daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí luận văn

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm qua, từ khi Đảng và Chính phủ thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã phát triển nhanh, toàn diện, ổn định trên nhiều lĩnh vực. Nền nông nghiệp đã chuyển từ nền nông nghiệp tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Nhiều nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả và các sản phẩm chăn nuôi không những đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Tỷ trọng hàng hoá và tỷ trọng xuất khẩu nông sản nước ta tăng nhanh. Nông nghiệp và thuỷ sản đã trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Sản xuất và kinh doanh hàng nông sản của nước ta còn thấp vẫn mang nặng tính tự phát, sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, giá thành cao, chất lượng chưa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, sự liên kết giữa sản xuất - chế biến – tiêu thụ chưa phát triển mạnh. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm đầu tư, tăng chất lượng và năng suất sản phẩm, hạ giá thành tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐTTG, ngày 24 tháng 6 năm 2002 về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bộ Tài Chính đã ban hành những Thông tư hướng dẫn thi hành quyết định này. Thực hiện chính sách trên nhiều doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng sản xuất nông, lâm, thuỷ hải sản với nông dân và đã thành công.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn có những hạn chế, tồn tại: nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ; doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn rất thấp; doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư tới vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hòa lợi ích của nông dân khi có biến động về giá cả; trong một số trường hợp, nông dân không bán hay giao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký; xử lý vi phạm hợp đồng không kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng đang thiếu sự hỗ trợ của các ngành liên quan như Viện nghiên cứu, Trung tâm khuyến nông, Ngân hàng, các ngành tài chính và thương mại khác...Do vậy hiệu quả kinh tế của hình thức hợp đồng còn nhiều hạn chế vì thế chưa đủ điều kiện tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp và nông dân hăng hái tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản phẩm.
Nguyên nhân chủ yếu là do: mối quan hệ hợp tác giữa các nhà chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết, nhất là hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến; thiếu động lực, chưa bảo đảm lợi ích trong quan hệ liên kết giữa các nhà; sự liên kết thiếu bền vững; thiếu một cơ chế, chế tài để gắn quyền, nghĩa vụ giữa các bên tham gia; vai trò của “Nhà nước” nói chung, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ngân hàng, các tổ chức tín dụng nói riêng và chính quyền địa phương các cấp chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa tham gia đúng mức trong hỗ trợ, giúp đỡ và quản lý trong quá trình liên kết, nhất là không nắm được và không có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp để tạo sự liên kết bền vững, hiệu quả; bên cạnh đó, một số nơi đã thực hiện liên kết còn mang tính hình thức, đối phó; đồng thời chưa có một cơ quan đủ thẩm quyền để xử lý những vi phạm hợp đồng giữa các bên đã ký kết,… Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm phá vỡ hợp đồng đã ký kết giữa các bên, đặc biệt là giữa nông dân sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến; vừa làm cho sản xuất đình đốn, nông dân không bán được nông sản (được mùa, nhưng mất giá), vừa làm cho các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến trong khi đã ký hợp đồng giao sản phẩm cho các đối tác, gây thiệt hại không nhỏ cho cả nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước.
Với những tồn tại nói trên, đã làm cho quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp không phát triển mạnh mẽ, làm mất đi động lực của quá trình liên kết, nhất là liên kết giữa người người sản xuất và doanh nghiệp chế biến theo cơ chế thị trường; hay nói khác đi, mối quan hệ liên minh công - nông - trí trong phát triển nông nghiệp hàng hoá không bền chặt.
Để khắc phục tình trạng này, ngày 25/8/2008 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg về việc Tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản qua hợp đồng.
Thực hiện tinh thần đó, tỉnh Hải Dương đã có chỉ đạo tích cực, xây dựng nhiều chương trình, đề án thực hiện, khuyến khích và tăng cường các hoạt động liên kết, nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Ninh Giang là huyện thuần nông nằm trên địa bàn huyện, là một trong số huyện có truyền thống và điều kiện phát triển cây hàng hoá, đặc biệt là cây rau màu. Trong những năm qua, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống người nông dân, trong đó có người trồng rau có nhiều cải thiện, hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng được chú ý đẩy mạnh. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn có một số bất cập chưa được giải quyết, dẫn đến người nông dân trồng rau không gắn bó với sản xuất, diện tích gieo trồng hàng năm bị thu hẹp...
Xuất phát từ tình hình thực tế đó chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại cây rau màu tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động liên kết giữa các chủ thể tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đối với một số cây rau màu, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tác động, giúp cho hoạt động liên kết có hiệu quả hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong đó có cây rau màu.
- Đánh giá thực trạng hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại rau màu tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm tác động đến hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau màu tại huyện trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại rau màu: ớt, cà chua và dưa bao tử xuất khẩu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu kiểm kê khí thảí từ hoạt động đốt trấu, rơm rạ vùng Tây Nam Bộ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu hiệu quả hoạt động quảng cáo sản phẩm Kotex Mini Meow của công ty TNHH KimBerly - Clark Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc các hoạt chất từ cây Bách bộ (Stemona pierrei Gagn) ở Lào Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi bách bộ (stemona) mọc ở lào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Thành Phần Hóa Học Và Hoạt Tính Sinh Học Cây Na Biển Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước tại khu du lịch thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Văn hóa, Xã hội 2
D Nghiên cứu tổng hợp xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất Pt(II),Pd(II) với phối tử bazo Schiff Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top