nguyenluan

Administrator
bàn về biểu hiện của lạm phát thì có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ việc chính phủ ta in tiền polyme không phải là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ,cái đầu tiên mà chúng ta thấy được biểu hiện của lạm phát là khi CPI và price level tăng lên nhưng để hiểu được tại sao PCI và PL tăng lên chúng ta phải fix được 1 cái basket gồm các thành phần hàng hóa để tính vào ,vấn đề tiếp tục được lật ngược lại tiếp khi mà CPI và PL tăng thì đồng nghĩa là giá các hàng hóa đó tăng ,nhưng trước khi chúng ta xét tại sao giá hàng hóa tăng thì chúng ta cần nhớ 1 điều đặc biệt quan trọng là trong 1 nền kinh tế mở thì lạm phát là 1 hiện tượng và nỗi lo chung của tất cả mọi người , lạm phát là giá trị tiền của nền kinh tế .1 trong các yếu tố và cũng có thể coi là biểu hiện của lạm phát là quan hệ chênh lệch giữa cung-cầu tiền ,cung-cầu tiền xác định giá trị của đồng tiền ,vấn đề đầu tiên để xác định cung-cầu tiền là phải biết được rằng số lượng tiền mặt mà người ta muốn giữ ,số lượng tiền mà người ta muốn đầu tư ,số lượng tiền mà người ta muốn gửi ngân hàng . Trong 3 yếu tố đó thì Nhà nước chỉ có thể tác động trực tiếp và hiệu quả nhất bằng hệ thống ngân hàng ,tức là dmx muốn nói đến lãi suất ngân hàng ,khi xảy ra tình trạng lạm phát người đầu tiên phát hiện ra phải là các nhà hoạt động chính sách ,các chuyên gia kinh tế ,do đó biểu hiện điều chỉnh của họ sẽ thông qua việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương ,rồi sau đó các ngân hàng ngoại thương cũng được điều chỉnh theo,1 hệ quả tất yếu mà biểu hiện ra là lạm phát là chúng ta đều biết giá hàng hóa càng cao thì con người cần giữ tiền nhiều hơn để thực hiện các transaction ,hay nói 1 cách khác muốn mua sắm thì cần tiền ,khi giá cao thì cần nhiều tiền hơn giá thấp ,và đương nhiên khi lạm phát tăng thì lượng tiền mặt lưu thông sẽ nhiều hơn lúc bình thường .Vấn đề kéo theo khi xảy ra lạm phát tăng là hiện tượng đóng băng hay bất bình ổn của thị trường chứng khoán ,vì hệ thống ngân hàng tăng lãi suất sẽ thu hút 1 lượng lớn tiền gửi ,do vậy việc đầu tư vào chứng khoán các kế hoạch phát triển sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều .Khi giá vàng bị đẩy lên cao cũng là một biểu hiện không trực tiếp của lạm phát ,bởi vì chúng ta đều biết dự trữ của 1 quốc gia ảnh hưởng đến số lượng tiền tệ mà nước đó được phép phát hành .Còn nhiều phần nữa nhưng nói đến lạm phát không thể nói đến tỷ lệ thất nghiệp ,theo philip curve lạm phát và thất nghiệp luôn tỷ lệ nghịch với nhau ,khi lạm phát tăng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm do ,lượng tiền trong nước không còn được dự trữ trong lợn nữa mà được đầu tư vào trong nước do đó sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ,tất nhiên khi đó sẽ kéo theo lạm phát tăng vì dự trữ giảm ,độ nóng của thị trường tài chính ,ngắn hạn thì bị dao động bởi cung-cầu tiền không đạt cân bằng,ngoài ra còn biểu hiện nữa chính là sự đóng băng của thị trường bất động sản ,vì bất động sản là 1 tài sản khá là đặc biệt ^^....
Ngoài ra còn nhiều biểu hiện và hoạt động kinh tế trong 1 đất nước là hệ quả kéo theo khi tỷ lệ lạm phát tăng tuy nhiên các vấn đề này không phải lúc nào cũng gây ra bởi 1 nguyên nhân là lạm phát mà bởi còn vì nhiều nguyên nhân khác nữa ,ví dụ như khi chúng ta tiến hành đổi tiền vào năm 86 tỷ lệ lạm phát của chúng ta là 700% nhưng không có nghĩa tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm tương ứng ,và ngay cả lý thuyết cho rằng tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là nghịch cũng không hoàn toàn đúng với Alan Greenspan vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước khi mà đầu những năm 90 nước mỹ có tỷ lệ thất nghiệp giảm 1.4% và tỷ lệ lạm phát giữ ở mức 1.3% (có lẽ 1 phần là xẩy ra sự không mong đợi về lạm phát thấp ,thôi cái này đau đầu lắm để sau ) ,thôi em cứ tàm tạm vài cái biểu hiện in đậm đó đã ,còn lại các bạn thêm bớt vào cho em nhé .
:D xin mọi người cho ý kiến :?:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top