daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Vài nét về Họ Cúc – Asteraceae[2] 2
1.2. Các chi trong họ Cúc – Asteraceae 4
1.3. Đặc điểm thực vật cây cỏ the[3] 4
1.3.1. Phân bố, thu hái và chế biến 5
1.3.2. Công dụng 5
1.3.3. Thành phần hóa học có trong cây cỏ the 6
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP 10
2.1. Đối tượng nghiên cứu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1. Phương pháp cô lập các hợp chất 10
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất 10
2.3.Thực nghiệm 10
2.3.1. Các điều kiện thí nghiệm 10
2.3.2. Điều chế các loại cao và cô lập các hợp chất trong cao ethyl acetate 11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 16
3.1. Hợp chất CTC16 16
3.2 Hợp chất CTT2 22
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC 26


Cây cỏ từ lâu đã được dùng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực trong việc phòng chữa bệnh cho nhân dân. Từ cây cỏ, các nhà khoa học trên thế giới đã chiết xuất được nhiều hợp chất hóa học được dùng để chữa trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo, như hợp chất taxol được cô lập từ cây thông đỏ, hợp chất vinblastin từ cây dừa cạn, dùng điều trị ung thư ngực ở phụ nữ.
Ngày nay, sự kết hợp của ngành hóa học các hợp chất tự nhiên với các ngành y dược học, sinh học, đã không ngừng nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loại dược thảo có trong các bài thuốc cổ truyền, để ứng dụng vào việc chữa bệnh cho con người.
Việt Nam thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, với hệ thực vật rất phong phú, đa dạng. Nhiều cây thuốc có giá trị sử dụng cao như cây sâm Ngọc Linh mọc ở tỉnh Quảng Nam, cây thông đỏ mọc ở Lâm Đồng... Đây là một thuận lợi lớn cho việc nghiên cứu của các nhà hóa học các hợp chất thiên nhiên ở nước ta.
Cây cỏ the từ lâu đã được dùng trong y học dân tộc để điều trị các chứng bệnh như viêm họng cấp, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản mãn tính, ho gà, trị chấn thương, đau mắt đỏ, viêm mắt có mủ…Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào công bố về nghiên cứu thành phần hóa học của cây cỏ the. Vì lý do đó, chúng tui chọn cây cỏ the là đối tượng nghiên cứu trong đề tài này, với mong muốn làm sáng tỏ thành phần hóa học của cây cỏ the, góp phần vào việc nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tìm ra những hợp chất có hoạt tính sinh học nhằm nâng cao giá trị sử dụng của dược thảo Việt Nam.





CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về Họ Cúc – Asteraceae[2]
Họ Cúc (Asteraceae) còn được gọi là họ Hướng dương hay họ Cúc tây, là một họ thực vật có hai lá mầm.
Họ Cúc là họ lớn nhất trong ngành thực vật có hoa, với khoảng 25.000 loài, gồm 2 phân họ:
- Phân họ hoa ống (Tubuliforae, Asteroideae): trên cụm hoa chỉ có hoa hình ống, hay hoa hình ống ở giữa, hoa hình lưỡi nhỏ ở xung quanh đầu.
- Phân họ hoa lưỡi nhỏ (Liguiiflorae, Cichorioideae): tất cả các hoa trong cụm hoa đầu là hoa lưỡi nhỏ, không bao giờ có hoa ống. Cây có nhựa mủ.
Họ Cúc phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới.
Ở Việt Nam, họ Cúc có khoảng 125 chi, trên 350 loài, chủ yếu là cỏ dại, một số được trồng làm cảnh (các loại hoa cúc), rau ăn (ngải cứu, cải cúc, rau diếp), gia vị (cúc tần)…
Một số đặc điểm thực vật của họ Cúc:
Thân cỏ hay bụi, sống một năm hay nhiều năm, ít khi là dây leo hay cây gỗ.
Rễ có thể phù lên thành củ, nhưng chất dự trữ ở đây không phải là tinh bột mà là inulin (thược dược).
Lá có hình dạng biến thiên, không có lá kèm, thường mọc đối hay tụ thành hình hoa ở gốc, có những loại lá có gai. Thông thường phiến lá nguyên, xẻ sâu, hình dạng lá kép hình lông chim hay hình chân vịt hiếm gặp.
Cụm hoa: Đầu, có thể mang nhiều hoa hay ít hoa. Đầu có thể đứng riêng lẻ hay tụ thành chùm, gié, xim, nhưng thông thường nhất là tụ thành ngù. Có thể xem hoa tự đầu như một gié thu ngắn, trong đó các hoa đính theo một đường xoắn ốc hay liên tục, hoa già ở bìa, hoa non ở giữa. Dạng thông thường của hoa tự đầu là hình nón, nhưng cũng có thể phẳng hay có khi lõm hình chén. Đầu mang hai loại lá bắc: lá bắc ngoài bất thụ, tạo thành một tổng bao. Các lá bắc này có thể đính trên một hàng (Seneciio, Tagetes) hay đính trên nhiều hàng kết hợp. Hình dạng và kích

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0
iamyen Khảo sát và thống kê hệ thống thành ngữ thuần Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều Thơ 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của polysaccharide từ hạt me (Tamarindus indica L.) Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1 Luận văn Kinh tế 0
M Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Hiệp Thành – Bình Dương công suất 500 m Khoa học Tự nhiên 0
T Khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại thành phố Khoa học Tự nhiên 0
H Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và đầu tư xây Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát tỷ lệ gãy của lúa gạo trên quy trình xay xát tại nhà máy Đặng Thành Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát các phương pháp chiết xuất, thành phần hóa học và tính chất hóa lý của tinh dầu hoa lài jas Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần đến sự hình thành và ổn định nhũ tương Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top