littledream77

New Member

Download miễn phí Đề tài Nguồn vốn kinh doanh và vấn đề tao lập vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I: NGUỒN VỐN VÀ VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

* Vài nét về NHTM Việt Nam hiện nay

* Tầm quan trọng của nguồn vốn và vấn đề đòi hỏi về vốn ng ân hàng

I. Bàn về nguồn vốn của NHTM Việt Nam .

1.Thực trạng huy động vốn trong những năm qua

2. Các hình thức huy động tiền gửi của NHTM

a. Các hình thức huy động tiền gửi của dân cư

b. Các hình thức huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế

3. Hình thành và phát triển một số hình thức huy động vốn

II. Nguồn vốn hình thành để cho vay trung và dài hạn của NHTM

1. Đối với nguồn vốn tự có của NHTMVN

2. Vốn vay huy động

3. Nguồn vốn từ bộ tài chính chuyển sang

4. Vốn nước ngoài

PHẦN II. HAI MẶT CỦA VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC VÀ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI .

PHẦN III. BIỆN PHÁP

1. Góp phần làm rõ nguyên nhân thừa vốn trong các NHTM hiện nay

2. Kinh nghiệm vượt qua khó khăn của một chi nhánh NHTM

3. NHTM với biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động

3.1 Luôn có cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt

3.2 Đa dạng kỳ hạn tiền gửi với nhiều mức lãi suất khác nhau

3.3 Đa dạng các hình thức lãnh lãi

3.4 Đảm bảo an toàn tiền gửi

3.5 Khuyến khích bằng các tiện ích vật chất

3.6 Trụ sở khang trang, phong cách giao dịch lịch thiệp.

3.7 Định kỳ quảng cáo và niêm yết công khai đầy đủ .

