Download miễn phí Đề tài Thực trạng "đô la hoá" ở Việt Nam





MỤC LỤC

Trang

A- PHẦN MỞ ĐẦU 1

B- NỘI DUNG 3

1. Bước đầu tìm hiểu về tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế và những tác động của nó 3

1.1. Một vài nét về hiện tượng "đô la hoá" nền kinh tế 3

1.1.1. "Đô la hoá" là gì? 3

1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng "đô la hoá" nền kinh tế 3

1.2. Tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế trên thế giới 4

1.3. Những tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế 5

2. Thực trạng "đô la hoá" ở Việt Nam 7

2.1. "Đô la hoá" ở Việt Nam và nguyên nhân 7

2.1.1. Những biểu hiện của "đô la hoá" 7

2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế 9

2.1.3. Những con số biết nói 12

2.2. Tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế 14

2.2.1. Những thuận lợi do "đô la hoá" mang lại 14

2.2.2. Những bất lợi của "đô la hoá" 15

3. Giải pháp và kiến nghị 16

C- KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tệ trong chi trả lương, người dân mua hàng hay các giao dịch thương mại dịch vụ khác.
Điều quan trọng là phải phân biệt được "đô la hoá" thực tế và chính sách "đô la hoá". "Đô la hoá" thực tế xảy ra khi người dân của một nước (trừ Mỹ) tìm cách chuyển đổi tài sản của họ sang đồng đô la để tự bảo hiểm chống các rủi ro giảm giá, phá giá…
Tuy nhiên trong thập kỷ 90, một số nước đã bắt đầu xem xét đến chính sách "đô la hoá" khi họ thấy rằng lợi ích của việc chấp nhận đồng tiền của một quốc gia khác (hay một đồng tiền chung) đã vượt lên trên lợi ích khi họ giữ đồng tiền của quốc gia họ.
Trong một liên kết với một nước hay một khu vực về tiền tệ, một quốc gia có 3 lựa chọn cơ bản:
- Để đồng nội tệ thả nổi tự do trên thị trường ngoại hối.
- ấn định tỷ giá đồng nội tệ vào một đồng tiền nào đó hay một rổ tiền tệ.
- Theo đuổi một chính sách trung gian, để tỷ giá hối đoái thả nổi ở một mức nào đó nhưng có những can thiệp hạn chế để giới hạn sự biến động (thả nổi có quản lý).
1.3. Những tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế.
Trên đây ta đã đề cập đến 3 lựa chọn cơ bản của một liên kết tiền tệ trong phần này ta sẽ đi sâu vào xem xét những tác động khi thực hiện lựa chọn và tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế.
Thả nổi tỷ giá cho phép quốc gia theo đuổi chính sách tiền tệ và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác đã xác định trước, vì họ không phải dùng nó để bảo vệ tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, thị trường có thể đẩy đồng tiền thấp dưới xa giá trị của nó dẫn đến lạm phát và những chi phí lớn cho dịch vụ nợ hay ở mức quá cao gây tổn thất cho khả năng cạnh tranh của quốc gia và gây thâm hụt lớn cho cán cân thương mại.
Cố định tỷ giá hối đoái có thể tránh được những vấn đề này nếu các nhà chức trách có thể thiết lập thành công tỷ giá ở mức bền vững và làm cho thị trường tin tưởng ở khả năng là họ sẽ giữ được cho nó ở mức đó. Hơn nữa, cố định tỷ giá hối đoái có thể làm giảm các chi phí giao dịch trong thương mại quốc tế và đầu tư. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cố định có thể cung cấp một mỏ neo hữu dụng cho việc ổn định giá cả, bởi việc nối một quốc gia nhỏ với nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nếu chính phủ không có khả năng giữ tỷ giá hối đoái ở mức bền vững thì các luồng vốn tư nhân có thể đổ vào cũng như rút ra rất nhanh chóng gây ra áp lực phá giá lớn. Một cuộc bảo vệ thành công tỷ giá hối đoái có thể trả giá rất đắt, đòi hỏi quốc gia phải nâng cao lãi suất và như vậy làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế.
"Đô la hoá" sẽ rất có ý nghĩa cho 2 loại quốc gia.
- Những quốc gia rất nhỏ và rất phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới như Hồng Kông và như vậy sẽ phải chịu ảnh hưởng rất mạnh của những biến đổi thường xuyên trong tỷ giá hối đoái.
- Những quốc gia mà trong lịch sử vừa mới trải qua siêu lạm phát như Argentina - là nước cần liều lĩnh dựa vào một mỏ neo mạnh cho sự ổn định của đồng nội tệ và sẵn sàng trả giá cho việc đó (lãi suất cao, suy thoái và thất nghiệp).
"Đô la hoá" cho phép quốc gia sẽ có một mức giá ổn định. Ngoài ra, nó tối thiểu hoá các chi phí giao dịch và kích thích hơn nữa sự tích hợp trong dài hạn với nền kinh tế Mỹ. "Đô la hoá" sẽ làm giảm lạm phát và đưa ra những khuyến khích lớn cho sự vận dụng các nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, bất cứ quốc gia nào thực hiện "đô la hoá" cũng cần có một nền kinh tế vững mạnh và đủ linh hoạt để thích ứng với những chấn động từ bên ngoài. Một nền kinh tế thực hiện "đô la hoá" cần có một hệ thống tài chính rất nặng cũng như cần các dòng tín dụng và phải có tính thanh khoản cao.
