rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lo âu (anxiety disorders) là sự lo sợ quá mức trước một tình huống
xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng đến sự thích nghi với
cuộc sống của người bệnh. Đây là một trong những rối loạn tâm lý có tính phổ biến
cao, có xu hướng ngày càng gia tăng, thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như
mất ngủ, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi [14]. Hiện nay, phương pháp
điều trị rối loạn lo âu chủ yếu là phối hợp liệu pháp tâm lý với thuốc giải lo âu
(anxiolytics). Các thuốc giải lo âu có nguồn gốc hóa dược chính được sử dụng là
các dẫn chất của benzodiazepin, buspiron và các thuốc chống trầm cảm ức chế chọn
lọc tái thu hồi serotonin hay chống trầm cảm 3 vòng [17]. Hạn chế lớn nhất của các
thuốc có nguồn gốc hóa dược là tác dụng phụ, khả năng lệ thuộc thuốc và phản ứng
cai thuốc xảy ra khi dừng điều trị. Thêm vào đó, giá thành cao của các thuốc này
cũng là vấn đề cần quan tâm khi sử dụng thuốc hàng ngày trong một thời gian dài
cho bệnh nhân. Vì vậy, sử dụng các thuốc và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu hiện
được coi là hướng tiếp cận bổ sung và thay thế cho các thuốc có nguồn gốc hóa
dược trong điều trị rối loạn lo âu [47].
Chi Stephania Lour. là một trong những chi lớn nhất thuộc họ Tiết dê
(Menispermaceae) với khoảng 60 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới của châu Á, châu Phi và châu Úc. Trong lĩnh vực dược lý thần kinh và tâm
thần, nghiên cứu về các loài trong chi chủ yếu tập trung trên tác dụng chống loạn
tâm thần, hướng điều trị Alzheimer, an thần và giải lo âu. Nhiều nghiên cứu hóa học
và dược lý đã được thực hiện để làm sáng tỏ các hướng tác dụng trên trong đó nhiều
alkaloid có hoạt tính sinh học đã được phân lập và xác định cấu trúc [48].
Tại Việt nam, các loài của chi Stephania Lour. được nghiên cứu khá đầy đủ
về hóa học và tác dụng sinh học hướng an thần trên cơ sở chiết tách L
tetrahydropalmatin và kinh nghiệm sử dụng của nhân dân [6], [16]. Hướng nghiên
cứu của đề tài tập trung vào đánh giá tác dụng dược lý thần kinh và tâm thần của hai
loài Stephania được phát hiện ở Ba vì (Hà nội) và Phong Nha (Quảng Bình) là
Stephania sinica Diels. (bình vôi tán ngắn) và Stephania dielsiana Y.C. Wu. (củ
dòm) [6]. Quan sát của Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Quốc Huy cho thấy dịch chiết S.
dielsiana có tác dụng giảm hoạt động của chuột và kéo dài thời gian ngủ do
thiopental gấp 3 lần và 8 lần so với nhóm chứng khi dùng liều tương ứng 1,25g/kg
và 2,5g/kg [10]. Nghiên cứu ban đầu về hóa học của Đỗ Quyên, Nguyễn Quốc Huy
và cộng sự cũng cho thấy có sự khác biệt về thành phần alcaloid giữa các loài
Stephania, trong khi tỷ lệ L-tetrahydropalmatin ở S. sinica là khoảng 2,43% thì ở S.
dielsiana chỉ là 0,4% [6]. Những kết quả này gợi ý cho hướng nghiên cứu sâu hơn
về tác dụng an thần và giải lo âu của S. sinica và S. dielsiana đồng thời tìm hiểu
xem liệu tác dụng này có phụ thuộc vào sự có mặt của L-tetrahydropalmatin trong
dược liệu hay không.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài được triển khai với mục tiêu đánh giá tác dụng
giải lo âu và an thần thực nghiệm của dịch chiết nước và alcaloid toàn phần của
Stephania sinica Diels. và Stephania dielsiana Y.C. Wu. trên chuột bình thường và
chuột chịu stress do cô lập.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Chi Stephania Lour.: Thành phần hóa học và các tác dụng dược lý tâm
thần/thần kinh
1.1.1. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của chi Stephania Lour. gồm có alcaloid, flavonoid, tinh
bột, đường khử, acid malic, enzym oxydase....Trong đó alcaloid là thành phần chính
và được quan tâm nhiều nhất [48]. Các alcaloid đã phân lập từ các loài trong chi
Stephania Lour. có thể xếp vào 9 nhóm: benzylisoquinolin, bisbenzylisoquinolin,
aporphin, proaporphin, protoberberin, morphinan, hasubanan, stephaoxocan và
eribidin [6]. Trong số này L-tetrahydropalmatin (THP) là alcaloid được nghiên cứu
nhiều nhất để phát triển ứng dụng sản xuất thuốc an thần, gây ngủ.
1.1.2. Hàm lượng alcaloid toàn phần và L-tetrahydropalmatin trong các loài bình
vôi ở Việt Nam
1.1.2.1. Alcaloid toàn phần
Năm 2000, Nguyễn Tiến Vững đã công bố hàm lượng alcaloid toàn phần từ
3 loài bình vôi nghiên cứu như sau :
Bảng 1.1: Kết quả định lượng alcaloid toàn phần (Nguyễn Tiến Vững)
Stt Loài Nơi thu hái Hàm lượng alcaloid toàn phần (%)
1 S. glabra(Roxb.) Miers Ninh Bình 2,96
2 S. kuinanensis H.S.Lo Lạng Sơn 4,41
3 Stephania sp3. Quảng Ninh 2,32
Năm 2000, Lã Đình Mỡi đã khảo sát hàm lượng alcaloid toàn phần trong 5
loài bình vôi nghiên cứu :
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top