daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mặc dù đột quỵ là bệnh lý cổ điển trong thần kinh học, nhƣng vẫn là
vấn đề thời sự trên thế giới vì đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
ba sau bệnh lý tim mạch và ung thƣ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong các bệnh thần kinh. Ngoài ra, bệnh lý này thƣờng để lại di chứng kéo
dài và tàn phế. Chảy máu não là một dạng đột quỵ não thƣờng gặp trong thực
hành, chiếm từ 15% đến 20% trong các bệnh nhân đột quỵ não, và bệnh lý
này có thể gây tử vong hay tàn phế nặng nề hơn nhồi máu não [27]. Hằng
năm có trên 20.000 ngƣời Mỹ chết vì chảy máu não. Tần suất của chảy máu
não từ 10 tới 20 ngƣời trong 100.000 dân và gia tăng theo tuổi [78].
Yếu tố nguy cơ chảy máu trong não gồm tăng huyết áp, dùng thuốc
kháng đông, bệnh mạch máu não dạng bột (cerebral amyloid angiopathy), dị
dạng mạch máu não, rối lọan về máu, nghiện rƣợu, nhiễm trùng, viêm mạch.
Trong đó, chảy máu não do tăng huyết áp hay bệnh mạch máu não dạng bột
chiếm 78–88% các bệnh nhân chảy máu não [17].
Khi bị chảy máu não, một số yếu tố có vai trò làm thay đổi tình trạng lâm
sàng của bệnh nhân. Sự gia tăng thể tích máu tụ trong não sau chảy máu não là
nguyên nhân chính làm diễn biến của bệnh xấu đi [16],[39],[77],[79],[85], và là
một yếu tố tiên đoán độc lập với tỷ lệ tử vong và tiên lƣợng chức năng [48]. Xác
định các yếu tố làm tăng thể tích máu tụ trong não sau chảy máu não là điều
quan trọng trong điều trị và tiên lƣợng bệnh. Quan điểm về điều trị tăng huyết áp
ở bệnh nhân chảy máu não trong giai đọan cấp vẫn còn chƣa đƣợc thống nhất.
Mối liên quan giữa tăng huyết áp và tăng thể tích máu tụ sau chảy máu não trong
giai đọan cấp chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Trong giai đoạn cấp của chảy máu
não, tình trạng tăng huyết áp nếu không đƣợc kiểm soát hiệu quả và thích hợp có
thể làm tăng nguy cơ tiếp tục chảy máu hay chảy máu tái phát, làm gia tăng
thể tích máu tụ. Nếu xác định đƣợc rõ các yếu tố làm tăng thể tích máu tụ
trong não, xác định rõ ràng huyết áp cao làm tăng thể tích máu tụ sau chảy
máu não trong giai đọan cấp, chúng ta sẽ kiểm soát huyết áp cũng nhƣ các
yếu tố làm tăng thể tích máu tụ trong não một cách tốt nhất. Trong thực tế,
việc điều trị các bệnh nhân chảy máu não vẫn chƣa có kết quả khả quan, vì
một số bệnh nhân tƣởng nhƣ đƣợc cứu sống và tiên lƣợng tốt, nhƣng sau đó
lâm sàng lại xấu đi và tử vong. Hiện tại không có phƣơng pháp điều trị nội
khoa nào chứng minh có hiệu quả ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, trái với
việc thiếu các phƣơng pháp điều trị có hiệu quả, vẫn có những mô hình tiên
lƣợng tử vong và hồi phục chức năng cho chảy mu no. Những mô hình này
bao gồm những tiêu chuẩn liên quan đến tình trạng thần kinh, những thông số
lâm sàng và cận lâm sàng khác, và đặc điểm hình ảnh học. Vì những lý do
trên, việc nghiên cứu các yếu tố tiên lƣợng có vai trò rất quan trọng trong
chảy máu não. Nhằm xác định các yếu tố làm tăng thể tích máu tụ sau chảy
máu não trong giai đọan cấp, giúp điều trị và chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân
bị chảy máu não trong những giờ đầu, có những cơ sở để tiên lƣợng sớm các
bệnh nhân chảy máu não, chúng tui thực hiện đề tài nghiên cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Khảo sát diễn biến lâm sàng của bệnh nhân chảy máu não trên lều
trong 72 giờ đầu sau khởi phát.
2- Nhận xét sự thay đổi thể tích ổ máu tụ trong não, hình ảnh cắt lớp vi
tính não không cản quang và có cản quang của bệnh nhân chảy máu não trên
lều trong 72 giờ đầu.
3- Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với
sự thay đổi thể tích ổ máu tụ của bệnh nhân chảy máu não cấp trên lều trong
72 giờ đầu.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đột quỵ não
1.1.1. Khái niệm đột quỵ não
Đột quỵ não (stroke) là dạng phổ biến của bệnh mạch máu não. Đột quỵ
não là một hội chứng lâm sàng, thƣờng khởi phát một cách đột ngột, có tổn
thƣơng thần kinh khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại hơn 24 giờ
hay bệnh nhân tử vong trong vòng 24 giờ và nguyên nhân là do mạch máu,
không do chấn thƣơng [18]. Sự thay đổi bệnh lý của mạch máu gây ra do tắc
nghẽn hay do vỡ thành mạch máu.
Hậu quả của những bất thƣờng này gây tổn thƣơng trong não có hai
dạng: thiếu máu não, và chảy máu não. Chảy máu não chiếm 15% đến 20%
các trƣờng hợp đột quỵ, với tần suất mắc từ 7-17/100.000 dân và tăng theo
tuổi. Trên thế giới, tần suất mới mắc của chảy máu não khác nhau ở các chủng
tộc, cao ở ngƣời Châu Á và ngƣời Châu Phi [30]. Chảy máu não có tỷ lệ tử vong
cao trong tháng đầu tiên (từ 28 đến 52%) [96], phần lớn bệnh nhân chảy máu
não tử vong trong 3 ngày đầu do khối máu tụ gây hiệu ứng choán chỗ và gây
thoát vị não [30].
1.1.2. Phân loại bệnh mạch máu não theo ICD-10/1992
Theo phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10/1992. Đột quỵ não đƣợc xếp ở
phần I bệnh tim mạch và phần G bệnh thần kinh, và đƣợc phân loại nhƣ sau [67]:
I60- Chảy máu dƣới màng nhện.
I61- Chảy máu trong não.
I62- Chảy máu trong sọ khác không do chấn thƣơng.
I63- Nhồi máu não.
I64- Đột quỵ không xác định rõ chảy máu.
I65- Tắc và hẹp động mạch ở đọan trƣớc não không gây nhồi máu não.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top