daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1. TỔNG QUAN……………………………………….……………....3
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật……………………………………….3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L……………………………………………..3
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Gạo……………………………………………3
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Bombax L……………………………3
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Bombax malabaricum DC………4
1.2. Thành phần hóa học………………………………………………...............6
1.3. Tác dụng dƣợc lý…………………………………………………………..12
1.4. Tính vị, công dụng………………………………………………................14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………...16
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU……………………….16
2.1.1. Nguyên liệu………………………………………………………………16
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu………………………………………….............16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………..17
2.2.1. Định tính…………………………………………………………………17
2.2.2. Chiết xuất………………………………………………………………..17
2.2.3. Phân lập………………………………………………………….............18
2.2.4. Nhận dạng phân lập……………………………………………………...19
2.2.5. Đánh giá độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo……………………………19
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ………………………………….20
3.1. GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY..…………………………...20
3.2. CHIẾT XUẤT……………………………….…………………………... 20
3.3. ĐỊNH TÍNH CẮN TOÀN PHẦN METHANOL BẰNG SKLM……….. 22
3.4. PHÂN LẬP……………………………………………………………….25
3.4.1. Phân lập lần thứ 1……………………………………………………… 25
3.4.2. Phân lập lần thứ 2……………………………………………………… 25
3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CAO LỎNG HOA GẠO…………..30
3.6. BÀN LUẬN………………………………………………………………33
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………36
4.1. KẾT LUẬN……………………………………………………………….36
4.2. ĐỀ XUẤT…………………………………………………………………36
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trọn trong vành đai nhiệt đới ẩm gió mùa, tuy nhiên, do có sự
ảnh hƣởng của địa hình phức tạp nên khí hậu nƣớc ta có sự khác nhau cơ bản giữa
các vùng miền, chính điều đó đã tạo nên nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Về
thực vật, tổng số loài ƣớc đoán ở Việt Nam vào khoảng 12.000 loài [11]. Nguồn tài
nguyên này đang đƣợc các cộng đồng thuộc 54 dân tộc khác nhau sử dụng trong
chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật cũng nhƣ phục vụ các nhu cầu sinh kế khác
[5]. Theo các công bố gần đây, đã phát hiện 3.850 loài cây cỏ làm thuốc ở Việt
Nam, trong đó có gần 1.000 loài thƣờng đƣợc sử dụng trong dân gian, 300 loài đƣợc
sử dụng trong nền y học cổ truyền chính thống và khoảng 230 loài đƣợc sử dụng
trong công nghiệp Dƣợc [5].
Nhân dân ta đã biết sử dụng nhiều cây cỏ để làm thuốc từ lâu đời, đi cùng với
đó là một hệ thống những kinh nghiệm dân gian của việc thu hái, chế biến, bảo
quản… Ngành y dƣợc học dân tộc của nƣớc ta có một lịch sử phát triển rực rỡ, với
nhiều các bài thuốc cổ truyền, cùng với sự giao thoa của nền y học cổ truyền Trung
Hoa… Tất cả những điều này đã cho thấy nghiên cứu phát triển thuốc có nguồn gốc
từ dƣợc liệu là hƣớng đi tƣơng lai của ngành y dƣợc Việt Nam.
Cây Gạo còn có tên gọi khác là mộc miên, mày rừng… là loài cây khá thân
quen với ngƣời dân Việt Nam, nhất là vùng nông thôn phía Bắc. Cây Gạo đã đi vào
đời sống tinh thần của ngƣời dân qua những bài ca dao và câu tục ngữ dân gian.
Đến cuối xuân, ở những cây Gạo cổ thụ, lá sẽ rụng hết và đó là lúc hoa bắt đầu nở
rộ một màu đỏ tƣơi rực rỡ… Cây Gạo ngoài cái vẻ nên thơ đó còn đƣợc dùng phổ
biến làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, trong đó hoa Gạo đƣợc sử
dụng cho ngƣời thiếu máu nhƣợc sắc, rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày, mất
máu sau mổ, giúp ăn ngủ tốt, tăng cân... Bệnh viện Quân y 108 (Khoa Tiêu hóa và
Huyết học) đã dùng cao lỏng hoa Gạo 2/1 để điều trị thiếu máu nhƣợc sắc do rong
kinh, đa kinh, sau mổ, chảy máu do viêm loét dạ dày - tá tràng cho 75 bệnh nhân,
thấy có kết quả tốt [14]. Tại Trung Quốc năm 2011, một số nghiên cứu khoa học
cho thấy hoa Gạo có tác dụng chống oxy hóa, và có thể đây sẽ là một nguồn cung
cấp chất chống oxy hóa đầy tiềm năng [43].
Năm 2012, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã bƣớc đầu khảo sát thành phần
hóa học của hoa cây Gạo và phân lập đƣợc hai hợp chất là 5α,8α-epidioxyergosta-
6,22-dien-3β-ol và aurantiamid acetat [10].
Nhằm nghiên cứu sâu hơn thành phần hóa học và hƣớng đến thử tác dụng sinh
học của hoa cây Gạo, đề tài “Phân lập một số thành phần từ hoa cây Gạo và thử
độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo” đƣợc tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Phân lập một số thành phần từ hoa cây Gạo.
2. Bƣớc đầu đánh giá độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài đƣợc tiến hành với các nội dung sau:
1. Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất và phân lập một số thành phần từ dịch chiết methanol của hoa
cây Gạo.
3. Nhận dạng chất phân lập dựa trên các dữ liệu phổ.
4. Đánh giá độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo bằng phƣơng pháp Litchfield
– Wilcoxon.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L
Theo [5], cây Gạo (Bombax malabaricum DC.) đã đƣợc phân loại nhƣ
sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida),
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Bộ Bông (Malvales)
Họ Gạo (Bombacaceae)
Chi Bombax L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Gạo (Bombacaceae)
Họ Gạo (Bombacaceae) gồm tới 30 chi với 250 loài, phân bố ở vùng
nhiệt đới, nhất là ở châu Mỹ. Ở nƣớc ta có gặp các chi: Adansonia, Bombax,
Ceiba, Durio, Ochroma và Pachira với khoảng 100 loài [8].
Họ Gạo đặc trƣng bởi cây gỗ (đôi khi là gỗ lớn với bạnh gốc), có tế bào
nhầy và khoang nhầy. Lá mọc cách, đơn hay kép chân vịt, có lá kèm sớm
rụng; có lông hình sao và có vẩy phân nhánh. Bao hoa mẫu 5, thƣờng có đài
phụ, cánh hoa nếu có thì xếp vặn. Nhị 5 đến nhiều, rời hay hợp thành bó hay
ống; bao phấn 1 ô, mở dọc. Quả nang thƣờng là nang chẻ ô. Hạt không có
lông bao ngoài; thƣờng không có nội nhũ [1], [8].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Bombax L.
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật
Cây gỗ lớn, thân có bạnh vè, có gai, tán lá rậm. Lá mọc so le, có cuống,
kép chẻ ngón, với 3 hay 9 lá chét. Hoa đều, lƣỡng tính, đơn độc hay tập hợp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top