daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảo cổ lam là một dược liệu quý, được phát hiện và sử dụng lần đầu ở
Nhật Bản với tên gọi cây trường sinh. Năm 1997, GS. TS. Phạm Thanh Kì đã
phát hiện ra Giảo cổ lam tại Lào Cai – Việt Nam. Trong những năm gần đây,
Giảo cổ lam được trồng trên diện rộng ở các địa phương, được chế biến thành
các sản phẩm chè Giảo cổ lam đa dạng và được lưu thông rộng rãi trên thị
trường như Giảo cổ lam Tuệ Linh, Giảo cổ lam Ba Tri, Giảo cổ lam Tam
Đảo… Do nguồn gốc Giảo cổ lam phức tạp, không rõ ràng lại được sử dụng
với số lượng lớn nên rất khó kiểm soát dẫn đến tình trạng dược liệu giả mạo,
dược liệu kém chất lượng vẫn lưu thông tự do trên thị trường ảnh hưởng đến
sức khỏe của nhân dân. Vì vậy, việc phân tích so sánh các mẫu Giảo cổ lam
và lựa chọn dược liệu sử dụng để đảm bảo chất lượng thuốc là hết sức cần
thiết.
Những nghiên cứu để đưa ra các tiêu chuẩn truyền thống về Giảo cổ lam
trước đây như cảm quan về hình thái, đặc điểm vi phẫu, chỉ thị hóa học… rất
khó để đánh giá chính xác chất lượng Giảo cổ lam. Vì vậy, việc phân tích
thành phần hóa học đặc biệt là thành phần saponin để bước đầu xây dựng tiêu
chuẩn vân tay hóa học của Giảo cổ lam là rất quan trọng và và có ý nghĩa thực
tiễn trong kiểm soát nguồn gốc và chất lượng của dược liệu này. Xuất phát từ
yêu cầu thực tế trên, khóa luận “Định tính saponin trong Giảo cổ lam bằng
sắc ký lớp mỏng” được thực hiện với 2 mục tiêu:
- Định tính thành phần saponin của loài Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino.
- So sánh thành phần saponin giữa các loài GCL thuộc chi
Gynostemma ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢO CỔ LAM
1.1.1. Đặc điểm chi Gynostemma Blume
1.1.1.1. Vị trí phân loại chi Gynostemma Blume
Theo các tài liệu Thực vật dược và phân loại thực vật [15], Cây cỏ Việt
Nam [10], chi Gynostemma Blume được xếp vào họ Cucurbitaceae (họ Bầu
bí). Vị trí của chi Gynostemma Blume trong hệ thống phân loại thực vật dược
như sau:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Sổ Dilleniidae
Liên bộ Hoa tím Violanae
Bộ Bí Cucurbitales
Họ Bầu bí Cucurbitaceae
Chi Gynostemma.
Hiện nay, đã nhận dạng 21 loài của chi Gynostemma Blume. Ở Trung
Quốc đã được ghi nhận 14 loài [22]. Ở Việt Nam, chi Gynostemma Blume có
5 loài [23].
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chiGynostemma Blume
Chi Gynostemma Blume được mô tả đầu tiên bởi Blume vào năm 1825
dựa trên đặc điểm hình thái của loài G. simplicifolium [22]. Từ đó đến nay, đã
có thêm nhiều loài được mô tả. Các loài thuộc chi Gynostemma có các đặc
điểm chung như sau [10], [45]:
Cây thảo, mảnh, thân leo, sống lâu năm. Lá kép, ít khi là lá đơn, lá khía
răng cưa. Tua cuốn chẻ đôi, đôi khi có tua cuốn đơn. Cụm hoa khác gốc, dạng
chùy mảnh, dài, nhất là đối với hoa đực. Hoa nhỏ, màu trắng hay lục nhạt, có
lá bắc con; cuống hoa có đốt. Đài hoa hình bánh xe, chia 5 thùy, ngắn. Tràng
hình bánh xe, hơi hàn liền phần gốc tràng, có đầu nhọn. Nhị 5, ở phần gốc chỉ
nhị hàn liền thành cột. Bao phấn 1 ô, nhưng nhìn có vẻ như 2 ô. Nhụy: bầu
hình cầu nhỏ, 2 – 3 ngăn, 2 – 3 vòi nhụy với đầu nhụy chia 2 – 3 đầu nhọn.
Quả hình cầu lớn hơn hạt đậu, không mở, 2 – 3 hạt hình trứng hơi dẹt 2 bên
hay có 3 góc. Hạt sần sùi.
