daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Đại cương thuốc giải phóng kéo dài ................................................................. 2
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 2
1.1.2. Ưu nhược điểm của dạng thuốc kéo dài ............................................................ 2
1.1.3. Cấu tạo hệ cốt tác dụng kéo dài và cơ chế giải phóng ...................................... 2
1.1.4. Tá dược kéo dài giải phóng dùng trong thực nghiệm ....................................... 4
1.2. Felodipin .............................................................................................................. 5
1.2.1. Công thức hóa học: C18H19Cl2NO4 ................................................................... 5
1.2.2. Tính chất lý hóa ................................................................................................. 6
1.2.3. Dược động học .................................................................................................. 6
1.2.4. Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, bảo quản ................................ 6
1.2.5. Định tính, định lượng ........................................................................................ 7
1.2.6. Một số chế phẩm chứa felodipin có trên thị trường .......................................... 8
1.3. Các biện pháp làm tăng độ tan, độ hòa tan dược chất ................................... 8
1.4. Hệ phân tán rắn .................................................................................................. 9
1.4.1. Khái niệm .......................................................................................................... 9
1.4.2. Cơ chế làm tăng độ tan, độ hòa tan dược chất từ hệ phân tán rắn .................... 9
1.4.3. Ưu nhược điểm của hệ phân tán rắn ................................................................. 9
1.4.4. Phương pháp bào chế hệ phân tán rắn............................................................... 9
1.4.5. Các chất mang dùng trong hệ phân tán rắn ..................................................... 10
1.5. Một số nghiên cứu về felodipin giải phóng kéo dài ....................................... 11
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 15
2.1. Nguyên liệu và thiết bị ..................................................................................... 15
2.1.1. Nguyên liệu hóa chất ....................................................................................... 15
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu ......................................................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 16
2.2.1. Phương pháp sử dụng trong bào chế............................................................... 16
2.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng ................................................................... 17
2.2.3. Phương pháp khác ........................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN .................................. 24
3.1. Khảo sát lại một số tiêu chí trong đánh giá chất lượng. ............................... 24
3.1.1. Định lượng dược chất bằng phương pháp đo độ hấp thụ UV ......................... 24
3.1.2. Thẩm định lại một số tiêu chí trong phương pháp định lượng felodipin bằng
HPLC .........................................................................................................................26
3.2. Đánh giá viên đối chiếu PlendilR..................................................................... 28
3.3. Khảo sát các yếu tố thuộc về công thức và kỹ thuật bào chế ảnh hưởng đến
sự giải phóng felodipin từ viên nén ........................................................................ 29
3.3.1. Khảo sát độ hòa tan của hệ phân tán rắn ......................................................... 29
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của HPMC K4M lên giải phóng dược chất từ viên thực
nghiệm chứa hệ phân tán rắn FDP: PVP = 1:9 ......................................................... 30
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của HPMC E4M lên giải phóng dược chất của viên thực
nghiệm chứa hệ phân tán rắn FDP: PVP = 1:9 ......................................................... 31
3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của HPMC E4M lên giải phóng dược chất của viên thực
nghiệm chứa hệ phân tán rắn FDP: PVP: Poloxamer = 1:9:1,5. ............................... 33
3.3.5. Khảo sát ảnh hưởng của HPMC K4M đến giải phóng dược chất khi kết hợp
với 30% HPMC E4M trong viên thực nghiệm chứa hệ phân tán rắn FDP: PVP:
Poloxamer = 1:9:1,5.................................................................................................. 35
3.3.6. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược trơn ..................................................... 37
3.3.7. Khảo sát ảnh hưởng của lực dập ..................................................................... 38
3.3.8. Khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật bào chế viên nén ........................................ 38
3.4. Xây dựng công thức bào chế viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài ở
quy mô phòng thí nghiệm ....................................................................................... 40
3.4.1. Công thức bào chế........................................................................................... 40
3.4.2. Bào chế viên .................................................................................................... 40
3.4.3. Đánh giá độ hòa tan của từng mẻ theo mục 2.2.2.7 cho kết quả ở bảng sau: . 41
3.4.4. Đánh giá động học giải phóng viên thực nghiệm CT11 mẻ 3 ....................... 41
3.4.5. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng cho viên…………………………………… 41
3.5. Bàn luận ............................................................................................................ 41
3.5.1. Các yếu tố về công thức bào chế ảnh hưởng đến giải phóng dược chất từ viên
nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài...................................................................... 42
3.5.2. Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến giải phóng dược chất từ viên
nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài...................................................................... 43
3.5.3. Xây dựng công thức bào chế viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài ở
quy mô phòng thí nghiệm ......................................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 45
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 45
1.1. Về phương pháp định lượng FDP ...................................................................... 45
1.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến giải phóng dược chất từ viên nén felodipin 5 mg
giải phóng kéo dài ..................................................................................................... 45
1.3. Xây dựng công thức bào chế viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài ở quy
mô phòng thí nghiệm ................................................................................................ 45
2. Đề xuất. ................................................................................................................. 46
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp ảnh hưởng đến
sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan
trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh
thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch
thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người. Do vậy
điều trị tăng huyết áp là vấn đề cấp bách của cả cộng đồng.
Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Theo một
điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥
25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên
đến 25,1% . Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính
sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp.
Felodipin là dược chất được sử dụng khá phổ biến để điều trị tăng huyết áp với
nhiều sản phẩm ví dụ như Plendil của AstraZeneca và Renedil của Sanofi-aventis.
Hiệu quả điều trị rất tốt, nhưng do là thuốc ngoại nhập nên giá thành là vấn đề lớn
với bệnh nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về viên nén felodipin giải
phóng kéo dài còn hạn chế.
Vì vậy, chúng tui tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bào chế viên nén felodipin 5mg
giải phóng kéo dài” với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu các yếu tố thuộc về công thức bào chế và kỹ thuật ảnh hưởng đến
giải phóng dược chất từ viên nén.
2. Xây dựng công thức bào chế viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài ở quy
mô phòng thí nghiệm.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương thuốc giải phóng kéo dài
1.1.1. Khái niệm
Thuốc tác dụng kéo dài (TDKD) là những chế phẩm có khả năng kéo dài quá
trình giải phóng và hấp thu dược chất từ dạng thuốc nhằm duy trì nồng độ dược chất
trong máu trong vùng điều trị một thời gian với mục đích kéo dài thời gian điều trị,
giảm số lần dùng thuốc cho người bệnh, giảm tác dụng không mong muốn, nâng
cao hiệu quả điều trị của thuốc [1].
1.1.2. Ưu nhược điểm của dạng thuốc kéo dài
1.1.2.1. Ưu điểm so với dạng thuốc quy ước
- Duy trì được nồng độ điều trị của dược chất trong khoảng thời gian dài.
- Giảm số lần dùng thuốc, đảm bảo được sự tuân thủ của người bệnh theo pháp đồ
điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.
- Giảm dao động nồng độ thuốc trong máu, dẫn đến giảm tác dụng phụ, tác dụng
không mong muốn của thuốc.
- Nâng cao sinh khả dụng của thuốc do được hấp thu đều đặn, triệt để hơn.
- Giảm lượng thuốc dùng cho cả đợt điều trị, giảm chi phí cho bệnh nhân.
1.1.2.2. Nhược điểm
- Thuốc TDKD thải trừ chậm khỏi cơ thể khi có hiện tượng ngộ độc thuốc.
- Thuốc TDKD đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi uống quá trình giải phóng dược chất trong
đường tiêu hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó nếu sai sót trong kỹ thuật bào chế
hay những thay đổi về mặt sinh học trong cơ thể người bệnh đều có thể dẫn đến
những thất bại trong đáp ứng lâm sàng [1].
1.1.3. Cấu tạo hệ cốt tác dụng kéo dài và cơ chế giải phóng
Có nhiều phương pháp để kiểm soát giải phóng như: hệ cốt (cốt thân nước, cốt sơ
nước ăn mòn, cốt trơ khuếch tán), hệ màng bao, hệ hỗn hợp… Trong phạm vi khóa
luận này tui xin tập trung vào hệ cốt hòa tan ăn mòn [1].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top