KẾT LUẬN

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đảm bảo kinh doanh có lãi .
Ví dụ : lãi xuất tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng theo quy định là 0.8%/ tháng, NH ký hợp đồng với đơn vị trả lãi suất từ 1-2%/tháng trong khi đó lãi suất cho vay bình quân là 2%/ tháng .
Tại chi nhánh NHCT Hải Phòng đến cuối 1992 số dư tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 65250 triệu đồng, trong đó chỉ có 5500 triệu đồng là số dư tiền gửi có kỳ hạn . Năm 1993 cân đối giữa đầu vào và đầu ra, NHCT Hải Phòng thực hiện biện pháp trên ký hợp đồng với một số đơn vị kinh tế . Đến cuối năm 1993 tổng số dư tiền gưỉ của các tổ chức kinh tế là 89100 triệu đồng trong đó số dư tiền gửi có kỳ hạn là 32600 triệu đồng và đến 31/3/1994 tổng số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên là 112650 triệu đồng, trong đó số dư tiền gửi có kỳ hạn là 49530 triệu đồng.
Biện pháp này chỉ áp dụng đối với các đơn vị kinh tế có doanh thu lớn và mang tính tạm thời trước mắt .
Cũng từ bảng tổng kết của NHTM Đà Nẵng ta thấy : nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tuy có tăng nhưng mức tăng trong gần 3 năm là chưa tương xứng và số tuyệt đối hiện có cũng không sao so với tiềm năng sẵn có . Nguyên nhân là hầu hết các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào vốn vay từ NH . Vốn tích luỹ chẳng được là bao và chỉ tập trung vào một số ít doanh nghiệp làm ăn có lãi như : Bưu điện, Điện lực... mặt khác, NHTM cũng chưa có phương sách hiệu quả hay việc triển khai các kế hoạch thu hút tiề gửi nhàn rỗi từ doanh nghiệp còn mang tính chiếu lệ, cầm chừng, chất lượng dịch vụ có cải thiện nhưng chưa đấp ứng được các yêu cầu thanh toán.
3.Hình thành và phát triển một số hình thức huy động vốn :
Như trên đã nêu, huy động vốn là một hoạt động chủ yếu của NHTM . Do đó cần có những hình thức thích hợp để huy động, chẳng hạn :
1. Công tác huy động vốn của NHTM phải luôn luôn sống động, phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể . Người “ bán vốn” là các tổ chức kinh tế và dân cư ( kể cả tổ chức và cá nhân nước ngoài ), người “ mua vốn” là các NHTM, cùng có lợi thông qua giá cả là lãi suất ngân hàng trả cho người bán .
2. Tiếp tục phát triển, mở rộng các loại tài khoản tiền gửi cổ truyền đã và đang thực hiện và mở rộng thêm các loại tiền gửi khác, bao gồm :
2.1. Tài khoản séc :
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, thủ tục như tiền gửi tiết kiệm . Thay việc cấp một quyển sổ gửi tiền, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một tập séc . Khi chi tiền, khách hàng xé một tờ trong tập séc và điền vào các khoảng trống , các chi tiết về số tiền và người thụ hưởng . Hình thức tiền gửi séc này có lợi cho người gửi nên sẽ hấp dẫn đối với họ vì :
Tài khoản này có thể chuyển đổi thành 100% tiền mặt bất cứ lúc nào
An toàn, không sợ mất cắp, mất trộm .
Muốn chi bao nhiều thì phát séc đúng với số tiền đó .
Thu được khoản tiền lãi
Có thể trả tiền bằng séc cho các nơi xa (chỉ cần viết thư kèm theo séc )
Nếu ngân hàng tăng cường quản lý tiền mặt thì có nhiều khoản chi buộc phải thanh toán bằng séc .
Do đó, mọi người dân và các doanh nghiệp đều mở tài khoản séc tại các ngân hàng và gửi hầu hết tiền mặt của mình vào đó . Vì vậy , ngân hàng sẽ thu được khối lượng vốn lớn mà trả lãi suất thấp
2.2. Tài khoản vãng lai : Đây cũng là một tài khoản séc dùng cho các tổ chức kinh tế nhưng nó khác với tài khoản séc ở chỗ ngân hàng và tổ chức kinh tế đồng ý thoả thuận với nhau về cách tính vãng lai của tài khoản . Tài khoản séc không có tính vãng lai, khách gưỉ tiền phải có số dư “ Có “ và chỉ được rút tiền trong phạm vi số dư đó . Nếu phát hành quá số dư đó là vi phạm về nguyên tắc quản lý, sẽ bị sử lý tuỳ theo mức độ vi phạm . Trong tài khoản vãng lai, tổ chức kinh tế có thể có số dư “Có” nhưng cũng có thể chi vượt quá số dư đó . Số vượt quá này được đôi bên ấn định đến một ngạch tối đa nào đó đôi bên đều có lợi : Thu được bao nhiêu tiền, tổ chức kinh tế đều nộp hết vào ngân hàng để giảm số tiền thiếu phải chịu lãi . Trong trường hợp cần tiền tổ chức kinh tế phát hành séc đến ngạch tối đa mà ngân hàng cho phép . Tài khoản vãng lai có hai đặc điểm chủ yếu là : Ngân hàng và đơn vị thoả thuận tính vãng lai, tài khoản có thể có số dư “ Có” , có thể có số dư “ Nợ “ . Số dư “ Nợ” được quy định đến một hạn ngạch tối đa, quá hạn ngạch này các séc của đơn vị sẽ coi là vi phạm phát hành quá số dư . Các khoản thu vào tài khoản vãng lai phải rõ ràng như : Tiền mặt, séc chứ không phải là hàng hoá, nhà cửa hay của cải khác .
Lãi suất trong tài khoản vãng lai gồm lãi suất mà đơn vị phải trả cho ngân hàng ( nếu tài khoản có số dư Nợ ) và lãi suất ngân hàng trả cho đơn vị ( nếu tài khoản có số dư Có ) . Như vậy, tài khoản vãng lai là một thủ tục vừa gửi tiền vừa vay tiền rất có lợi cho doanh nghiệp cũng như cho ngân hàng . Một NHTM chỉ cần có một số doanh nghiệp lớn ký tài khoản vãng lai cộng với việc huy động bằng các hình thức khác là có thể có đủ nguồn vốn để kinh doanh có lãi .
2.3. Để các tài khoản tiền gửi hoạt động nhanh chóng, tiện lợi cần đổi mới công nghệ ngân hàng, tiếp cận nhanh, mạnh với kinh tế hiện đại , từng bước quốc tế hoá hoạt động ngân hàng .
Công nghệ ngân hàng không chỉ máy móc đơn thuần mà trước tiên là cơ chế thanh toán trong nội bộ các ngân hàng giữa các chi nhánh trong một NHTM, giữa các NHTM và NHNN . Đồng thời sử dụng tin học để thực hiện quản lý mặt nghiệp vụ trong đó có quản lý kế toán và thanh toán . Bên cạnh đó, cách điều hành và sử dụng nguồn vốn như thế nào cũng có tác dụng mạnh đến việc tăng hay giảm nguồn vốn tùy các tài khoản tiền gửi .
Nguồn vốn hình thành để cho vay trung, dài hạn của NHTM:
Vốn để NHTM cho vay trung và dài hạn hiện nay hình thành từ một số nghành chủ yếu sau :
Từ vốn tự có của các NHTM, TCTD
từ vốn huy động của các thành phần kinh tế
Từ vốn của Bộ Tài Chính chuyển sang
Từ vốn nước ngoài
Đối với nguồn vốn tự có của NHTM :
Vốn tự có là một trong những nguồn hình thành để các NHTM cho vay trung và dài hạn . Đây là nguồn vốn ổn định và an toàn nhất nhưng lại quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của toàn bộ nền kinh tế .
Năm 1996, thống đốc NHNN đã quyết định nâng mức vốn pháp định của các NHTMQD là : NHN0& PTNT là 2200 tỷ đồng, các NHTMQD khác là 1000 tỷ . Trong nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Chính Phủ cũng đã xác định mức vốn này cho các NHQD, còn các NHTM cổ phần vốn pháp định cao nhất cũng chỉ ở mức 70 tỷ đồng . Như vậy so với nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế hiện nay thì vốn tự có của các NHTM chỉ cung ứng được khoảng 1% . Nhưng đây là con số danh nghĩa, thực tế tỉ lệ này thấp hơn nhiều vì cho đến nay các NHTMQD vẫn chưa được ngân sách cấp đủ vốn hoạt đọng như quy định và vốn tự có của các NH đâu phải chỉ tập trung cho toàn bộ trung và dài hạn mà còn phải đảm bảo các chức năng hoạt động khác của NH, trong đó riêng việc mua sắm tài sản cố định đã có thể chiếm tối đa mức cho phép là 50% mức vốn tự có .
C

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp liên doanh kính Long Giang Luận văn Kinh tế 0
N Huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
L Cân đối việc tạo lập và sử dụng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp thu hút nguồn vốn fdi vào tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích những tác động, ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
J Tác dộng của nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1993 đến n Luận văn Kinh tế 0
L Lí luận chung về nguồn vốn ODA và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Vai trò của ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế thủ đô và các nguồn vốn phát triển công nghiệ Luận văn Kinh tế 0
H Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Đ Luận văn Kinh tế 0
M Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top