Các loài của chi Gynostemma Blume phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
châu Á và Đông Nam Á từ Hymalaya tới Nhật Bản, Malaysia và New
Guinea. Loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino là loài phổ biến
nhất, nó phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Srilanca, Lào, Myama, Hàn
Quốc, Nhật Bản và Việt Nam [45].
1.1.1.3. Các loài trong chi Gynostemma tại Việt Nam
Hiện nay có 3 loài thuộc chi Gynostemma đã được công bố tại Việt Nam.
a. Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
- Đặc điểm thực vật:
Cây thảo, mọc leo, thân cành mảnh, có góc cạnh, không lông hay lông
thưa thớt ở mấu. Lá kép chân vịt – bàn đạp, 5 – 7 lá chét dài 3 – 9cm, rộng 1,5
– 3cm, mép lá có răng cưa.Tua cuốn mảnh, xẻ đôi ở đỉnh [6].
Cụm hoa đực dạng chùm kép. Hoa có cuống mảnh cỡ 1 – 4 mm; ống đài
rất ngắn, thùy đài hình tam giác, dài khoảng 0,7 mm, đỉnh nhọn, thùy tràng
hình bầu dục hay mũi mác, đỉnh nhọn có một gân, nhị 5.
Cụm hoa cái dạng chùm ngắn hơn hoa đực. Hoa cái có đài và tràng
giống hoa đực, bầu hình cầu 2 – 3 ô, vòi nhụy 3, nhị lép 5, ngắn.
Quả không tự mở, hình cầu, đường kính 5 – 6 mm, khi chín màu đen.
Hạt hình trứng hay hình tim, đường kính 4 mm, màu nâu, đỉnh tù, gốc hình
tim dẹt.
Mùa hoa tháng 3 – 10, quả tháng 4 – 12 [5], [6], [7].
Cây mọc trên đá vôi, đá hoa cương và đất núi lửa, trong rừng thưa, lùm
bụi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao 2000m [6].
- Phân bố: tại Việt Nam, cây mọc ở nhiều nơi như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hòa Bình, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Đồng Nai [5], [6].
b. Gynostemma longipes C.Y.W
- Đặc điểm thực vật:
Cây dây leo. Thân cành mảnh, có 5 góc hình ngũ giác. Lá kép chân vịt.
Mép lá răng cưa to. Ngọn lá nhọn dài. Mặt trên có lông cứng rải rác, mặt dưới
nhẵn, gân bên 9 cặp hình lông chim, có lông tơ thưa. Lá bên nhỏ dần. Tua
cuốn mảnh, rẽ đôi muộn.
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực kép 3 lần chùm, mảnh. Hoa đực rất
nhỏ, màu trắng. Đài 5 rời, hình tam giác. Tràng 5, hình tam giác, rời. Nhị 5,
chỉ nhị dính thành 1 cột ở trung tâm, hình sao; bao phấn 2 ô.
Cụm hoa cái kép 3 lần chùm. Hoa cái, cuống dài 1,8 – 2,0 mm. Đài và
tràng giống như hoa đực, bộ nhụy cấu tạo thường bởi 3 lá noãn hàn liền, 2 – 3
vòi nhụy mập, rời; núm nhụy chia 2 – 3; bầu giữa, 3 ô, mỗi ô có 1 hạt.
Quả mọng, khi chín màu xanh, đường kính 6 – 7 mm, cuống quả dài 8 – 15
mm. Hạt hình tim, rộng 3 – 4 mm, màu xám nhạt, 2 mặt có hoa văn dạng cục,
viền hạt có răng cưa.
- Mùa hoa vào tháng 8 – 10, mùa quả vào tháng 11 – 12.
- Phân bố: Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng [2].
c. Gynostemma laxum (Wall.) Cogn.
- Tên khác: Cổ yếm lá bóng, Thư tràng thưa [5].
- Đặc điểm thực vật:
Cây dây leo mảnh, phân nhánh nhiều, nhẵn hay có lông tơ rất thưa,
gióng dài 10 – 20 cm. Lá mỏng, lá kép hình chân vịt, 3 lá chét, cuống dài 1,5
– 4 cm, nhẵn, gân phụ 5 – 7 cặp. Lá chét kích cỡ 4 – 10 × 2 – 3 cm; mép lá
hình sóng rãnh. Hoa khác gốc. Cụm hoa đực hình chùy, mọc ở ngọn hay ở
nách lá, dài 10 – 30 cm, có lông tơ mịn. Tràng hoa 5, rời, màu vàng xanh.
