daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Triết học Ấn Độ là một trong những chiếc nôi triết học sớm nhất, lâu đời, phong phú và tương đối đặc biệt của nhân loại. Một trong những triết lý mang dấu ấn tư tưởng triết học Ấn Độ cổ - trung đại và nó còn có ý nghĩa cho đến hiện nay và mai sau đó là phạm trù "giải thoát". Giải thoát chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức, lối sống của con người thoát khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nổi khổ ải của cuộc đời.
Tư tưởng giải thoát được coi là một trong những vấn đề nổi bật nhất trong triết lý đạo đức nhân sinh mang tính nhân văn sâu sắc của triết học - tôn giáo Ấn Độ. Các trường phái triết học Ấn Độ tuy muôn màu sắc với các tính chất, khuynh hướng, nhưng tất cả các trường phái ấy đều lý giải một vấn đề căn bản nhất, đó là về bản chất, ý nghĩa của cuộc đời, nguồn gốc nổi khổ của con người và con đường cách thức giải thoát con người khỏi bể khổ của cuộc đời. Những kinh sách bình chú, giải thích tư tưởng triết lý giải thoát nổi tiếng nhất của Ấn Độ cổ đại như kinh Veda, Upanishadd, bộ sử thi Râmâyana, Mahâbhârata, Bhagavad-Gita... lý giải về sự sống uyên nguyên của đạo, cố gắng vạch ra bản chất của thế giới, bản tính của con người và sự tương ứng, tương đồng, giữa nội tâm và ngoại giới, tìm con đường giải thoát cho đời sống tâm linh của con người. Những kinh sách này được coi là Thánh kinh ghi những lời mách bảo của thần linh cho nhân dân chứ không phải là tư tưởng của phàm nhân. Những học thuyết triết học, tôn giáo có tính hệ thống như đạo Jaina, đạo Phật cùng với các trường phái triết học lớn như Samkhya, Vaisesika, Nyaya, Yoga, Védanta, Lokayata... nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực cuả triết học, nó mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc ảnh hưởng khá sâu đậm đến truyền thống văn hóa, đời sống tinh thần và quan điểm đạo đức của dân tộc Ấn Độ. Với những dấu son sáng mãi trong lịch sử tư tưởng Phương Đông, những tác phẩm này dù "viết từ thời cổ đại xa xưa, nhưng chúng vẫn còn có một sinh lực trong cuộc sống nhân dân Ấn Độ"[14; 156].
Bởi vì đó không chỉ là tư tưởng triết lý hay học vấn có tính cách khô khan, mà đó chình là lẽ sống, là đạo sống của con người. Những tư tưởng triết lý - tôn giáo cao siêu ấy của Ấn Độ đã từng tỏa sáng nhiều quốc gia trên thế giới và tư tưởng này đã mang lại cách nhìn mới về nhân sinh. Không những thế triết lý đó của người Ấn Độ cổ-trung đại luôn là nguồn suối mãnh liệt thôi thúc mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động sống của dân tộc Ấn Độ. Nó đã được các danh nhân, các lãnh tụ của Ấn Độ như Jawaharlal Nehru, Rabindranatha Tagore, Mahatma Gandhi... vận dụng rất tài tình trong bước đường và cách thức đấu tranh giải phóng cho dân tộc mình.
Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những tư tưởng triết lý ấy vẫn chinh phục hàng triệu trái tim con người và đã trở thành triết lý sống của người dân Ấn Độ. Điều đó đã đem lại cho nền triết học - tôn giáo Ấn Độ nét rất thâm trầm nhưng luôn sống động, rất cổ xưa nhưng luôn tươi trẻ có sức sống cuốn hút mọi người. Ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Phật giáo đã truyền bá sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, từ những thế kỷ đầu công nguyên và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân ta ngày nay còn khá sâu sắc và phức tạp hơn.
Vì vậy, việc nghiên cứu triết học Ấn Độ nói chung và tư tưởng giải thoát Ấn Độ cổ-trung đại nói riêng là hết sức cần thiết. Để từ đó chúng ta suy ngẫm về một nền triết học lâu đời, phong phú và sống động này, không chỉ để tìm hiểu, học hỏi trong đó những nét tinh túy của tri thức đa dạng về tự nhiên và về con người Ấn Độ, mà còn chính là để mài sắc tư duy, góp vào trong hành trang tư tưởng của mình tri thức có một không hai của nhân loại, vươn tới đỉnh cao của tư duy khoa học. Qua đó, góp phần làm sống động tình hữu nghị, đoàn kết và quan hệ hợp tác hiểu biết, giao lưu văn hóa lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.
