daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là chấn thương thường gặp trong lao động sản xuất cũng như sinh hoạt
thường ngày. Ở nước ta, bỏng đứng hàng thứ 3 trong số các chấn thương ngoại khoa
nói chung [13] với 844.000 bệnh nhân mỗi năm, chiếm gần 1% dân số [12]. Bỏng
có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bỏng nhiệt thường gặp nhất chiếm
khoảng 84-94% số ca bỏng [17].
Bệnh nhân bỏng thường phải điều trị dài ngày, tốn kém. Nếu không được điều trị
tốt, bỏng có thể để lại nhiều di chứng lâu dài, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày,
khả năng lao động, thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh [17], [23].
Điều trị tại chỗ có vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bỏng. Mục đích
điều trị tại chỗ là loại bỏ mô hoại tử, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, đẩy nhanh quá trình
liền vết thương, hạn chế di chứng. Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị
tại chỗ vết thương bỏng như: thuốc kháng khuẩn, thuốc làm rụng hoại tử, thuốc làm
khô se vết bỏng, thuốc kích thích biểu mô hóa,… [17]. Tuy nhiên, ngay cả những
thuốc được sử dụng phổ biến nhất vẫn có rất nhiều tác dụng không mong muốn,
thậm chí làm chậm quá trình liền vết thương. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các thuốc
mới tốt hơn nhằm hỗ trợ hay thay thế các thuốc hiện tại luôn là yêu cầu bức thiết
đối với công tác điều trị bỏng hiện nay.
Sâm đại hành là dược liệu phổ biến, mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở
nước ta để làm thuốc. Từ lâu, Sâm đại hành đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian
để chữa các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, chốc đầu, lở loét [4], [9]. Nghiên
cứu của một số tác giả trong và ngoài nước cho thấy các hoạt chất chính trong Sâm
đại hành là eleutherin và isoeleutherin có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với một số
vi khuẩn [5], [42].
Từ nguồn dược liệu rẻ tiền, sẵn có, với quy trình đơn giản, viện Hóa học các hợp
chất thiên nhiên, viện Khoa học quốc gia Việt Nam đã chiết xuất và phân lập thành
công hỗn hợp 2 hoạt chất eleutherin và isoeleutherin với tỷ lệ 1:1 (gọi là EB12) từ
thân rễ Sâm đại hành.
Với mong muốn tìm được loại thuốc mới từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong
nước, dựa vào các tài liệu tham khảo và các nghiên cứu thăm dò, chúng tui tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị bỏng của EB12 trên thực
nghiệm” với 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn, vi nấm in vitro của EB12.
2. Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của kem EB12 trên bỏng nhiệt thực
nghiệm.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỎNG
1.1.1. Định nghĩa và dịch tễ bỏng
Bỏng là các tổn thương do nhiệt độ, hóa chất hay dòng điện gây ra. Tổn thương
bỏng thường chỉ ở da, nhưng cũng có trường hợp bỏng sâu tới các lớp dưới da như
gân, cơ, xương khớp và các tạng.
Bỏng là chấn thương ngoại khoa thường gặp. Theo thống kê, nước Anh có
khoảng 250.000 bệnh nhân bỏng mỗi năm [26]. Con số này ở Mỹ lên đến hơn 1
triệu người [48]. Việt Nam ước tính mỗi năm có khoảng 844.000 người bị bỏng,
chiếm gần 1% dân số, trong đó 25% là trẻ em từ 1 đến 5 tuổi [12]. Tai nạn bỏng là
một trong những gánh nặng đối với ngành y tế các nước. Hàng năm, số bệnh nhân
bỏng cần điều trị nội trú ở Pháp khoảng 10.000 người [17], ở Hoa Kỳ khoảng
75.000 người [48], ở Anh khoảng 112.000 người [26]. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng
Viện Bỏng Quốc Gia mỗi năm đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 2.500 bệnh nhân
bỏng mức độ từ nặng đến rất nặng [17].