Kích thước 1,5 × 0,5 mm. Nhị 5, hàn liền ở chỉ nhị và bao phấn. Cụm hoa cái
giống cụm hoa đực, bầu hình cầu, đường kính 1 mm. Vòi nhụy 3, rời, xẻ đôi ở
đỉnh. Quả hình cầu, to 6 – 8 cm, màu vàng xanh, nhẵn, không tự mở, hơi dẹt.
Hạt 2 – 3, hình trứng rộng, đường kính 4 mm [5], [10]. Mùa hoa vào tháng 5.
- Phân bố:
Cây mọc ở độ cao 1200 m, trong các khu rừng, dọc theo các con suối
[25], [27].
Cây mọc leo ở các khu rừng thưa, savan cỏ, trên đất sét hay các rừng
cây bụi trên núi đá vôi.Ở Việt Nam, cây mọc leo ở rừng thưa các tỉnh: Lào
Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Trị [5], [10].
1.1.2. Thành phần hóa học của các loài Giảo cổ lam
1.1.2.1. Saponin trong Giảo cổ lam
1
2 3
4
5
6 7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21 22 24 26
27
23 25
28 29
30
Hình 1.1. Cấu trúc Dammaran thuộc nhóm Saponin triterpen tetracyclic
Các nghiên cứu đầu tiên đã phát hiện saponin có mặt trong Giảo cổ lam
thuộc nhóm dammaran (hình 1.1). Dammaran là nhóm saponin triterpenic có
cấu trúc 4 vòng (triterpenoid tetracyclic). Trong công thức phân tử có 30
carbon và do 6 nhóm hemiterpen ghép lại theo qui tắc đầu đuôi. Các saponin
thuộc nhóm này xuất hiện nhiều trong các cây thuộc chi Panax L., họ
Araliaceae. Đặc biệt các saponin trong Nhân sâm (Panax ginseng C. A.
6
Mayer) cho thấy nhiều tác dụng quí đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu.
a. Loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino:
Đã có trên 100 saponintrong thành phần Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino được phân lập và nhận dạng cấu trúc, trong đó có 8 saponin
giống như loại protoPanaxadiol trong ginsenosid của Panax ginseng C. A.
Mayer là Rb1 (Gypenosid III) [31], [42], Rc [33], Rb3 (Gypenosid IV), Rd
(Gypenosid VIII), F2 [33], Rg3 [35], malonyl-Rb1 và malonyl-Rd [38].
Ngoài ra cũng phát hiện Rf là 1 protoPanaxatriol [33]. Những ginsenosid đó
chiếm khoảng 25% tổng gypenosid toàn phần trong cây và là minh chứng đầu
tiên của nhóm saponin nhân sâm được tìm thấy ngoài họ Araliaceae [32]. Một
số Gypenosid XXVIII, XXXVII, LV, LXII, LXIII cũng tìm thấy trong loài
Gynostemma sylvestre (Retz) Schult [48]. Các saponin còn lại chiếm phần lớn
các gypenosid được phát hiện lần đầu ở loài G. pentaphyllum (Thunb.)
Makino.
R
R 7
R 5
6
1 9
18
20
30
28 29
17
R
3
R
4
O
R
2
R
1
CH
2OH OH
OH
OOH
O
OCH
3
CH
2O
OH
Glu
O Rh
a
a b c
d e f
g
h
i
Hình 1.2a Cấu trúc saponin trong G. pentaphyllum (Thunb.) Makino Hình 1.2b Các dạng cấu trúc R7
Hình 1.2. Khung cấu trúc saponin trong G. pentaphyllum (Thunb.) Makino
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng áp lực nước lỗ rỗng đối với sự ổn định của đập đất được đắp bằng đất loại sét có tính trương nở Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Một Số Tính Chất Định Tính Của Vài Lớp Phương Trình Vi Phân Giá Trị Khoảng Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu bài tập hóa học phân tích định tính ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Đánh giá công tác khảo sát, tính toán ổn định mái dốc phục vụ thi công đường cao tốc Nội Bài Lào Cai, 264km Kiến trúc, xây dựng 1
D Nghiên cứu tổng hợp xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất Pt(II),Pd(II) với phối tử bazo Schiff Khoa học Tự nhiên 0
D đánh giá khả năng định tính nhóm beta agonist trong thịt bằng kit betaagonist elisa của hãng randox Nông Lâm Thủy sản 0
V Nghiên cứu thu nhận và xác định một số đặc tính protease đông tụ sữa từ Aspergillus awamori và ứng d Kiến trúc, xây dựng 2
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top