daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG PHÚ DƯỠNG HÓA.................................... 3
1.1.Tổng quan về phú dưỡng..................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân của sự phú dưỡng...................................................................................... 4
1.1.3. Các phương pháp xác định phú dưỡng............................................................................ 6
1.2. Tổng quan về các hồ ở TP.Đà Lạt...................................................................................... 6
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÚ DƯỠNG Ở HỒ TP.ĐÀ LẠT........................................... 8
2.1. Hiện tượng phú dưỡng ở hồ TP.ĐÀ LẠT........................................................................ 10
2.2. Kết luận..............................................................................................................................11
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆN TƯỢNG PHÚ DƯỠNG Ở CÁC HỒ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.......................................................................................................................... 12
3.1. Phương pháp hồ sinh học kết hợp..................................................................................... 13
3.1.1. Khử chất dung dịch bằng phương pháp thiếu khí........................................................... 13
3.1.2. Khử chất dung dịch bằng phương pháp Anammox........................................................ 13
3.1.3. Công nghệ kết hợp thiếu khí-Anammox........................................................................ 13
3.2. Công nghệ Wetland nhân tạo............................................................................................. 13
3.3. Xanh hóa hồ TP.Đà Lạt bằng thực vật thủy sinh............................................................... 14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................. 15




MỞ ĐẦU
Ao hồ là một trong những thành phần của nước tự nhiên, là tài sản vô cùng quý giá của các thành phố trên thế giới, là điểm dừng chân nghỉ ngơi, tản bộ, là khung cảnh mộng mơ vào xế chiều khiến nhiều người phải say đắm, là nơi lý tưởng tìm được cảm giác thoải mái sau những ngày làm việc vất vả. Hồ không chỉ là thắng cảnh, di tích lịch sử mang lại nhiều giá trị tinh thần cho con người, mà còn là nơi vui chơi giải trí cho người dân sống trong khu vực. Hơn nữa, hồ có vai trò rất quan trọng: là lá phổi của thành phố, là máy điều hoà khí hậu, là nguồn cung cấp thực phẩm cho thành phố, là cỗ máy điều tiết nước mưa, và đồng thời cũng là nơi chứa và làm sạch nước thải.
Tuy nhiên, hiện nay các hồ ở TP.Đà Lạt đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là do hiện tượng phú dưỡng. Phú dưỡng (eutrophication) là một dạng suy giảm chất lượng nước thường xảy ra ở các hồ chứa, với hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng N, P trong hồ tăng cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, làm bùng phát các loại thực vật nước (như rong, tảo, lục bình, bèo v.v...), làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, làm suy giảm lượng ôxy trong nước, làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và cuộc sống con người.
Nguyên nhân: là do sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ. Hiện tượng phú dưỡng hồ TP.Đà Lạt và kênh thoát nước thải tác động tiêu cực tới các hoạt động Văn hoá của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của thành phố. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước hồ Xuân Hương, ngoài do 16 loài tảo lam trong đó có loài tảo lam (tên khoa học là Microcystis aeruginosa), còn hàng chục loài tảo khác như Pandorum morum, Golenkina radiata... khi phát triển mạnh về số lượng tỏa mùi khó chịu như loài tảo lam bị chết sau thời kỳ nở hoa.
Ngoài ra, còn do sự phát triển quá giới hạn của các loài động, thực vật phiêu sinh khác trong lòng hồ, làm nước hồ bị nhiễm bẩn hữu cơ. Mặt khác, cùng với đô thị hóa, các hồ bị thu hẹp diện tích để lấy mặt bằng xây dựng, do đó những chức năng trên bị suy giảm, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, cảnh quan môi trưởng sinh thái của các thành phố. Việc tìm ra nguyên nhân, đánh giá chất lượng nước hồ thành đặc biệt là tình trạng phú dưỡng trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xử lý, kiểm soát chất lượng nước hồ là thực sự cần thiết để duy trì chức năng của hồ Xuân Hương.


Hồ Xuân Hương bị ô nhiễm


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG PHÚ DƯỠNG HÓA
1.1. Tổng quan về phú dưỡng:
1.1.1. Khái niệm:
Từ phú dưỡng với nghĩa tổng quát là "giàu dinh dưỡng" được Nauman đưa ra năm 1919 khi trình bày khái niệm về sạch và giàu dinh dưỡng. Ông phân biệt: hồ sạch là hồ chứa ít tảo, thực vật lơ lửng; còn hồ phú dưỡng là hồ giàu thực vật trôi nổi. Sự phú dưỡng của các hồ Châu Âu và Bắc Mỹ tăng lên nhanh trong vài chục năm gần đây là do sự gia tăng đô thị hóa và tăng mức sử dụng chất dinh dưỡng trên đầu người.
Từ phú dưỡng được dùng để chỉ việc bổ sung một cách nhân tạo các chất dinh dưỡng chủ yếu (N và P) vào nước. Sự phú dưỡng nói chung là không tốt, mặc dù nghĩa của nó không phải lúc nào cũng đúng. Màu xanh của hồ làm cho việc bơi thuyền và tắm không an toàn vì bẩn. Hơn nữa, màu xanh lục khi Clorophyll có 100 mg/m3 làm xấu cảnh quan. Mặt khác tác động nguy hiểm ở góc độ sinh thái, làm giảm nồng độ oxy do phân hủy của các tảo. Các hồ phú dưỡng thường có nồng độ oxy cao trên bề mặt và trong mùa hè, nhưng có nồng độ oxy thấp ở tầng sâu – đây là nguyên nhân gây chết cá.

Quan niệm hiện nay về phú dưỡng liên quan với sự gia tăng mạnh số lượng P và N có trong ao hồ mà ở điều kiện bình thường có giá trị thấp. P thường là nguyên nhân chính của phú dưỡng (so với N) vì đây là yếu tố tăng trưởng hạn chế của tảo trong hồ. Tảo thường sử dụng N cao gấp từ 4 - 10 lần so với P, trong đó tỷ lệ N/P trong nước thải chỉ là 3 lần.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top