Từ những cấp thiết về lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài "Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học Ấn Độ cổ-trung đại" làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Do tính chất và nội dung triết lý độc đáo, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó, tư tưởng giải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ cổ-trung đại đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới ở cả Phương Đông lẫn Phương Tây đặc biệt quan tâm. Các nhà nghiên cứu đã thu được những kết quả rất to lớn. Điều này được thể hiện trong khối lượng đồ sộ những tài liệu, những công trình sưu tập, khảo cổ, bình chú và đánh giá các kinh sách cổ như: Kinh Veda, Kinh Upanishadd, Kinh Yoga, các loại kinh sách Phật giáo cổ, các cuốn sử thi, các luận văn chính trị, pháp luật cổ-trung đại như: Râmâyana, Mahâbhârata, Dharmashastra, Manusmviti, Arthashâtra... Ở nước ta những năm gần đây, việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học trong đó có triết học Ấn Độ cổ-trung đại trong chương trình triết học Mác - Lênin đã được chú trọng.
Là một nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết lý Phật giáo và một phần của triết học Ấn Độ, Việt Nam đã có sự nghiên cứu khá sâu rộng về triết học, tôn giáo Ấn Độ nói chung và tư tưởng giải thoát trong triết lý Ấn Độ nói riêng. Trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu như:
"Nhập môn triết học Ấn Độ" của Lê Xuân Khoa, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục, Sài Gòn, 1972; "Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ" của Nghiêm Xuân Hồng, Quan Điểm, Sài Gòn, xuất bản năm 1966; "Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ" của PTS.Doãn Chính, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1999; "Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại" của PTS triết học Doãn Chính, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999; “Nhân sinh quan Phật giáo Huế qua góc nhìn của lịch sử triết học”, Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Ngọc Vĩnh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1994; "Đề cương bài giảng lịch sử triết học Ấn Độ" của Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh, Huế 10-2000; Gần đây có đề tài nghiên cứu cấp trường "Tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân Huế" của nhóm tác giả Trịnh Thị Liên, Lưu Thị Mai Thanh, Trương Thị Hồng Vân, Huế 4-2001; Cùng với rất nhiều bài báo và phóng sự khác... Những tác phẩm này vẽ nên những bức tranh chung của triết học Ấn Độ, đặc biệt là triết lý Phật giáo. Trong đó các tác giả đều giành một phần trong công trình của mình để phân tích, đánh giá về tư tưởng giải thoát trong triết học-tôn giáo Ấn Độ.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những tài liệu đã có, tác giả chỉ muốn tiếp cận nó ở một khía cạnh cụ thể hơn, nhằm muốn tổng hợp đưa tới cho những ai quan tâm về tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ về mấy điểm khác nhau của nó, để góp phần trang bị cho hành trang tri thức của tác giả và của bạn ngày càng phong phú hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: tiếp thu và chọn lọc những tinh hoa của triết học Ấn Độ cổ-trung đại, góp phần vào việc gìn giữ, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong sự giao lưu văn hóa sâu rộng và đa dạng với thế giới hiện nay; Không chỉ tìm hiểu, học hỏi những nét tinh túy độc đáo có một không hai của nhân loại, mà còn chính là mài sắc tư duy, vươn tới đỉnh cao của tư duy khoa học, bởi chúng ta muốn hoàn thiện tư duy lý luận thì "không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước"[13; 487]; "Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học Ấn Độ cổ-trung đại “ cũng nhằm góp phần làm cho chúng ta hiểu sâu hơn về đất nước và con người Việt Nam, bởi văn hóa Ấn Độ đã là một thành tố góp tạo nên nền văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là: khái lược về lịch sử triết học Ấn Độ cổ-trung đại; Chỉ ra được sự khác nhau giữa các tư tưởng giải thoát của các trường phái triết học Ấn Độ cổ-trung đại. Nhiệm vụ phân biệt sự khác nhau này chỉ thực hiện được chính xác khi hiểu đúng nguyên lý "đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập"; Chỉ ra được sự ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát của triết học Ấn Độ cổ-trung đại (giải thoát luận của Phật giáo) trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top