daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí luận văn
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Thử nghiệm chế biến nước trà xanh lên men từ vi khuẩn Acetobacter xylinum và nấm men Saccharomyces cerevisiae” được tiến hành từ đầu tháng 8 năm 2008 đến cuối tháng 10 năm 2008 tại phòng thí nghiệm hóa sinh và phòng thí nghiệm công nghệ thực phẩm – khoa Công nghệ thực phẩm – trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu về hệ vi sinh vật lên men nước trà đường và công dụng của nước trà đường lên men. Cộng sinh giữa vi khuẩn Acetobacter xylinum và nấm men Saccharomyces cerevisiae để tạo ra hệ vi sinh vật lên men nước trà đường; thử nghiệm chế biến nước trà xanh lên men với các thông số kỹ thuật.
- Đề tài được thực hiện với các thí nghiệm và đã đạt được một số kết quả như sau:
+ Cộng sinh giữa A. xylinum và S. cerevisiae với 3 tỷ lệ (1:1; 1:0,5 và 1:0). Tỷ lệ 1:1 là tỷ lệ được chọn để kết hợp giữa 2 loài.
+ Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình lên men. Thời gian lên men thích hợp nhất là 8 ngày, lên men ở nhiệt độ 22 ÷ 30oC.
+ Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ trà : nước. Tỷ lệ trà : nước thích hợp nhất là 0,3:10.
+ Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối chế đường. Tỷ lệ đường thích hợp nhất là 10%.
+ Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối chế mật ong. Tỷ lệ mật ong thích hợp nhất là 0,2%.
+ Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối chế nước ép nho. Tỷ lệ nước ép nho thích hợp nhất là 15%.
+ Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối chế nước ép táo. Tỷ lệ nước ép táo thích hợp nhất là 10%.



MỤC LỤC

Đề mục
Trang bìa i
Nhiệm vụ đồ án
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục iv
Danh sách hình vẽ v
Danh sách bảng biểu vi
Danh sách các từ viết tắt vii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn đề tài 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tổng quan tài liệu 3
2.2. Cơ sở khoa học của quá trình lên men 12
2.3. Giới thiệu về nước trà đường lên men 14
2.4. Hệ vi sinh vật lên men 17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Phương tiện 27
3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 28
3.2. Nội dung bố trí thí nghiệm 30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 33
4.1. Nuôi cộng sinh giữa vi khuẩn A. xylinum và nấm men S. cerevisiae 33
4.2. Thuần hóa hệ cộng sinh A. xylinum _S. cerevisiae 35
4.3. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình lên men 37
4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế trà đến chất lượng sản phẩm 39
4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế đường đến chất lượng sản phẩm 41
4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế mật ong 42
4.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế nước nho ép 44
4.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế nước táo ép 45
4.9. Đánh giá chất lượng sản phẩm nước trà xanh lên men 46
4.10. Quy trình chế biến nước trà xanh lên men 48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay trên thế giới, nước trà đường lên men rất phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức. Ngoài việc là một thức uống giải khát thông thường, nước trà đường lên men còn đem lại những lợi ích cho sức khỏe. Uống nước trà đường lên men làm giảm cao huyết áp, chống lại bệnh viêm khớp, xơ cứng động mạch, bệnh hen suyễn, bệnh viêm phế quản, chữa bệnh ung thư, chống lão hóa và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Hiện nay ở nước ta, loại thức uống lên men từ trà đường này chưa có mặt trên thị trường nhưng trong dân gian đã xuất hiện với tên gọi là “thủy hoài sâm” hay “nấm chè”, “giấm chè”. Người dân thường tự làm ở nhà bằng cách cho vào nước trà đường một con giống gọi là con nấm và để qua một thời gian cho con nấm lên men nước trà đường rồi đem ra uống, nước có vị chua của acid hòa quyện với vị ngọt của đường và mùi thơm của trà, rất đã khát và sảng khoái. Để góp phần giúp cho thức uống này trở nên quen thuộc và gần gũi với người dân ta, em xin thực hiện đề tài này.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Khác với các sản phẩm lên men thông thường, lên men nước trà đường bao gồm vừa lên men rượu nhờ nấm men, vừa lên men acetic nhờ nhóm vi khuẩn sinh acid acetic. Trong dịch lên men chứa hàng trăm sản phẩm phụ từ hai quá trình lên men ethanol và lên men acetic. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hương vị của sản phẩm, đáng chú ý nhất là các acid hữu cơ như: acid acetic, acid gluconic, acid lactic, acid malic, acid oxalic, acid butyric, acid usnic, acid folic. Ngoài ra, nước trà đường lên men còn chứa vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12), vitamin C, nấm men và vi khuẩn có lợi.
