daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi được coi là ngành sản xuất mang lại nguồn thu chính cho nông
dân giúp họ nâng cao đời sống, xóa đói giảm cùng kiệt và vươn lên làm giàu. Đặc biệt
là chăn nuôi gà, chiếm vị trí quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành
chăn nuôi của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập đầy khó khăn như hiện nay, vấn đề
làm sao để chăn nuôi đem lại hiệu quả cao với người nông dân là rất cần thiết.
Chăn nuôi theo cách công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển, nó
không chỉ cung cấp về thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình mà còn
mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho
người chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất
nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn nhỏ
bé. Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã
hội. Một lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn dù thuế
suất cao nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh một phần thị
trường Việt Nam. Chúng tui nhận thấy, chăn nuôi gà còn thị trường rộng lớn ở
trong nước trong nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ động chiếm lĩnh, nhất là hiện
nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO.
Trong chăn nuôi, dịch bệnh luôn là vấn đề quan trọng và được quan tâm
hàng đầu. Trong các bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn gà thì bệnh Cầu trùng gà
(Coccidiosis avium), là bệnh ký sinh trùng nhưng lại lây lan rất nhanh và gây thiệt
hại lớn cho đàn gà về mặt kinh tế trong thời gian dài. Nguyên nhân là do ký sinh
trùng giống Eimeria ký sinh trong đường ruột huỷ hoại niêm mạc đường ruột, ảnh
hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, gây mất nước, mất máu, giảm sức
đề kháng, gây lãng phí thức ăn, chi phí chăn nuôi tăng cao. Trong những trường hợp
nhiễm Cầu trùng nặng sẽ gây chết rất cao và những gà mang mầm bệnh sẽ trở nên
còi cọc. Bệnh Cầu trùng gà là yếu tố mở đường cho mầm bệnh truyền nhiễm khác
xâm nhập như: Gumborro, Newcastle,…
Bệnh Cầu Trùng gà được đánh giá là gây thiệt hại lớn cho gà nuôi theo
hướng tập trung, công nghiệp; Tuy nhiên, trên những đàn gà nuôi quy mô nhỏ lẻ tại
các nông hộ nó cũng gây ra thiệt hại không nhỏ do bệnh không gây chết gà nên
thường có tâm lý chủ quan. Hậu quả gây thiệt hại kinh tế rất lớn do làm tăng tiêu
tốn thức ăn. Vậy, việc nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà trên đàn gà nuôi tại nông hộ
và hiệu quả phòng trị của thuốc, để hạn chế tác hại do bệnh gây ra, giúp cho ngành
chăn nuôi gà đạt năng suất cao đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Huyện Yên Khánh là huyện có đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có
núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều; chính vì thế nông nghiệp
chiếm giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế của huyện. Yên Khánh còn là huyện có
ngành nông nghiệp phát triển mạnh của tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là chăn nuôi, trong
đó chăn nuôi gà đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Mặc dù có
nhiều thuận lợi song dịch bệnh liên tiếp xảy ra triên đàn gà gây tổn thất lớn đặc biệt
là bệnh Cầu trùng.
Trước yêu cầu thực tế đó, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu
một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do
Eimeria gây ra tại Yên Khánh, Ninh Bình”.
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá được tình hình nhiễm Cầu trùng của đàn gà thịt tại các nông hộ trên
địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Mô tả triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh Cầu trùng.
Xác định hiệu lực điều trị Cầu trùng của một số thuốc đang lưu hành phổ
biến trên thị trường và thuốc mới sản xuất. Trên cơ sơ đó xây dựng quy trình phòng,
trị bệnh có hiệu quả cao để ứng dụng trong thực tế sản xuất.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về bệnh Cầu trùng
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thế giới
Cầu trùng và bệnh Cầu trùng gà (Coccidiosis avium) được phát hiện từ năm
1863 - Rivolta là người phát hiện ra một loại ký sinh trùng có trong phân gà. Năm
1864 Eimeria đã xác định là nguyên sinh động vật sinh sản theo hình thức bào tử.
Năm 1875 người ta xác nhận kết quả nghiên cứu của Eimeria và đề nghị đặt tên cho
loài ký sinh trùng này là Eimeria, thuộc lớp Sporozoa, bộ Cocoidie, họ Eimeriaidae,
giống Eimeria và Isospora, có hình thái đa dạng phụ thuộc vào từng loài Cầu trùng
như hình hơi tròn, hình trứng, hình bầu dục,… Chúng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu
bì ruột và gây tiêu chảy cho nhiều loài gia súc, gia cầm và cả con người.
Bệnh Cầu trùng gây tác hại rất lớn về mặt kinh tế trong thời gian dài bởi sự
huỷ hoại niêm mạc đường ruột, làm cho hoạt động tiêu hóa và hấp thu của đường
ruột giảm gây lãng phí thức ăn làm chi phí chăn nuôi tăng cao. Trong những trường
hợp nhiễm Cầu trùng nặng sẽ gây chết rất cao và những gà mang mầm bệnh sẽ trở
nên còi cọc.
Theo nghiên cứu và thống kê trên thế giới thì bệnh Cầu trùng rất phổ biến và
được xem là một trong những bệnh gây tác hại cho chăn nuôi, bệnh làm cho gà tăng
trưởng kém, còi cọc, chậm lớn, suy yếu và tiêu tốn thức ăn cao. Hằng năm phí tổn
cho thuốc phòng ngừa bệnh lên đến 300 triệu USD, riêng tại Mỹ năm 1989 là 90
triệu USD, 20 triệu Lia ở Ý và 15 triệu Folin ở Hungari vào năm 1972. Ở các nước
kinh tế phát triển, ngành chăn nuôi gà xuất hiện nhiều trang trại lớn, tập trung cao
hơn, việc này càng có điều kiện để Cầu trùng và bệnh Cầu trùng xuất hiện dễ dàng
hơn và gây thiệt hại rõ rệt.
Các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm loài mới, đi sâu nghiên cứu vấn
đề sinh học phân tử, miễn dịch Cầu trùng, tìm các hóa dược, chế tạo vaccine để đạt
mục đích khống chế bệnh có hiệu quả.
Jordan F.T.W. (1990) đã ghi nhận có 7 loài gây bệnh cho gà là: Eimeria
brunetti, Eimeria tenella, Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria mitis,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top