Download miễn phí Đề tài Đổi mới cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế





MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Những cơ sở lí luận chung về lãi suất 3

I. Nguồn gốc và bản chất của lợi tức. 3

II. Khái niệm về lãi suất tín dụng. 4

III. Nguyên tắc xác định lãi suất. 4

1. Căn cứ vào quan hệ cung-cầu tiền vay. 4

2. Căn cứ vào thời hạn cho vay. 5

3. Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương. 5

IV. Phân loại lãi suất tín dụng. 5

1. Phân loại theo giá trị. 5

2. Phân loại theo góc độ điều tiết vốn. 5

3. Phân loại theo hình thức thanh toán. 6

V. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 6

1. Lượng cung, cầu vốn vay. 6

2. Thời hạn hoàn trả vốn. 7

3. Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư. 7

4. Chi phí hoạt động ngân hàng. 7

5. Hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước. 7

6. Tỷ giá hối đoái. 8

7. Lạm phát dự tính. 8

8. Thị trường vốn quốc tế. 9

VI. Vai trò của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 9

1. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. 10

2. Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô. 10

3. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại 10

4. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. 11

 

Chương II: Quá trình đổi mới chính sách lãi suất của NHNNVN trong quá trình hội nhập kinh tế . 12

I. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới 12

1 Do quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế mở . 12

2 Do những bất cập của chính sách lãi suất trước đó đã không còn phù hợp với điều kiện hiện tại 12

II. Diễn biến quá trình đổi mới chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua. 14

1. Giai đoạn 1988-1992. 14

2. Giai đoạn từ 1992-1995 16

3. Giai đoạn 1/1/1996- 5/8/2000 18

4. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay. 22

III. Tổng kết quá trình đổi mới chính sách lãi suất của Việt Nam. 26

1. Bảng tổng kết quá trình đổi mới từ năm 1989-2001 26

2. Thành công chung của toàn bộ nền kinh tế. 28

3. Thành công của quá trình đổi mới chính sách lãi suất. 29

4. Một số vấn đề còn tồn tại 31

 

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm điều hành có hiệu quả chính sách lãi suất ở Việt Nam 33

I. Những điều kiện trong việc điều chỉnh chính sách lãi suất của Việt Nam 33

II. Các mục tiêu hướng tới của chính sách lãi suất 34

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách lãi suất trong thời gian tới 35

1. Đi tìm một hướng xác định và quản lý lãi suất cơ bản : 35

2. Quy định tỷ lệ lãi suất hợp lý giữa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: 36

3. Xác định chênh lệch tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước và lãi suất nước ngoài hợp lý để thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài 36

4. Chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay cần đáp ứng với chính sách tiền tệ và những diễn biến về lãi suất và tỷ giá kịp thời. 37

5. Hoàn thiện môi trường pháp lý Ngân hàng tạo niềm tin và khuyến khích nhân dân và các tổ chức kinh tế gửi tiết kiệm. 38

6. Tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. 38

IV. Kiến nghị: Cần có một chính sách lãi suất riêng cho người nghèo 40

 

