cobehayquay246

New Member
Luận văn: Phân tích xu thế quá trình vận chuyển trầm tích và biến đổi đường bờ, đáy khu vực cửa sông Đáy bằng mô hình Mike : Luận văn ThS. Hải dương học: 60 44 97

Luận văn ThS. Hải dương học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát về khu vực cửa sông Đáy: Điều kiện tự nhiên; Hiện trạng bồi lắng và xói lở; Cảng trên sông Đáy và kế hoạch nạo vét luồng. Tổng quan về quá trình động lực và vận chuyển bùn cát vùng bờ, các yếu tố ảnh hưởng đến xói lở, bồi tụ và diễn biến đường bờ, các phương pháp nghiên cứu về thủy động lực, vận chuyển bùn cát, dịch chuyển đường bờ. Trình bày cơ sở lý thuyết các mô hình thủy thạch động lực: Mô hình MIKE 11; Mô hình MIKE 21; Mô hình LITPACK. Đánh giá và tính toán các quá trình vận chuyển trầm tích , bồi tụ, xói lở ở khu vực cửa sông Đáy

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................... 3
1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 3
1.1.1. Địa hình, địa chất địa mạo........................................................................... 3
1.1.2. Chế độ khí hậu ............................................................................................ 3
1.1.2.1. Bức xạ nhiệt.......................................................................................... 3
1.1.2.2. Lƣợng mƣa ........................................................................................... 4
1.1.2.3. Gió ven biển.......................................................................................... 4
1.1.3. Chế độ thủy văn .......................................................................................... 5
1.1.4. Chế độ hải văn ............................................................................................ 6
1.1.4.1. Sóng, thủy triều và xâm nhập mặn ........................................................ 6
1.1.4.2. Dòng chảy vùng cửa sông, ven biển ...................................................... 7
1.2. Hiện trạng bồi lắng và xói lở............................................................................. 7
1.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1989 ........................................................................... 8
1.2.2. Giai đoạn 1989-1995................................................................................... 8
1.2.3. Giai đoạn 1995-nay..................................................................................... 8
1.3. Cảng trên sông Đáy và kế hoạch nạo vét luồng ............................................... 11
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 14
2.1. Tổng quan về quá trình động lực và vận chuyển bùn cát vùng bờ.................... 14
2.1.1. Sóng.......................................................................................................... 15
2.1.2. Dòng chảy................................................................................................. 16
2.1.3. Vận chuyển bùn cát vùng ven bờ............................................................... 17
2.2. Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến xói lở, bồi tụ và diễn biến đường bờ...... 20
2.3. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu về thủy động lực, vận chuyển bùn
cát, dịch chuyển đường bờ...................................................................................... 22
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra cơ bản ..................................................................... 23
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích ảnh viễn thám và GIS. .......................................... 24
2.3.3. Phƣơng pháp phóng xạ hạt nhân................................................................ 26
2.3.4. Phƣơng pháp mô hình vật lý...................................................................... 27
2.3.5. Phƣơng pháp mô hình toán........................................................................ 27
2.4. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................................. 31
2.5 Cơ sở lý thuyết các mô hình thủy thạch động lực.............................................. 34
2.5.1. Mô hình MIKE 11..................................................................................... 34
2.5.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................. 34
2.5.1.2. Mô đun HD......................................................................................... 34
2.5.1.3. Mô đun AD......................................................................................... 38
2.5.2. Mô hình MIKE 21..................................................................................... 39

2.5.2.1. Mô hình tính sóng MIKE 21 SW......................................................... 39
