daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
anh mục sơ ñồ
1 MỞ ðẦU i
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.3 Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGÀNH
HÀNG NA 4
2.1 Một số khái niệm về ngành hàng và phát triển ngành hàng 4
2.1.1 Khái niệm về ngành hàng 4
2.1.2 Lý thuyết về phát triển ngành hàng 18
2.1.3 ðặc ñiểm ngành hàng na tại huyện Chi Lăng 19
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển ngành hàng na tại huyện
Chi Lăng 19
2.2 Tình hình phát triển ngành hàng na trên thế giới và tại Việt Nam 24 2.2.1 Trên thế giới 24
2.2.2 Tại Việt Nam 25
2.3 Các ñề tài, nghiên cứu về na Chi Lăng triển khai trên ñịa bàn
huyện 26
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
3.1 ðặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu 27
3.1.1 ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên 27
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 29
3.1.3 ðánh giá những thuận lợi, khó khăn của huyện trong phát triển
kinh tế 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 35
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 37
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 39
3.3 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 39
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Phân tích các tác nhân tác ñộng ñến sự phát triển ngành hàng na ở
huyện Chi Lăng- Lạng Sơn 42
4.1.1 Tác nhân hộ sản xuất 42
4.1.2 Các tác nhân thương mại 60
4.1.3 Kết quả và hiệu quả của các kênh hàng trong ngành hàng na 88
4.1.4 Quan hệ liên kết trong ngành hàng na Chi Lăng 100
4.1.5 Phân tích ñiểm mạnh - ñiểm yếu, cơ hội - thách thức của ngành
hàng na Chi Lăng 101
4.2 ðịnh hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành hàng na ở
huyện Chi Lăng- Lạng Sơn. 1054.2.1 ðịnh hướng và mục tiêu phát triển của ngành hàng na tại huyện
Chi Lăng ñến năm 2015 105
4.2.2 Một số giải pháp phát triển ngành hàng ñến năm 2015 108
5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 123
5.1 Kết luận 123
5.2 Kiến nghị 126
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Na là một sản phẩm nông sản có giá trị dinh dưỡng cao, ñược trồng phổ biến
ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới. Tại huyện Chi Lăng cây na ñã ñược trồng khá
lâu, ñây là loại cây xoá ñói giảm nghèo, góp phần ñáng kể trong sự phát triển của
ñịa phương, chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và ñang
trở thành một phong trào rộng lớn ở huyện Chi Lăng, do phát huy ñược có lợi thế và
tiềm năng của ñiều kiện ñất ñai, khí hậu ñể phát triển. Cùng với những chủ trương
chính sách khuyến khích phát triển sản xuất cây ăn quả của ðảng và nhà nước ñịnh
hướng cho việc phát triển ngành hàng rau quả, chương trình phát triển cây na ñã ñạt
ñược những thành tựu nhất ñịnh, diện tích tăng nhanh, mẫu mã, chất lượng quả
ñược ñảm bảo, ngày càng ñáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, hướng ñến
xuất khẩu....
Ngành hàng na tại huyện Chi Lăng mặc dù ñã có sự xuất hiện của các tác
nhân hình thành nên các kênh hàng tiêu thụ sản phẩm, nhưng vẫn còn ñơn ñiệu,
xuất hiện nhiều rủi ro trong sản xuất và kinh doanh: Sản xuất na tại huyện Chi Lăng
còn nhỏ lẻ chủ yếu là quy mô hộ gia ñình, chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập
trung. Các yếu tố bất lợi về ñiều kiện tự nhiên, sâu bệnh vẫn thường xuyên xuất
hiện, gây khó khăn và tốn kém chi phí cho người trồng na. Ngoài ra, do thị trường
tiêu thụ có nhiều loại na, nên các lái buôn thường mang na từ nơi khác ñến bán tại
ñịa bàn huyện ñể lợi dụng thương hiệu na Chi Lăng, làm cho giá bán na Chi Lăng
thường xuyên biến ñộng ảnh hưởng ñến thương hiệu. Kênh tiêu thụ còn nhỏ lẻ,
chưa có sự kết hợp với các tổ chức, tăng trưởng không ổn ñịnh, lợi nhuận từ sản
xuất cây na không tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng, công tác ñăng ký thương hiệu
hàng hoá, quản lý chất lượng sản phẩm quả bằng thương hiệu còn nhiều bất cập.
Chưa có sự ñầu tư thoả ñáng cho chế biến sản phẩm, sự phối hợp giữa các tác nhân
trong ngành hàng chưa chặt chẽ, giá trị gia tăng của ngành hàng chưa cao, chưa ñem
lại hiệu quả tối ưu cho người tham gia. Phát triển ngành hàng na tại huyện Chi Lăng nhằm tạo niềm tin cho
người tiêu dùng, mở rộng thị trường na Chi Lăng. Xây dựng những kênh tiêu
thụ ổn ñịnh, với số lượng lớn, trước mắt là mở rộng thị trường tiêu thụ nội ñịa
và các tỉnh phía Bắc.
