luubichtram1993

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn:Áp dụng kiểm toán chất thải và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG  KIỂM TOÁN CHẤT
THẢI. ..........................................................................................................................4
1.1.1. Kiểm toán môi trƣờng .......................................................................................4
1.1.2. Kiểm toán chất thải công nghiệp.......................................................................8
1.1.3. Áp dụng kiểm toán chất thải trên Thế giới và Việt Nam................................11
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN VIỆT NAM ............13
1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam..............................................13
1.2.2. Đặc thù sản xuất của ngành chế biến tinh bột sắn ..........................................15
1.2.3. Hiện trạng môi trƣờng ngành chế biến tinh bột sắn........................................23
1.2.4. Giới thiệu nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thƣớc.......................................27
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................29
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................29
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu .........................................................................29
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát, điều tra thực địa .........................................................29
2.2.3. Phƣơng pháp tính toán xây dựng cân bằng vật chất ......................................30
2.2.4. Tính toán, phân tích và đánh giá tổng hợp......................................................33
2.3. CƠ SỞ SỐ LIỆU.............................................................................................33
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................35
3.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
BÁ THƢỚC ..............................................................................................................35
3.1.1. Quy trình sản xuất tinh bột sắn .......................................................................35
3.1.2. Tiêu thụ nguyên nhiên liệu.............................................................................40
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI NHÀ MÁY........................................41
3.2.1. Nƣớc thải và môi trƣờng nƣớc ........................................................................41
3.2.2. Khí thải và môi trƣờng không khí...................................................................45
3.2.3. Chất thải rắn ....................................................................................................48
3.3. XÁC ĐỊNH TRỌNG TÂM KIỂM TOÁN .....................................................48
3.4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO TỪNG CÔNG
ĐOẠN SẢN XUẤT. .................................................................................................49
3.4.1. Các thông số ban đầu cho tính toán ................................................................49
3.4.2. Tính toán vật chất cho từng công đoạn ...........................................................50
3.4.3. Đánh giá cân bằng vật chất .............................................................................61
3.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THẤT TÀI NGUYÊN
VÀ GIA TĂNG CHẤT THẢI VÀ CÁC HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NỘI VI.64
3.6. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƢƠNG ÁN GIẢM THIỂU/XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN..............66
3.6.1. Biện pháp quản lý và xử lý nƣớc thải .............................................................67
3.5.2. Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn.........................................................72
3.5.3. Biện pháp quản lý và xử lý khí thải ................................................................72
3.5.4. Đề xuất cơ hội cải thiện sản xuất ....................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................82
PHỤ LỤC..................................................................................................................87MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới, sắn là cây lƣơng thực đứng hàng
thứ ba sau lúa và ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lƣơng thực,
thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn
là nguồn thu nhập quan trọng của ngƣời nông dân tại nhiều địa phƣơng do sắn dễ
trồng, ít kén đất, ít đầu tƣ, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn đƣợc
trồng nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên.
Theo số liệu của tổng cục Hải quan, tổng diện tích trồng sắn của cả nƣớc năm 2013
đạt 560.000 ha với tổng sản lƣợng củ sắn tƣơi đạt khoảng 9,5 triệu tấn, các sản
phẩm từ sắn đƣợc xuất khẩu bao gồm tinh bột sắn, sắn lát và cồn chế biến từ sắn.
Với hơn 100 nhà máy công xuất lớn và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công, công
nghiệp chế biến tinh bột sắn cho sản lƣợng tinh bột trên 1 triệu tấn/ năm. Sắn và sản
phẩm từ sắn là mặt hàng xuất khẩu tăng trƣởng nóng trong những năm qua khi mà
nhu cầu nhập khẩu sắn từ các thị trƣờng Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nƣớc
khác đang tăng mạnh. Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu sắn và các
sản phẩm từ sắn, sau Thái Lan. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế thì các
doanh nghiệp trong ngành cũng đang phải đối mặt với vấn đề chất thải của ngành
gây ra ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng do không đƣợc xử lý và quản lý
hiệu quả.
Với yêu cầu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng trƣớc khi thải ra môi
trƣờng, một bài toán đặt ra cho các nhà quản lý và nhà môi trƣờng là lựa chọn sử
dụng biện pháp nào vừa hiệu quả về kinh tế, nhƣng ít gây tác động tiêu cực đến môi
trƣờng. Do vậy, với chức năng đánh giá, xác định nguồn thải, đặc tính chất thải,
kiểm toán chất thải công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra cơ sở cho
việc xây dựng và vận hành hiệu quả các hệ thống sau khi đã giảm thiểu tối đa lƣợng
chất thải.
Xuất phát từ những lợi ích và hiệu quả của công cụ kiểm toán chất thải mang
lại đối với ngành công nghiệp, đƣợc triển khai áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc phát
triển trên thế giới trong hệ thống quản lý môi trƣờng nội bộ ở các công ty. Đề tài
“Áp dụng kiểm toán chất thải và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa” đƣợc tiến hành với mục đích áp dụng công cụ kiểm toán vào việc
giảm thiểu chất thải tại nhà máy nhằm xác định những nguyên nhân tổn thất nƣớc,
nguyên liệu để từ đó đƣa ra những phƣơng án chống thất thoát nguyên nhiên liệu,
giảm thiểu chất thải, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, đồng thời cải thiện chất
lƣợng môi trƣờng cho nhà máy và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Cơ sở đƣợc lựa chọn để kiểm toán trong đề tài là Nhà máy chế biến tinh bột
sắn Bá Thƣớc – một cơ sở sản xuất tinh bột sắn quy mô lớn đặt tại huyện Bá Thƣớc,
tỉnh Thanh Hóa. Việc lựa chọn này xuất phát từ những lý do sau:
- Là cơ sở sản xuất tinh bột sắn lớn nhất tại Thanh Hóa, thiết bị kỹ thuật điển
hình cho các cơ sở sản xuất cỡ lớn.
- Cơ sở hoạt động kinh doanh tốt, có nhiều tiềm năng phát triển trong tƣơng lai.
- Sự hợp tác của nhà máy cho công việc kiểm toán – đây là yếu tố quan trọng
trong quá trình thực hiện việc kiểm toán chất thải tại nhà máy.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tính toán đƣợc cân bằng nƣớc và cân bằng vật liệu đối với quy trình chế
biến tinh bột sắn từ củ sắn tƣơi tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thƣớc.
- Xác định đƣợc các công đoạn, các khâu gây lãng phí nƣớc, nguyên vật liệu
và phân tích đƣợc các nguyên nhân gây lãng phí; phát sinh các nguồn ô nhiễm môi
trƣờng, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất tại nhà máy.
3. Nhiệm vụ
- Khảo sát, phân tích hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trƣờng tại nhà máy.
- Tính toán cân bằng vật liệu và nƣớc cho quá trình sản xuất của nhà máy.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý chất thải và nƣớc thải của nhà máy.
- Đề xuất đƣợc các biện pháp giảm thiểu tác nhân ô nhiễm và tăng cƣờng
hiệu quả sử dụng tài nguyên cho nhà máy.
- Đánh giá sơ bộ chi phí hiệu quả của các giải pháp đề xuất.

