susi_keobong

New Member
Chia sẻ miễn phí luận văn nông nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập niên qua, cùng với việc tăng năng suất cây trồng thì chi phí phòng trừ các đối tượng dịch hại cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật trị giá 7,7 tỉ USD, năm 1985 là 16 tỉ USD, năm 1990 là 25 tỉ USD. Ở Việt Nam, từ năm 1976 đến 1980 bình quân mỗi năm sử dụng 5.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật, năm 1985 là 22.000 tấn, năm 1998 là 40.000 tấn [11].
Bên cạnh những ưu điểm như dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng, triệt để, kịp thời bảo vệ mùa màng thì biện pháp hoá học bảo vệ thực vật cũng bọc lộ những nhược điểm: làm giảm sự đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người [7],[8].
Trước tình hình đó, biện pháp sinh học rất được quan tâm và trở thành biện pháp cốt lõi trong hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM. Hơn nữa hiện nay ở Bình Định, thành phần loài sâu hại và đặc biệt là thành phần loài thiên địch trên cây lúa chưa được nghiên cứu đầy đủ. Xuất phát từ đó chúng tui mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định” nhằm:
+ Khẳng định sự đa dạng và phong phú của khu hệ thiên địch và sâu hại lúa, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa sâu hại và thiên địch.
+ Bước đầu cung cấp một danh lục về sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lúa.
+ Nghiên cứu các cách gây hại và mức độ phổ biến của các loài côn trùng trên cây lúa.
+ Nghiên cứu các cách khống chế của các loài thiên địch đối với các loài sâu hại và mức độ phổ biến của chúng.
Các số liệu thu được sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc phòng trừ sâu hại được hợp lý hơn. Phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật có ích.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng phục vụ cho công tác giảng dạy học phần Bảo vệ thực vật cho sinh viên các ngành Tổng hợp, Sư phạm và Nông học thuộc khoa Sinh-KTNN, trường Đại học Quy Nhơn.











CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC BỘ CÔN TRÙNG
Một vài đặc điểm cấu tạo và sinh học của các bộ côn trùng liên quan đến các kết quả nghiên cứu của đề tài [10].
1.1. Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Đây là bộ lớn nhất trong giới động vật, gồm những loài côn trùng có đôi cánh trước cứng, dày, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Đôi cánh sau là cánh màng, xếp dưới cánh trước. Cơ quan miệng kiều nghiền, biến thái hoàn toàn. Môi trường sống đa dạng, có nhiều loài có ích, nhiều loài gây hại cây trồng, kể cả ấu trùng lẫn con trưởng thành.
1.2. Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Có hai đôi cánh, trên mặt phủ vảy, có nhiều màu sắc. Con trưởng thành có cơ quan miệng kiểu hút, ấu trùng có cơ quan miệng kiểu nghiền. Biến thái hoàn toàn, có tuyến tơ và có khả năng tạo kén. Trưởng thành hút mật hoa nhờ đó thụ phấn cho hoa, ấu trùng ăn lá cây, đục thân, cành, quả, hạt,…nên gây hại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp.
1.3. Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Cánh trước hẹp, dài, chất da tương đối dày; cánh sau chất màng, khi không bay cánh sau xếp như quạt phía dưới cánh trước. Đốt đùi chân sau nở nang, thích nghi cho việc nhảy hay chân trước thích nghi cho việc đào bới. Biến thái không hoàn toàn. Đa số là loài ăn thực vật, một số loài có tính ăn rộng, riêng họ Sát sành (Tettigoniidae) có một số loài có thể bắt ăn các côn trùng hay động vật bé nhỏ khác.
1.4. Bộ cánh giống (Homoptera)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hintacphi

New Member
Re: ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN RUỘNG LÚA TỈNH BÌNH ĐỊNH

chào bạn, bạn có thể gửi cho mình qua mail : [email protected] được không :)... Thank bạn nhiều nhé :)... mình cần tài liệu này lắm
 

daigai

Well-Known Member
Re: ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN RUỘNG LÚA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Trích dẫn từ hintacphi:
chào bạn, bạn có thể gửi cho mình qua mail : [email protected] được không :)... Thank bạn nhiều nhé :)... mình cần tài liệu này lắm


LInk download đã có, mời bạn tải ở trên
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi bách bộ (stemona) mọc ở lào Khoa học Tự nhiên 0
D Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài động vật đáy khu vực trang trại điện gió Bạc Liêu Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài khổ sâm mềm (brucea mollis wall ex Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ficus rumphii Blume, họ dâu tằm Moraceae Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học của một loài nưa thu hái tại Hương Sơn, Hà Tĩnh Y dược 0
D Nghiên cứu thành phần rệp hại cà phê, chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò g Nông Lâm Thủy sản 1
S Báo cáo kết quả thực hiện năm 2008 dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm V Luận văn Sư phạm 0
T Báo cáo kết quả thưc hiện dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm Việt Nam ( Luận văn Sư phạm 0
H Điều tra thành phần loài vi khuẩn Lam (Tảo Lam) cố định N2, trong ruộng lúa vùng Hà Nội và phụ cận v Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu đặc điểm hình thái và thành phần hóa học của một số loài mallotus quan trọng thuộc họ thầ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top