trung Hiếu và “Hưng Yên vùng phù
sa văn hóa” của Nguyễn Phúc Lai… Các công trình này chỉ mang tính giới
thiệu chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờ đạo Mẫu ở Hưng Yên.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ mẫu
cũng như văn hóa của tỉnh Hưng Yên, nhưng chưa có công trình đi sâu
nghiên cứu một cách có hệ thống về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên. Do
đó, tui muốn cụ thể hóa vấn đề trên bằng luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Triết học “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay (Qua khảo cứu một
số cơ sở thờ tự)”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở khảo sát thực trạng một số cơ sở thờ tự tiêu biểu,
luận văn đưa ra những nhận định về sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng
Yên. Đồng thời, nêu lên giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị truyền
thống, khắc phục những vấn đề tồn tại trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên
nói riêng và cả nước nói chung.
Nhiệm vụ:
- Phân tích khái niệm, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu.
- Khảo cứu một số đền thờ Mẫu tiêu biểu và rút ra nhận xét, đánh giá về tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống
và khắc phục những vấn đề tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên
Phạm vi nghiên cứu: Một số cơ sở thờ tự tiêu biểu ở Hưng Yên: đền
Ghênh, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, đền Bảo Châu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam theo diễn tiến của thời gian có ba lớp:
thờ Nữ thần; Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Ở Hưng Yên, tín ngưỡng
thờ Mẫu cũng phát triển theo xu hướng đó. Tuy nhiên, do điều kiện khách
quan và chủ quan nên trong luận văn tác giả chỉ chọn khảo cứu các cơ sở thờ
tự có đối tượng thờ cúng ở lớp nghĩa thứ hai (Mẫu thần) với bốn đền thờ
tương đối tiêu biểu: đền Ghênh, đền Mẫu, đền Thiên Hậu và đền Bảo Châu.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà Nước về văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo… làm cơ sở lý luận chung
cho toàn luận văn.
Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh phương pháp chuyên ngành: duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra,luận văn còn sử dụng các phương
pháp liên ngành như: phương pháp điền dã, hệ thống, phân tích và tổng hợp,
so sánh, lịch sử cụ thể… để đạt mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà
luận văn đã đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Hưng Yên.
- Đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy các giá trị tích cực và khắc
phục những vấn đề tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận:
- Luận văn góp phần nhận diện tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên với thực
trạng của nó.
- Luận văn giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng
Yên, từ đó nhận thức được vai trò của cá nhân trong việc góp phần vào quá
trình xây dựng văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho trường Chính trị, ban
Tuyên giáo các huyện, những người làm công tác quản lý văn hóa và độc giả
quan tâm đến vấn đề văn hóa tín ngưỡng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: Tín ngưỡng thờ mẫu ở Hưng Yên hiện nay ( Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự) :Luận văn ThS. Triết học

LINK HỎNG RỒI. NHỜ ANH/CHỊ GIÚP VỚI
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top