4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 3 Chƣơng và trình bày theo bố cục sau:
- Chƣơng 1 – Tổng quan tài liệu
- Chƣơng 2 – Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận


CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG  KIỂM TOÁN
CHẤT THẢI.
1.1.1. Kiểm toán môi trƣờng [1]
a. Khái niệm
Kiểm toán môi trƣờng (KTMT) là một khái niệm tƣơng đối mới tại Việt
Nam, tuy nhiên đƣợc chú ý nhiều trong những năm gần đây khi mà mối quan tâm
đến môi trƣờng của xã hội ngày càng gia tăng và các vấn đề môi trƣờng trở thành
sức ép với các doanh nghiệp. KTMT ra đời vào những năm 70 ở các nƣớc Bắc Mỹ
và hoạt động này thực sự đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp
sản xuất lớn vào cuối những năm 80 tại các nƣớc công nghiệp phát triển.
Kiểm toán môi trƣờng (environmental auditing) là thuật ngữ bắt nguồn từ kế
toán tài chính nhằm chỉ khái niệm về phép kiểm chứng các hoạt động tác nghiệp và
xác nhận số liệu. Nói một cách tổng quát, kiểm toán môi trƣờng là một cuộc tiến
hành kiểm tra một vài khía cạnh trong quản lý môi trƣờng.
Năm 1988, Viện thƣơng mại quốc tế ICC đã đƣa ra định nghĩa về KTMT
nhƣ sau: “Kiểm toán môi trƣờng là một công cụ quản lý bao gồm ghi chép một cách
có hệ thống và có chu kỳ đánh giá một cách khách quan sự tổ chức quản lý môi
trƣờng và sự vận hành các thiết bị các nhà máy, các cơ sở vật chất với mục đích
quản lý môi trƣờng bằng việc: trợ giúp quản lý, kiểm soát các hoạt động và đánh giá
sự tuân thủ các chính sách của các công ty, bao gồm sự tuân theo các tiêu chuẩn
môi trƣờng, quy chế quy định bắt buộc”.
Năm 1996, định nghĩa về Kiểm toán môi trƣờng đƣợc nêu ra trong phần 3.9
thuộc tiêu chuẩn ISO 14010 nhƣ sau: “Kiểm toán môi trƣờng là một quá trình thẩm
tra có hệ thống và đƣợc ghi thành văn bản bao gồm thu thập và đánh giá một cách
khách quan các bằng chứng nhằm xác định xem những hoạt động, sự kiện, điều
kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trƣờng hay các thông tin về các vấn đề có
phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán hay không và đƣa thông tin về những kết quả
của quá trình này cho khách hàng”.