2.5.2.2. Mô hình tính thủy lực Mike 21FM HD................................................ 41
2.5.2.3. Mô hình tính vận chuyển trầm tích MIKE 21 ST................................. 44
2.5.3. Mô hình LITPACK ................................................................................... 46
2.5.3.1. Khái quát về mô hình Litpack ............................................................. 46
2.5.3.2. Các mô đun trong Litpack ................................................................... 47
CHƢƠNG 3. TÍNH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH VÀ
BỒI TỤ, XÓI LỞ ...................................................................................................... 50
3.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 50
3.2. Xây dựng bộ số liệu cơ sở cho mô hình............................................................ 51
3.2.1. Địa hình, miền tính, lƣới tính .................................................................... 51
3.2.2. Điều kiện biên........................................................................................... 52
3.2.3. Các thông số khác ..................................................................................... 52
3.3. Hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình................................................................ 53
3.3.1. Mô hình MIKE 11..................................................................................... 53
3.3.2. Mô hình tính sóng MIKE 21 SW............................................................... 54
3.3.3. Mô hình thủy lực MIKE 21 FM................................................................. 55
3.4. Các kết quả trong nghiên cứu.......................................................................... 57
3.4.1. Phân tích xu thế vận chuyển trầm tích ....................................................... 57
3.4.1.1. Mô phỏng thủy lực.............................................................................. 58
3.4.1.2. Mô phỏng phân bố trầm tích ............................................................... 60
3.4.1.3. Nhận xét ............................................................................................. 64
3.4.2. Tính toán xu thế biến động bùn cát dài hạn có xét đến dâng cao mực nƣớc
biển và mô hình hóa quá trình phát triển cửa Đáy ............................................... 66
3.4.2.1. Kịch bản nƣớc biển dâng cho khu vực cửa Đáy................................... 66
3.4.2.2. Cập nhật mực nƣớc biển dâng trong mô hình ...................................... 67
3.4.2.3. Lƣu lƣợng dòng chảy sông.................................................................. 68
3.4.2.4. Kết quả ............................................................................................... 69
3.4.3. Tính toán biến đổi đƣờng bờ có xét đến dâng cao mực nƣớc biển do biến
đổi khí hậu .......................................................................................................... 75
3.4.3.1. Điều kiện tính toán.............................................................................. 75
3.4.3.2. Bộ thông số đầu vào............................................................................ 75
3.4.3.3. Kết quả tính toán................................................................................. 79
KẾT LUẬN............................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 84
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
toàn cầu, thiên tai ngày một gia tăng, đặc biệt là bão, kèm theo lũ lụt và nƣớc dâng
do bão. Các thiên tai này, đã đang và sẽ gây ra những thiệt hại lớn về ngƣời và của.
Vì vậy, vấn đề tính toán và dự báo các quá trình thủy động lực cũng nhƣ biến đổi
đƣờng bờ và địa hình đáy có thể xảy ra cho từng khu vực là một trong những biện
pháp tích cực nhằm phòng tránh, đề ra những giải pháp cần thiết để giảm tối thiểu
thiệt hại.
Sông Hồng là con sông lớn nhất của miền bắc Việt Nam, hằng năm đã mang
phù sa làm giàu thêm cho đồng bằng sông Hồng. Các con sông của hệ thống sông
Hồng đƣa bùn cát ra biển qua các cửa sông trong đó phải kể đến là 3 sông lớn: Sông
Hồng chảy qua cửa Ba Lạt, sông Ninh Cơ và sông Đáy. Quá trình tƣơng tác giữa
động lực sông – biển gây ra quá trình bồi tụ, lắng đọng và xói lở vùng ven biển.
Khu vực cửa sông Đáy thuộc tỉnh Ninh Bình đang có những thay đổi đáng kể về
quá trình bồi tụ và lắng đọng trầm tích. Ở đây mức độ bồi tụ đang diễn ra rất mạnh.
Bồi tụ ven bờ và quá trình lấn biển làm tăng thêm diện tích đất tự nhiên nhƣng cũng
có ảnh hƣởng nhất định đến chế độ động lực và khả năng thoát lũ ở các sông. Bên
cạnh đó, hiện tƣợng nƣớc biển dâng đã và đang ảnh hƣởng sâu sắc tới Việt Nam nói
chung và tỉnh ven biển Ninh Bình nói riêng. Nƣớc biển dâng có thể dẫn đến những
hậu quả rất lớn đối với sinh kế và sự thịnh vƣợng của cƣ dân ở những vùng này.