Kết luận 42

Tài liệu tham khảo 43

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ân hàng, xoá bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng.
Từ 10/1993 thực hiện chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ thể (Quyết định 184/QĐ-NH1 ngày 28/9/1993).
Lãi suất giai đoạn này có hai loại: Lãi suất cho vay DNNN 1,8%/tháng và lãi suất cho vay đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh 2.1%/tháng.
Lãi suất cho vay theo thoả thuận giưã ngân hàng và khách hàng: Nếu vốn huy động tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất quy định mà không đủ để cho vay thì các tổ chức tín dụng được phép phát hành kỳ phiếu với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn tối đa là 0,2%/tháng và cho vay với mức cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thoả thuận với khách hàng. Cơ chế lãi suất cho vay theo thoả thuận có người gọi đó là đã”tự do hoá lãi suất một nửa”.
2.2 Đánh giá quá trình đổi mới
Việc chuyển đổi cơ chế từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương đã có tác dụng quan trọng, xoá bỏ tình trạng bao cấp qua tín dụng trước đây và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực sự chuyển sang kinh doanh có hiệu quả với phương châm đi vay để cho vay.
Bên cạnh đó ngân hàng nhà nước đã đơn giản hoá dần việc quy định khung lãi suất, xoá bỏ sự phân biệt về lãi suất đối với các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, tao điều kiện cho các doang nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều đó thể hiện trong việc tỷ trọng cho vay đối với các doanh ngiệp ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ nền kinh tế tăng qua các năm: năm 1991 là 10%, năm 1992 – 18%, năm 1993 – 31%, năm1994 – 37%, năm 1995 –43%.
Việc giảm lãi suất cho vay đã khuyến khích phát triển kinh tế: lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4% tháng (3-1991) hạ dần xuống 3,5%(9 –1991), 2,1%(10 – 1992), 2,3%(4 – 1993) và còn 2,1% kể từ1 –10 –1993 đến cuối năm 1995.
Chính sách tiền tệ giai đoạn này thúc đẩy tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn (từ 15% tổng dư nợ năm 1991 tăng lên 34% năm 1994), chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo nghị quyết TW 5(khoá VII). Đồng thời nó còn tác dụng tích cực làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày một tăng.
Từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các NHTM đã cho vay theo lãi suất thoả thuận với tỷ lệ khá cao: Từ 30%-60% dư nợ và đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ nông dân và chủ yếu là khu vực phía nam, đồng bằng sông Cửu Long với mức lãi suất từ3%-3,5%/tháng.
Tuy nhiên ở thời kỳ cho vay theo lãi suất thoả thuận các ngân hàng đã áp dụng mức chênh lệch giưã lãi suất cho vay và lã suất huy động vốn rất cao, phổ biến là từ 0,7%-1%/tháng. Cho nên hầu hết các NHTM đều có lợi nhuận rất cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính. Từ thực trạng này, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 8 tháng 10/1995 đã thông qua nghị quyết bãi bỏ thuế doanh thu hoạt động tài chính ngân hàng, đồng thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, bên cạnh đó khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là 0,35%/tháng. Đó là lí do để chuyển sang một giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất.
3. Giai đoạn 1/1/1996- 5/8/2000
3.1 Nội dung của việc đổi mới : thực hiện trần lãi suất.
Trên cơ sở nghị quyết của quốc hội về bã bỏ thuế hoạt động tín dụng NHNN quyết định điều hành chính sách lãi suất theo trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các NHTM chỉ được hưởng chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả phí, thuế, lợi nhuận, thay cho việc quy định các mức lã suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể, đồng thời xoá bỏ lãi suất thoả thuận. Chính sách điều hành lãi suất vừa quy định trần lãi suất, vừa khống chế chênh lệch 0,35%/tháng nên có quan điềm cho rằng thực chất của nó là vừa quy định trần, vừa quy định sàn lãi suất.
Trần lãi suất cho vay được quy định nhiều mức trần khác nhau, xuất phát từ đặc điểm có nhiều loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn khác nhau, cung cầu vốn khác nhau, quy mô khác nhau và do đó chi phí hoạt động khác nhau nên quy định nhiều mức trần lãi suất cho vay khác nhau. Lúc đầu có 4 mức trần lãi suất cho vay:
.Trần lãi suất cho vay ngắn hạn
.Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn
. Trần lãi suất áp dụng cho các tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông thôn ( cao hơn cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn ).
. Trần lãi suất cho vay của QTDND cơ sở đối với thành viên(cao hơn 3 trần lãi suất trên )
Trong năm 1996 Ngân hàng nhà nước Việt Nam dã 4 lần điều chỉnh mức trần lãi suất cho vay theo hướng giảm dần để cân bằng vốn trong khu vực ASEAN, giải phóng sức ép về chênh lệch tỷ giá bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời từng bước kéo mức lãi suất tín dụng ngắn hạn thấp hơn lãi suất trung hạn và daì hạn
Ngày 28-6-1997 Ngân hàng nhà nước ra quyết định số 197/QĐ-NH1 điều chỉnh lãi suất cho vay bằng tiền Việt Nam và đôla Mỹ của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế và dân cư áp dụng từ ngày 1-7-1997: Lãi suất trần cho vay bằng tiền đồng Việt Nam là 1%/tháng( ngắn hạn ), 1,1%/tháng (trung và dài hạn). Tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông thôn tối đa 1,2%/tháng. Ngân hàng phục vụ người cùng kiệt cho vay đối với hộ cùng kiệt 0,8%tháng. Mức trần lãi suất cho vay bằng đôla Mỹ gồm cả phí 8,5%/năm (cho cả ngắn ,trung và dài hạn ). Lãi suất nợ quá hạn 150% mức trần lãi suất cho vay cùng loại. Đối với tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào khơme sống tập trung giảm 15% so với mức lãi suất cho vay cùng loại.
Sau đó ngân hàng nhà nước ra hàng loạt các quyết định phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt động của các ngân hàng thương mại, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức ngân hàng, hướng dẫn các ngân hàng xử lí nợ quá hạn, quy định về dự trữ bắt buộc…
Ngày 26-12-1997 Chủ tịch nước ban hành lệnh số 1-L/CTN công bố luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng.
Ngày 17-1-1998 Ngân hàng nhà nước ra quyết định số 39-1998/QĐ-NHNN1 quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế, dân cư và mức lãi suất tiền gửi bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế: Lãi suất trần cho vay là 1,2%/tháng (ngắn hạn),1,25%/tháng (trung và dài hạn) áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thôn đối vơí các khoản cho vay phát sinh từ ngày 21-1-1997. Ngân hàng phục vụ người cùng kiệt cho vay đối với hộ cùng kiệt 0,8%/tháng. Cho vay khôi phục và phát triển sản xuất theo quyết định số 985/TTg ngày 20-11-1997 của thủ tướng chính phủ về khắc phục hậu quả cơn bão số 5 cho các tỉnh ven biển Nam Bộ và Trung Bộ là 0,5%/tháng (ngắn hạn) 0,6%/tháng (trung và dài hạn). Cho vay đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao (khu vực 3 theo quy định tại thông tư số 41/UB-TT ngày 8-1-1996 về tiêu chí phân loại các khu vực miền núi và quyết định số 42/UB-QĐ ngày26-5-1997 về công nhận danh mục 3 khu vực miền núi và vùng cao của uỷ ban Dân tộc và miền núi), hải đảo, vùng đồng bào khơme sống tập trung giảm 30% so với mức lãi suất cho vay cùng loại. Cho ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Đổi Mới Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cho Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Ở Đơn Vị Cơ Sở Các Binh Đoàn Chủ Lực Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong công ty cổ phần may Đáp Cầu Luận văn Kinh tế 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
T Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn Kinh tế 0
C Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua kh Luận văn Sư phạm 1
D Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hướng đổi mới công nghệ để giảm thiểu khí nhà kính hướng tới nền Luận văn Sư phạm 0
C Đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top