Định nghĩa nêu trên có thể đƣợc xem là đầy đủ nhất và cụ thể nhất vì nó đã
đƣợc xem xét, tổng hợp và sửa đổi từ những khái niệm do các tổ chức khác nhau
trên thế giới đƣa ra. Từ định nghĩa trên có thể rút ra những khái niệm mấu chốt của
kiểm toán môi trƣờng:
- Là quá trình kiểm tra có hệ thống và đƣợc ghi thành văn bản.
- Khách quan.
- Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
- Xác định vấn đề xem xét có phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán hay không.
- Thông tin các kết quả kiểm toán cho khách hàng.
Kiểm toán môi trƣờng chủ yếu dựa trên việc tƣ liệu hóa các số liệu sẵn có
của cơ sở, phân tích thống kê, rà soát lại các tài liệu chứ không chú trọng nhiều đến
việc lấy mẫu. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp cần thiết phải tiến hành kiểm tra
độ chính xác của số liệu hay bổ sung số liệu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Đối tƣợng chính chiếm số liệu nhiều nhất của KTMT là các cơ sở sản xuất
công nghiệp đang hoạt động hay các công ty có chức năng vừa sản xuất vừa kinh
doanh. Các đối tƣợng này rất đa dạng nhƣ: các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp,
bất động sản, tài nguyên thiên nhiên, bệnh viện, trƣờng học, các cơ quan ban hành
chính sách, các vấn đề sức khỏe và an toàn lao động, năng lƣợng, lò mổ gia súc…
Đặc biệt, KTMT có thể đƣợc áp dụng ở bất cứ giai đoạn nào của một quá trình sản
xuất của một cơ sở sản xuất (nhƣ một phân xƣởng của một nhà máy).
Kiểm toán môi trƣờng cho phép chỉ ra tình trạng môi trƣờng trƣớc kia và
hiện tại. Hoạt động này đƣợc xem là một công cụ giúp các nhà quản lý nhận thức rõ
những vấn đề môi trƣờng đang xảy ra tại những nơi cần quan tâm. Trên cơ sở đó đề
ra những biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng một cách có hiệu
quả hơn.
b. Các loại hình kiểm toán và các dạng kiểm toán môi trƣờng
 Các loại hình kiểm toán
Có hai hình thức tiến hành kiểm toán môi trƣờng: kiểm toán nội bộ và kiểm
toán từ bên ngoài.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

danthuongbn

New Member
Re: [Free] Áp dụng kiểm toán chất thải và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Link download này đã hỏng, mong các mod có thể up lại link mới ạ.
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Áp dụng kiểm toán chất thải và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Áp dụng quy trình phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C Luận văn Kinh tế 2
K thực tập áp dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tài chính do công ty tnhh ki Luận văn Kinh tế 0
H Áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá thực trạng áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm Toán Mỹ (AA) Luận văn Kinh tế 0
J Nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong các đơn vị đăng kiểm phươn Kinh tế quốc tế 0
N Áp dụng kiểm toán chất thải tại phân xưởng nhuộm Công ty Dệt may Trung Thu, Thành phố Hà Nội Môn đại cương 2
T Áp dụng mô hình Mike 11 mô phỏng chất lượng nước và đề xuất một số giải pháp quản lý, kiểm soát ô nh Khoa học Tự nhiên 3
J Phương pháp tạo giả định tối thiểu áp dụng để kiểm chứng phần mềm hướng thành phẩm Công nghệ thông tin 0
Y Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam Luận văn Luật 2
S Pháp luật về kiểm tra sau thông quan, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn áp dụng của Hải quan Việt Nam : Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top