Những vùng đất có giá trị cao có thể sẽ bị mất. Các đầm tôm, cua có thể bị di dời và
các ngƣ trƣờng ven biển có thể biến mất. Những vùng không ngập mặn thƣờng
xuyên ở khu vực lận cận có thể bị ảnh hƣởng và không còn phù hợp cho sản xuất
nông nghiệp. Sự đa dạng của các hệ động thực vật ven biển tại khu vực cửa sông
ven biển có thể bị suy giảm. Rừng ngập mặn –hệ sinh thái quan trọng ở vùng cửa
sông, ven biển - có thể bị giảm về quy mô hay hoàn toàn biến mất, v.v.
Hiện nay, phƣơng pháp mô hình toán đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trƣờng. Đây là
phƣơng pháp hiện đại, phát triển mạnh trong mấy chục năm trở lại đây ở nƣớc ta
cũng nhƣ trên thế giới. Việc áp dụng phƣơng pháp này đòi hỏi kiến thức liên ngành
của nhiều chuyên gia và phải qua nhiều bƣớc nhƣ lựa chọn, xây dựng mô hình, hiệu
chỉnh xác định thông số của mô hình và cuối cùng là ứng dụng mô hình để đánh giá,
dự báo. Các mô hình toán ngày càng chứng tỏ là một công cụ mạnh và đắc lực bởi
khả năng cho kết quả tính toán nhanh, giá thành rẻ, phạm vi ứng dụng rộng, dễ dàng
thay đổi các kịch bản bài toán, nhất là trong việc tính toán, mô phỏng các hệ thống
lớn. Ở Việt Nam, mô hình số trị đã và đang đƣợc áp dụng rộng rãi trong thực tiễn
nghiên cứu và tính toán dự báo thủy động lực và môi trƣờng biển, trong đó có tính
toán vận chuyển bùn cát và biến động đƣờng bờ.
Trong nghiên cứu này, đã sử dụng bộ mô hình MIKE của viện thủy lực Đan
Mạch để mô phỏng, đánh giá và dự báo chế độ thủy động lực cũng nhƣ xói lở, bồi
tụ và quá trình biến đổi đƣờng bờ tại khu vực cửa sông Đáy thuộc tỉnh Ninh Bình.
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Địa hình, địa chất địa mạo
Về mặt địa hình, khu vực ven biển Cửa Đáy tƣơng đối bằng phẳng, hơi
nghiêng về phía biển, độ dốc nhỏ, dao động từ 0,04 đến 0,05 m/km. Độ cao trung
bình vùng ven biển khu vực nghiên cứu dao động từ 0 đến 2 m. Với các hệ thống đê
quai lấn biển đã làm nên các khu vực có địa hình tƣơng đối thấp.
Về mặt địa chất - địa mạo, khu vực Cửa Đáy nằm trong khu vực đồng bằng
Sông Hồng (ĐBSH) nên các đặc tính địa chất địa mạo mang đặc tính chung của khu
vực đồng bằng Sông Hồng, toàn bộ khu vực nằm trên đới sụt lún thuộc trũng Sông
Hồng, có các đứt gẫy kiến tạo quan trọng chi phối là các đứt gẫy sông Hồng, sông
Chảy, sông Lô và các đứt gẫy nhỏ hơn nhƣ Vĩnh Ninh, Thái Bình. Quá trình sụt lún
ở châu thổ đƣợc bù đắp bởi lƣợng phù sa dồi dào. Tốc độ sụt lún trong Đệ tứ đƣợc
xác định là 0,12 mm/năm ở vùng đông bắc và 0,06 mm/năm ở rìa tây nam. Trong
đới cấu trúc võng sụt lún, các móng đá gốc thể hiện rất ít trên bề mặt đồng bằng
(dạng đồi núi sót), hầu hết bị chôn vùi dƣới lớp phủ của các lớp trầm tích từ Neogen
đến Đệ tứ. Lớp trầm tích Holocen rất đa dạng về thành phần và nguồn gốc; trầm
tích Holocen thƣợng (Q23) có tuổi trẻ nhất (cách đây 3000 năm) phân bố rộng rãi ở
ĐBSH, bao gồm cát, bột, bột sét, bùn sét. Sau Holocen muộn là giai đoạn phát triển
châu thổ hiện đại, chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các hoạt động của con ngƣời, trong đó
có việc đắp đê ngăn lũ đã làm mất mối trao đổi phù sa giữa sông và đồng bằng, làm
cho bề mặt ĐBSH vốn chƣa đƣợc bồi đầy lại có thêm nhiều ô trũng.