Bỏng để lại những gánh nặng thương tật nặng nề, đồng thời là nguyên nhân gây
tử vong đáng lo ngại. Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 cho thấy mỗi
năm có hơn 310.000 bệnh nhân tử vong do bỏng lửa, chưa kể đến các loại bỏng
khác, trong đó hơn 30% bệnh nhân dưới 20 tuổi [23]. Tại Việt Nam, nghiên cứu
“Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” của Nguyễn Thị Trang
Nhung cho thấy tỷ lệ tử vong do bỏng là 243/100.000 dân, cao hơn rất nhiều so với
tỷ lệ chung của khu vực và thế giới [13]. Cũng theo nghiên cứu này, số năm sống
tàn tật hiệu chỉnh (DALYs) mà tai nạn bỏng để lại lên tới 15.717/100.000 dân [13].
1.1.2. Mức độ nặng của tổn thương bỏng
Đối với tổn thương bỏng, phản ứng của cơ thể, diễn biến của quá trình liền vết
thương, nguy cơ xuất hiện các biến chứng và hậu quả do bỏng để lại tùy thuộc vào
mức độ nặng của tổn thương. Để đánh giá mức độ nặng của tổn thương bỏng, có thể
dựa vào các yếu tố sau: độ sâu của tổn thương, diện tích vết bỏng, tác nhân gây
bỏng, vị trí bỏng trên cơ thể và thể trạng bệnh nhân [21]. Cụ thể:
1.1.2.1. Tác nhân gây bỏng
Các tác nhân gây bỏng có thể chia thành ba nhóm chính là nhiệt độ, hóa chất và
dòng điện [23], [26]. Mức độ nặng của tổn thương phụ thuộc vào loại tác nhân và
đặc điểm của tác nhân gây bỏng.
Các tác nhân nhiệt độ như ngọn lửa, các vật rắn nóng, các chất lỏng nóng hoặc
khí nóng gây bỏng nhiệt. Mức độ tổn thương trong bỏng nhiệt phụ thuộc nhiệt độ
của tác nhân, thời gian, diện tích và áp lực của nguồn nhiệt lên da [26]. Nhiệt độ
càng cao, thời gian tiếp xúc càng dài, diện tích càng rộng và áp lực lên da càng lớn,
mức độ tổn thương càng nặng [26].
Các hóa chất như acid hay kiềm mạnh có thể gây bỏng hóa chất với mức độ
nặng của tổn thương phụ thuộc vào bản chất và nồng độ của tác nhân [21]. Các acid
gây biến tính protein, hoại tử mô và thường gây đau cho bệnh nhân [26]. Riêng acid
hydrofluoric có khả năng thâm nhập sâu vào mô cơ thể, gây nhiễm độc toàn thân, có
thể dẫn đến tử vong ngay cả với vết bỏng nhỏ [26]. Các tác nhân kiềm có khả năng
thâm nhập vào mô sâu hơn hầu hết các acid, gây biến tính protein, làm tế bào mất
nước và gây hoại tử mô mỡ [26]. Đặc biệt, bỏng kiềm ban đầu không đau nên bệnh
nhân thường không biết để xử trí kịp thời khiến tổn thương nặng thêm [26].
Mức độ nặng của tổn thương trong bỏng điện tùy thuộc vào tính chất và điện thế
của nguồn điện. Trong khi các nguồn điện một chiều với điện thế thấp thường chỉ
gây tổn thương ngoài da, nguồn điện cao thế (khoảng 1000V) có thể gây tổn thương
mô rộng lớn, thậm chí tiêu cơ vân và suy thận [26], [49]. Dòng điện xoay chiều nếu
đi qua cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim và dẫn tới tử vong [26], [49].
1.1.2.2. Diện tích tổn thương bỏng
Diện tích vết bỏng là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ nặng của tổn
thương: diện tích càng rộng, mức độ tổn thương càng nặng [23]. Vết bỏng có diện
tích rộng có nguy cơ nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn toàn thân cao [23], [29],
[47], thời gian liền vết thương kéo dài, để lại sẹo xấu [23]. Tổng diện tích bỏng trên
cơ thể quá lớn còn có thể dẫn đến sốc tuần hoàn và tử vong [23]. Thống kê ở các
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top