- Sản phẩm có vị chua (nhờ lên men acetic) và vị ngọt của đường, hậu vị chát và mùi thơm của trà, có độ cồn không đáng kể, có thể pha chế với các nước ép trái cây khác để phù hợp với trẻ em và người già. Về dinh dưỡng, sản phẩm lên men từ nước trà không những cung cấp nguồn năng lượng mà còn có vai trò sinh học rất cao đối với cơ thể trong việc chống lão hóa, phòng ngừa một số bệnh và những lợi ích sức khỏe khác mà cho đến nay vẫn còn được xem là những điều bí mật.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trọng tâm của đồ án này là thử nghiệm chế biến nước trà xanh lên men từ vi khuẩn Acetobacter xylinum và nấm men Saccharomyces cerevisiae.
1.4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn của đề tài
1.4.1. Đối tượng: tìm hiểu về hệ vi sinh vật lên men nước trà đường và công dụng của nước trà đường lên men. Cộng sinh giữa vi khuẩn và nấm men để tạo ra hệ cộng sinh vi khuẩn_nấm men lên men nước trà đường. Quy trình chế biến nước trà xanh lên men với các thông số kỹ thuật.
1.4.2. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Nhân giống vi khuẩn Acetobacter xylinum.
- Nhân giống nấm men Saccharomyces cerevisiae.
- Cộng sinh giữa vi khuẩn Acetobacter xylinum và nấm men Saccharomyces cerevisiae.
- Thuần hóa hệ cộng sinh trong môi trường nước trà có bổ sung tỷ lệ nước dừa khác nhau.
- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình lên men.
- Khảo sát tỷ lệ trà thích hợp.
- Khảo sát tỷ lệ đường thích hợp.
- Khảo sát tỷ lệ phối chế mật ong.
- Khảo sát tỷ lệ phối chế nước ép nho.
- Khảo sát tỷ lệ phối chế nước ép táo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu thử nghiệm chế biến nước ép thanh long lên men Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu cơ chế đăng nhập một lần (Single sign on) và thử nghiệm dựa trên thư viện PHP CAS Công nghệ thông tin 0
H Nghiên cứu chế tạo hạt nano kim loại và bước đầu thử nghiệm ứng dụng trong y - sinh học Luận văn Sư phạm 2
M Nghiên cứu chế tạo hạt nano đa chức năng và thử nghiệm ứng dụng đánh dấu trong y sinh Luận văn Sư phạm 2
N Thiết kế chế tạo và thử nghiệm các mạch đo đếm đọc kết quả qua đường truyền điện lưới Luận văn Sư phạm 0
D Tối ưu hóa quy trình điều chế cao thô từ trái ớt hiểm (Capsicum L. var. microcarpum) và thử nghiệm m Khoa học Tự nhiên 0
P Thử nghiệm tác dụng tăng cường miễn dịch in vitro của các chế phẩm cây Trinh nữ hoàng cung Khoa học Tự nhiên 0
F Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm bộ phân tích nhanh Florua trong nước Khoa học Tự nhiên 3
D Phân lập Bacillus subtilis TH2 từ Natto, tạo chế phẩm lên men Natto và thử nghiệm sản xuất Natto từ đậu tương Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top