ðiều này cho thấy phát triển ngành hàng na tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn là một ñòi hỏi tất yếu mở ra triển vọng cho việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
trên cơ sở phát triển hài hòa vì lợi ích lâu dài của người dân.
Vì những lý do ñã nêu, chúng tui chọn ñề tài “Giải pháp phát triển ngành
hàng na tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” ñể nghiên cứu các vấn ñề trên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, và thực tiễn, ñánh giá thực trạng ngành hàng
na ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Từ ñó ñề ra những giải pháp phù hợp với ñiều
kiện thực tế của huyện nhằm phát triển ngành hàng na ñạt hiệu quả cao trong những
năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng na.
- Phân tích thực trạng phát triển ngành hàng na ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn.
- ðề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển ngành hàng na tại huyện
Chi Lăng ñạt hiệu quả cao trong những năm tới.
1.2.3. Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất na, thu gom, buôn bán trên
ñịa bàn huyện Chi Lăng.
Theo những kết quả ñiều tra bước ñầu, toàn bộ lượng na Chi Lăng ñược tiêu
thụ ở trong nước, do vậy trong phần phân tích hoạt ñộng của các tác nhân, ñề tài chỉ
tập trung vào nội dung phân tích tài chính trong ngành hàng.
Câu hỏi nghiên cứu: - Ngành hàng na tại huyện gồm những tác nhân nào tham gia? ðặc ñiểm, kết
quả của từng tác nhân?
- Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển ngành hàng na tại huyện? (Trình ñộ
sản xuất, hình thức kinh doanh…)
- Mối liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng?
- Những cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh, huyện nhằm phát triển
ngành hàng?
- ðể phát triển ngành hàng trong những năm tới nên ñi theo hướng nào? Giải
pháp nào phù hợp với ñặc ñiểm của ñịa phương?
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp phát triển ngành hàng na tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về không gian:
Do ñiều kiện thời gian và khả năng có hạn nên ñề tài chỉ giới hạn phạm vi
tập trung nghiên cứu các tác nhân ñang hoạt ñộng trực tiếp trên ñịa bàn của huyện
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Các tác nhân trong ngành hàng nhưng hoạt ñộng tại các
ñịa phương khác ngoài huyện chưa ñề cập ñến trong ñề tài.
1.3.2.2 Về thời gian:
Các số liệu chung ñược tập hợp trong giai ñoạn từ năm 2009 ñến năm 2011.
Các số liệu phân tích ñược thu thập qua khảo sát thực tế năm 2011. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG NA
2.1. Một số khái niệm về ngành hàng và phát triển ngành hàng
2.1.1. Khái niệm về ngành hàng
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về ngành hàng, theo các nhà nghiên cứu
Pháp: Ngành hàng là tổng thể tất cả các hoạt ñộng ñược gắn bó chặt chẽ với nhau
theo chiều dọc từ sản xuất, chế biến, vận chuyển của một hay một nhóm sản phẩm
giống nhau mà cuối cùng là ñể thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Durufle (1988): Ngành hàng là một tổng thể của các tác nhân kinh tế tham
gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối ñến tận thị trường của
một sản phẩm.
ðến những năm 1990, có một khái niệm ñược đánh giá là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet ñưa ra ñó là: "Ngành hàng là
một hệ thống ñược xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt ñộng tham gia vào sản
xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên
cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France).
Montigaud (1992): Ngành hàng là tổng thể các hoạt ñộng liên quan chặt chẽ
theo chiều dọc ñối với một sản phẩm (hay nhiều sản phẩm cùng nhóm) và cuối cùng
là ñể thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Malassis (1992): Khái niệm ngành hàng có quan hệ tới một hay một nhóm
sản phẩm có liên quan, các sản phẩm này có quan hệ bổ sung hay có thể thay thế
cho nhau. Quan ñiểm tiếp cận ngành hàng cho phép xác ñịnh các tác nhân (hãng,
công ty, thương lái, hộ nông dân…) và các ñặc trưng của họ về thể chế, quá trình
hoạt ñộng, qui mô sản xuất và khả năng thương thuyết thoả thuận, các công nghệ sử
dụng và mối quan hệ sản xuất, vai trò của giao dịch, các mối quan hệ mang tính
quyền lực của ngành hàng trong quá trình hình thành giá.