1.1.2. Chế độ khí hậu
Khu vực cửa Đáy chịu ảnh hƣởng của hai hệ thống gió mùa đông bắc và gió
mùa tây nam có tính chất đối ngƣợc nhau.
1.1.2.1. Bức xạ nhiệt
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lƣợng
bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 Kcal/cm2 và có số giờ nắng
thuộc loại trung bình, đạt khoảng 1600 - 1750 giờ/năm, trong đó tháng VII có số giờ
nắng nhiều nhất đạt 200 - 230 giờ/tháng và tháng II, III có số giờ nắng ít nhất
khoảng 25 - 45 giờ/ tháng. Chế độ nắng cũng giống nhƣ chế độ nhiệt, nó ảnh hƣởng
đến tốc độ và dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ và nồng độ ôxy hoà tan trong
nƣớc. Nhiệt độ không khí trung bình: 22,2 - 23,60 C; tháng 7 có nhiệt độ cao nhất
(28,2 - 29,40 C) và tháng 1 thấp nhất (14,7 - 16,80 C).
1.1.2.2. Lượng mưa
Lƣợng mƣa hàng năm dao động từ 1520 đến 1850 mm. Mùa mƣa bắt đầu từ
cuối tháng IV và kết thúc vào tháng X, chiếm 82¸90% lƣợng mƣa cả năm. Mƣa lớn
tập trung vào hai tháng VII-VIII. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất đạt tới 350¸500 mm.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
XTBNN (mm)
Hình 1.1. Biểu đồ phân phối lượng mưa năm trạm Văn Lý
1.1.2.3. Gió ven biển
Mùa đông gió có hƣớng thịnh hành là đông bắc, tần suất đạt 60 - 70%. Mùa
hè các tháng V, VI, VII hƣớng gió ổn định, thịnh hành là đông và đông nam, tần
suất đạt khoảng 60 - 70%. Tháng VIII hƣớng gió phân tán, hƣớng thịnh hành nhất
cũng chỉ đạt tần suất 20 - 25%. Các tháng chuyển tiếp hƣớng gió không ổn định, tần
suất mỗi hƣớng thay đổi trung bình từ 10 - 15%. Tốc độ gió trung bình thay đổi từ 3
- 4,5 m/s, tốc độ gió lớn nhất đạt 30 - 40 m/s (thƣờng là trong dông hay bão).
dòng chảy nƣớc sông dao động khoảng 0,2-0,4 m/s. Trong mùa mƣa, dòng chảy
sông ngòi lấn át dòng triều nên chỉ có một hƣớng chảy từ sông ra biển.
1.1.4. Chế độ hải văn
1.1.4.1. Sóng, thủy triều và xâm nhập mặn
Vào mùa đông (từ tháng XI - III năm sau), hƣớng sóng chính ngoài khơi là
hƣớng Đông Bắc với tần suất 51,7%. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng bởi địa hình có
hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, vùng ven bờ khu vực cửa Đáy thịnh hành sóng hƣớng
sóng Đông và Đông Nam. Vào mùa hè (từ tháng VI - IX), hƣớng sóng nam thịnh
hành ngoài khơi chiếm 37,60% và vùng ven biển là các hƣớng sóng Đông Nam
chiếm 24% và Nam chiếm 20%. Về mặt độ lớn, sóng trong mùa hè có độ cao lớn
hơn trong mùa đông, do chịu ảnh hƣởng mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới. Độ cao
sóng ven bờ lớn nhất tới 4-5 m và ở ngoài khơi là 9-10 m.
Bảng 1.3. Độ cao trung bình h(m) hàng trên, độ cao H1% hàng dưới, chu kỳ
trung bình  (s) của sóng và tốc độ gió V(m/s) tại trạm Văn Lý (20007’N;106018’E).