Quốc gia thực hiện "đô la hoá" phải từ bỏ hai công cụ quan trọng - mà với cách nhìn truyền thống được coi như là một phần không thể tách rời của chủ quyền quốc gia: chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, do việc từ bỏ Ngân hàng Trung ương (NHTW) nó cũng từ bỏ nhiệm vụ làm người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Và như vậy là không có tác nhân nào có thể đập tan được những cuộc khủng hoảng tài chính nội địa - điều vẫn có thể xảy ra nếu hệ thống ngân hàng hoạt động không tốt. Sự thiếu vắng NHTW cũng loại bỏ việc giám sát bình thường đối với hệ thống tài chính, mặc dù một cơ quan độc lập có thể được thiết lập để thực hiện chức năng này.
Vì thế, xét cho cùng thì "đô la hoá" làm cho rủi ro đất nước thì giảm nhưng cũng đồng thời làm cho quyền kiểm soát một số khía cạnh của chính sách mất đi tương đối lớn.
Tuy nhiên, những lợi ích tiềm tàng to lớn của "đô la hoá" cũng rất khó đạt được trong thời gian ngắn. Và liệu việc áp dụng chính sách "đô la hoá" có làm cho thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên cũng như nâng cao lòng tin trong dân cư và cộng đồng quốc tế hay không hiện vẫn đang là những câu hỏi và trả lời trên lý thuyết. Và liệu "đô la hoá" có làm cho nền kinh tế các nước khác hội tụ lại nền kinh tế Mỹ? Vì vậy việc rút ra kết luận về những lợi ích của việc "đô la hoá" nền kinh tế vẫn rất khó có thể đo lường và trả lời chính xác được.
2. Thực trạng "đô la hoá" ở Việt Nam.
2.1. "Đô la hoá" ở Việt Nam và nguyên nhân
2.1.1. Những biểu hiện của "đô la hoá"
Chỉ cần bạn đi dọc bờ hồ Hoàn Kiếm, gần bưu điện Hà Nội, bạn sẽ thấy rất nhiều những người đổi tiền tệ. Họ bấm máy tính nhoay nhoáy, họ có thể nói tiếng Anh những câu như: "Exchange dollar, sir?". Trong tay họ là những tập dày tiền Việt, mời chào đổi với cái giá khác xa so với giá ngân hàng niêm yết hàng ngày. Lẽ ra lượng đô la trôi nổi trên thị trường chợ đen đó phải được quản lý và nắm bắt, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy.
"Trên đất Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam" - đó là một chủ trương, chính sách lớn trong chương trình hành động của chính phủ. Nhưng trên thực tế dân chúng vẫn thích dùng đô la để thanh toán những giao dịch như mua xe, đất đai, nhà cửa…
Người ta đang được chứng kiến hiện tượng các ngân hàng thương mại (NHTM) lao vào cuộc đua tăng lãi suất để huy động USD. Trong khi lượng tài sản USD tại các NHTM tăng mạnh và việc cho vay bằng USD vẫn chưa có chuyển biến tích cực thì sự kiện tăng lãi suất huy động khiến cho "dòng chảy" USD lại dồn dập chảy về.
ở đây đặt ra một câu hỏi lớn: "Vì sao các ngân hàng lại thực hiện "đô la hoá" tài sản của mình?".
Như chúng ta đã biết, năm 1999 do muốn giải toả những ách tách về tín dụng, các NHTM đã chạy đua hạ lãi suất, cho vay - cả VNĐ và USD - đến mức chóng mặt. Mức lãi suất cho vay thấp đến mức các NHTM phải họp bàn với nhau để đưa ra một mức lãi suất sàn cho vay nhằm tránh cho tất cả khỏi bị tổn thất nặng nề.
Tuy nhiên, sang năm 2000 và đặc biệt từ tháng 4, một cuộc chạy đua mới theo hướng ngược lại đã diễn ra giữa các ngân hàng có thể lực - đó là cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động USD, trong khi dư nợ cho vay tăng trưởng thấp.
Một xu hướng hoạt động tiền tệ có tính chất nghịch lý di...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
P Đô la hoá ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đô Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc Luận văn Kinh tế 2
G Thực trạng về công tác hạch toán kế toán tại 11 công ty TNHH Hoa Đô Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng công tác tiền lương của công ty cố phần xây dựng giao thông đô thị Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020 t Nông Lâm Thủy sản 0
S Thực trạng giao thông đô thị và vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Tìm hiểu chương trình khuyến khích tài chính của Công ty Cổ phần thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
V Thực trạng tổ chức kế toán của Công ty cổ phần xây dặng và phát triển đô thị Hoà Phát Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top