Pierre Fabre (1994): Ngành hàng ñược coi là tập hợp các tác nhân kinh tế
(hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng ñã vạch ra sự kế tiếp của các hành ñộng, xuất phát
từ ñiểm ban ñầu từ ñiểm ban ñầu tới ñiểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản
phẩm trung gian, trải qua nhiều giai ñoạn của quá trình gia công chế biến ñể tạo ra
một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức ñộ tiêu thụ”.
Nói một cách khác, ta có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân
(hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế ñóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp ñó
là gia công, chế biến và ñi ñến 1 thị trường hoàn tất của sản phẩm nông nghiệp (hay
chăn nuôi)”[4].
Như vậy, “Mọi ngành hàng là một chuỗi các tác nghiệp (quá trình gia công,
chế biến), chuỗi những tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường. ðiều ñó
kéo theo những luồng vật chất và những bù ñắp bằng giá trị tiền tệ”[4].
Ngành hàng là một chuỗi các hoạt ñộng kinh tế, chẳng hạn từ việc trồng lúa
cho ñến việc sản xuất ra thóc gạo hay các sản phẩm chế biến khác, từ việc trồng
bông cho ñến việc tạo ra các sản phẩm cho may mặc, từ việc trồng mơ cho ñến việc
tạo ra các sản phẩm mơ quả; từ việc nuôi lợn ñến giết mổ, làm sản phẩm ñồ
hộp…Ngành hàng cho phép mô tả, từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các hoạt
ñộng sản xuất chế biến tiêu thụ và sự phối hợp hoạt ñộng của từng tác nhân trong
ngành hàng [4].
Ngành hàng qua các khái niệm trên có những ñiểm chung là: có sự xuất hiện
của các tác nhân, liên hệ mật thiết với nhau từ sản xuất ñến tiêu thụ một hay một
nhóm sản phẩm cụ thể.
Vậy ngành hàng na là một chuỗi các hoạt ñộng kinh tế từ việc trồng na, cho
ñến việc thu mua, vận chuyển, bán na và sự phối hợp giữa các tác nhân người trồng,
người thu mua, người bán buôn, người bán lẻ.
* Sự dịch chuyển của ngành hàng:
Quá trình ñi từ ñiểm sản xuất sản phẩm ñầu tiên (nguồn) tới sản phẩm cuối
cùng (ngọn) trong quá trình vận hành của một ngành hàng ñã tạo ra sự dịch chuyển
các luồng vật chất trong ngành hàng ñó. Ta có thể xem xét sự dịch chuyển theo ba
dạng cơ bản sau [4]: - Sự dịch chuyển về mặt thời gian:
Sản phẩm ñược tạo ra trong thời gian này lại ñược tiêu thụ ở thời gian khác.
Sự chuyển dịch này giúp ta ñiều chỉnh cung ứng thực phẩm theo mùa vụ. ðể thực
hiện tốt sự chuyển dịch này cần làm tốt công tác bảo quản và dự trữ sản phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian:
Trong thực tế, sản phẩm ñược tạo ra ở nơi này nhưng lại ñược dùng ở nơi
khác. Ở ñây ñòi hỏi phải nhận biết ñược các kênh phân phối của sản phẩm. Sự
chuyển dịch này giúp ta thỏa mãn tiêu dùng trong vùng, mọi tầng lớp nhân dân
trong nước và ñó cũng là cơ sở không thể thiếu ñược ñể sản phẩm trở thành hàng
hóa. ðiều kiện cần của chuyển dịch về mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ
tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ.
- Sự chuyển dịch về mặt tính chất:
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác ñộng của
công nghệ chế biến. Ở ñây, yếu tố vật chất của sản phẩm vẫn còn giữ nguyên nhưng nó
ñược sàng lọc, chiết xuất hay phụ thêm các yếu tố vật chất phụ da nào ñó ñể tạo ra sản
phẩm cuối cùng có chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chuyển dịch về
mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú và nó ñược phát triển
theo sở thích người tiêu dùng và trình ñộ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản
phẩm bị biến dạng càng nhiều lần thì càng có nhiều sản phẩm mới ñược tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất phức tạp và
phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và chính sách. Hơn nữa,
theo Fabre thì “ngành hàng là sự hình thức hoá dưới dạng mô hình ñơn giản làm hiểu
rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài chính) và của các tác nhân hoạt ñộng tập
trung vào những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và các cách ñiều tiết”.
Như vậy, ñể một ngành hàng phát triển ở mức ñộ cao, có chỗ ñứng trong thị
trường, ñáp ứng ñược yêu cầu của xã hội, ñem lại lợi ích cho người sản xuất - kinh
doanh thì việc nghiên cứu, phân tích ngành hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế nói chung và cho từng ngành hàng, từng loại sản phẩm nói riêng.
Quá trình vận hành của ngành hàng từ khâu sản xuất ñến tiêu dùng bao gồm


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top