Các đặc
trƣng
Tháng trong năm
X-I II-IV V-VII VIII-X Năm
Suất
đảm bảo
chế độ
H1%
h
 V
H1%
h
 V
H1%
h
 V
H1%
h
 V
H1%
h
 V
50
năm
0.4 3.0 3.5 0.4 3.0 3.5 0.5 3.5 4.0 0.5 3.5 4.0 0.5 3.5 4.0
0.8 0.8 1.0 1.0 1.0
20
năm
0.5 3.5 5.5 0.6 3.5 5.5 0.8 4.0 6.0 0.7 4.0 6.0 0.7 4.0 7.0
1 1.2 1.6 1.4 1.4
5
năm
0.8 4.0 7.5 0.9 4.0 7.5 1.1 4.4 9.0 1.1 4.4 9.0 1.0 4.4 10.0
1.7 1.8 2.2 2.2 2.2
1
năm
1.0 4.3 10 1.1 4.4 10.5 1.5 5.5 12.0 1.5 5.5 13.0 1.5 5.5 14.5
2.1 2.3 3.0 3.0 3.0
Nguồn: Sổ tay tra cứu các đặc trưng KTTV vùng thềm lục địa Việt Nam (2000)
Chế độ triều: Khu vực cửa Đáy là khu vực có chế độ nhật triều đều điển hình
với 1 lần nƣớc lên và 1 lần nƣớc xuống trong ngày với biên độ triều dao động khá

lớn, từ 1,0 - 2,0 m. Với độ lớn nhƣ vậy, vào thời kỳ triều cƣờng, thủy triều gây ảnh
hƣởng lớn đến khả năng tiêu thoát nƣớc thải, thoát lũ, tiêu úng của của sông.
Xâm nhập mặn: trong mùa cạn, do lƣợng nƣớc trong sông đã giảm nhiều nên
khi triều lên, xuất hiện hiện tƣợng nƣớc chảy ngƣợc từ biển vào trong sông, mang
theo nƣớc mặn, càng vào sâu trong sông độ mặn càng giảm.
1.1.4.2. Dòng chảy vùng cửa sông, ven biển
Dòng chảy tại khu vực này chịu chi phối bởi các thành phần tuần hoàn và phi
tuần hoàn. Thành phần tuần hoàn bao gồm các loại dòng phát sinh do sóng thuỷ
triều sinh ra, nhƣ dòng nhật triều, dòng bán nhật triều. Thành phần phi tuần hoàn
gồm các thành phần hình thành do lũ trong sông, dòng dƣ sinh ra từ sóng, dòng sinh
ra do gió thổi trên bề mặt.
Vào mùa đông, dòng chảy tổng cộng ở vùng này chủ yếu là do sự đóng góp
của dòng chảy gió và dòng triều. Vì vậy về mùa đông, dòng chảy ở vùng xem xét
thƣờng có hƣớng dọc theo bờ, đó là hƣớng chủ đạo. Từ tháng XII đến tháng I, tại
khu vực, xuất hiện chế độ dòng chảy ngƣợc chiều nhau. Ở vùng biển thoáng, dòng
chảy có hƣớng bắc, trong khi đó tại ven bờ, tồn tại dòng ven có hƣớng từ bắc xuống
nam do ảnh hƣởng của chế độ gió mùa đông bắc. Tốc độ dòng chảy tổng cộng
thƣờng không lớn, vào khoảng 20-40cm/s.
Vào mùa hè, bức tranh dòng chảy khác với mùa đông. Tốc độ dòng chảy
vùng ngoài khơi và ven bờ chỉ khoảng 20-30cm/s. Tốc độ dòng chảy trong cửa sông
cao hơn, đạt tới gần 100cm/s, thậm chí cao hơn trong thời kỳ mùa lũ do ảnh hƣởng
mạnh bởi dòng chảy trong sông.
1.2. Hiện trạng bồi lắng và xói lở
Vùng cửa Đáy có xu hƣớng bồi tụ mạnh nhờ có nguồn bồi tích rất dồi dào từ
hệ thống sông Hồng và cửa sông nằm ở vùng bờ biển lõm, tránh đƣợc các hƣớng
sóng chính có tác động mạnh.
