daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương tủy sống (TTTS) là tình trạng một phần tủy sống bị tổn thương,
gây ảnh hưởng đến phần cơ thể tương ứng (phần do tủy sống kiểm soát) [3], [53].
Đây là tình trạng bệnh lý gây rối loạn chức năng trầm trọng ở các cơ quan và để lại
nhiều biến chứng, đặc biệt là nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) [11].
NKTN là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất, sớm nhất và điều trị khó nhất trên
bệnh nhân TTTS. Do sau chấn thương, bệnh nhân thường phải đặt ống dẫn lưu nước
tiểu, nếu không tuân thủ nguyên tắc và kỹ thuật chặt chẽ NKTN sẽ rất dễ xảy ra
[11]. Một đặc điểm cần chú ý là việc chẩn đoán NKTN trên đối tượng TTTS thường
chậm trễ hay dễ bỏ qua do bệnh nhân mất đi các chức năng về cảm giác [19], [33],
[41]. Do đó NKTN nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các
biến chứng nguy hiểm như: suy giảm chức năng thận, nhiễm khuẩn huyết thứ
phát…[22], [44].
Tại Việt Nam tỉ lệ TTTS ngày càng ra tăng do tai nạn giao thông và tai nạn
lao động. Bên cạnh đó theo các tài liệu có được, chưa có nghiên cứu nào được tiến
hành nhằm tìm hiểu đặc điểm NKTN trên bệnh nhân TTTS. Các nghiên cứu đa số
chỉ dừng lại ở NKTN nói chung hay trên các đối tượng như trẻ em hay người lớn.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tui tiến hành đề tài: “Khảo sát tình
hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân tổn
thương tủy sống tại Trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai” với các
mục tiêu sau:
1. Mô tả về đặc điểm của bệnh nhân TTTS và tình hình NKTN trên bệnh
nhân TTTS.
2. Phân tích việc sử dụng kháng sinh điều trị NKTN trên bệnh nhân TTTS.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG
Tuỷ sống là đường thần kinh đi từ não xuống dưới dọc theo cột sống và nằm
trong ống sống. Đây là bộ phận quan trọng chi phối toàn bộ những hoạt động bình
thường của con người như: vận động, cảm giác, phản xạ, dinh dưỡng và các chức
năng thực vật khác [11], [3].
1.1.1. Dịch tễ
Ở Mỹ những năm 80 thế kỉ XX, mỗi năm có khoảng 11.000 người bị TTTS
và số bệnh nhân tử vong trước khi vào viện là 4800 người [11], [28]. Theo số liệu
thống kê của nghiên cứu toàn cầu về dịch tễ TTTS trên 17 nước khác nhau, Bồ Đào
Nha và Tây Canada có tỉ lệ TTTS/triệu người là cao nhất (57,8 và 52,5) [14].
Nguyên nhân chính gây ra TTTS là tai nạn giao thông (44,8%), kế tiếp là ngã chiếm
21,7%, bạo lực (16%), hoạt động thể thao (13%), nguyên nhân khác (4,5%). Đặc
biệt 82% số người bị TTTS là nam giới [24]. Ở các nước như Anh, Nhật Bản, Pháp
tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân chính gây nên TTTS [14]. Trong khi đó ở
Việt Nam, TTTS chủ yếu là do tai nạn lao động (71,2%) như ngã cao, sập hầm lò,
tai nạn giao thông chỉ chiếm 20% [11].
1.1.2. Phân loại và mức độ tổn thương
1.1.2.1. Phân loại
TTTS được phân loại dựa trên sự mất hay còn của các chức năng dẫn truyền
và các cung phản xạ tự động của tủy sống. Thông qua khám lâm sàng có thể phân
loại và xác định được mức độ của tổn thương. Cụ thể:
TTTS hoàn toàn: không có vận động, cảm giác dưới mức tổn thương, trong
khi có thể còn sự hiện diện của phản xạ hành hang: Một ngón tay để trong hậu môn,
phản xạ dương tính nếu cơ vòng hậu môn thắt lại mỗi khi tay kia bóp vừa phải đầu
dương vật hay ép lên âm vật.
TTTS không hoàn toàn: khi bệnh nhân có bất kì biểu hiện vận động hay cảm
giác nào dưới mức tổn thương bao gồm phần cùng cụt [9], [11].
3
1.1.2.2. Đánh giá mức độ tổn thương
Dựa theo phân loại của Hiệp hội tổn thương tủy sống Hoa Kỳ (ASIA) [42],
TTTS được chia thành các mức độ sau theo bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đánh giá mức độ TTTS theo ASIA [42].
Mức độ Biểu hiện Phân loại
A
Mất chức năng cảm giác và vận động dưới mức
tổn thương. Hoàn toàn
B
Cảm giác còn, vận động mất dưới mức tổn
thương.
C
Cảm giác còn, vận động được bảo tồn dưới mức
tổn thương và hơn nửa số cơ chính ở dưới mức
tổn thương có điểm thử cơ < 3.
D
Cảm giác còn, vận động được bảo tồn bên dưới
mức tổn thương và hơn nửa số cơ chính ở dưới
mức tổn thương có điểm thử cơ ≥ 3.
Không hoàn toàn
E Không có tổn thương thần kinh. Bình thường
1.1.3. Biến chứng của TTTS
Sau khi bị TTTS, dù đã được cứu sống nhưng sau đó bệnh nhân luôn gặp
phải rất nhiều biến chứng như NKTN, biến chứng do rối loạn dinh dưỡng làm loét
các điểm tỳ (gót chân, bả vai), biến chứng teo cơ, cứng khớp và tổn thương về tâm
lý. Đây là thử thách lớn với cả thầy thuốc và người bệnh [11].
1.2. NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
1.2.1. Định nghĩa
NKTN là tình trạng bệnh lý trong đó đường tiết niệu bị vi khuẩn tấn công và
gây viêm ở bất cứ vị trí nào từ lỗ niệu đạo tới vỏ thận [7], [21].
1.2.2. Dịch tễ
Đây là một trong số những bệnh lý thường gặp nhất ở cộng đồng dân cư, từ
độ tuổi mới sinh cho đến lúc về già [7], [20]. Tỷ lệ NKTN ở nữ giới cao hơn nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tình hình sử dụng EPO ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại đơn nguyên thận nhân tạo Y dược 0
D Khảo sát tình hình chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017 Y dược 0
C Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện x Kiến trúc, xây dựng 0
D Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiến English 0
H Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị vô sinh bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư tại Trung Y dược 0
D Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khảo sát dịch truyền dinh dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn lọc má Y dược 0
D Khảo sát tình trạng dưỡng của bệnh nhân nằm viện và việc sử dụng dịch truyền dinh dưỡng ở khoa Thận Y dược 0
R Khảo sát tình hình sử dụng vancomycin ở Bệnh viện Bạch Mai Y dược 0
D Khảo sát tình hình sử dụng methotrexat trên bệnh nhân chửa ngoài tử cung chưa vỡ tại Bệnh viện Phụ s Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top