Khu vực cửa Đáy mặc dù có khối lƣợng bùn cát đƣa ra biển rất lớn nhƣng
không tạo thành kiểu bồi tụ lấp đầy nối cồn nhƣ cửa Ba Lạt, Trà Lý hay Lạch Giang
lý do cơ bản là hƣớng dòng chảy sông có hƣớng nam còn hƣớng đƣờng bờ có
- So sánh các hình từ 3.29 tới 3.36 với nhau cho ta thấy: địa hình khu vực
nghiên cứu có xu thế bồi tụ mạnh trong 15 năm đầu tiên tính toán, quá trình
bồi tụ mạnh làm bồi lấp luồng vào cửa Đáy. Hậu quả của nó làm thay đổi dòng
chảy. Sau khoảng thời gian 15 năm đã bồi lấp mất luồng vào cửa Đáy, không
còn dòng chảy từ cửa sông đƣa ra. Trong khoảng thời gian sau 15 năm chỉ
biến đổi địa hình tại các khu vực đáy ở vùng ngoài.
- Nhìn vào các hình từ 3.29 tới 3.36 có thể nhận thấy các khu vực có biến động
phát triển nhất là: khu vực luồng vào cửa Đáy và khu vực ngoài của cửa Ninh Cơ.
Mức độ biến động lên tới trên 10m.
- Ngoài ra, khu vực luôn luôn đƣợc tiếp nhận hàng năm lƣợng bùn cát rất lớn từ
sông Đáy đƣa ra và từ phía bắc đƣa xuống. Lƣợng bùn cát từ phía bắc đƣợc
cung cấp do sông Hồng, sông Ninh Cơ. Một phần lƣợng bùn cát này đƣợc đƣa
xuống khu vực cửa Đáy gây bồi lấp.
Khu vực cửa Đáy luôn luôn đƣợc tiếp nhận một lƣợng rất lớn bùn cát từ sông
Đáy đƣa ra và từ phía bắc đƣa xuống. Do đó, khu vực này có xu thế bồi lấp cửa
Đáy, trong khoảng thời gian ngắn nữa cửa Đáy sẽ bị lấp. Nhằm phòng tránh các khó
khăn do bồi lấp cửa Đáy gây ra cần có kế hoạch nạo vét cửa, mở rộng luồng
sông. Tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai dự án “Nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu
Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy để thoát lũ cho sông
Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình” để tránh sự cố do bồi lấp luồng vào cửa Đáy.
Quá trình tính toán đã cho thấy xu thế bồi tụ khu vực cửa Đáy, kết quả này
tƣơng đối chính xác với các nghiên cứu gần đây về khu vực này. Tuy nhiên, cần có
những căn cứ khoa học hơn nữa ví dụ nhƣ kiểm nghiệm mô hình tính lan truyền bùn
cát (MIKE 21 ST) để có thể đƣa ra thời gian bồi lấp mất cửa Đáy. Đây cũng là lý do
tại sao mà cửa Đáy thƣờng xuyên phải nạo vét để có thể lƣu thông hàng hải bình
thƣờng và hàng năm có nhiều diện tích đất đƣợc bồi tụ.
Ngoài ra, qua nghiên cứu này cho thấy mức độ cấp thiết của các số liệu đo
đạc về sóng, dòng chảy, lƣu lƣợng để cho kết quả tốt hơn, phù hợp với thực tế hơn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D phân tích quá trình ra quyết định mua của bệnh viện bạch mai hà nội Marketing 3
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần M Kiến trúc, xây dựng 0
C Phân tích quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Trình bày tình hình cổ phần hóa m Công nghệ thông tin 0
M Ứng dụng phương pháp chỉ số vào quá trình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ thông tin 0
J Phân tích tác động của quá trènh toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản x Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế trang thiết bị đối với trang thiết bị làm Công nghệ thông tin 0
D chính sách xã hội phân tích quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện về BHYT ở việt nam Luận văn Kinh tế 0
R Quá trình phân tích phân cấp AHP cho trợ giúp quyết định và ứng dụng Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu trạm bù SVC trên lưới truyền tải 220 KV, phân tích sóng hài trong quá trình điều khiển du Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top