daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ NỢ TRONG QUÁ
TRÌNH GIẢI QUYẾT TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.............. 11
1.1. Khái niệm và phân loại chủ nợ ............................................................. 11
1.1.1. Khái niệm chủ nợ............................................................................ 11
1.1.2. Phân loại chủ nợ.............................................................................. 14
1.1.3. Thẩm quyền của Hội nghị chủ nợ.................................................. 22
1.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quy định vai trò của chủ
nợ trong Luật phá sản và gợi mở cho Việt Nam.......................................... 24
1.2.1. Vai trò của chủ nợ trong pháp luật phá sản của Cộng hòa Pháp .... 24
1.2.2. Vai trò của chủ nợ trong pháp luật phá sản Nhật Bản.................... 27
1.2.3. Vai trò của chủ nợ trong Luật Phá sản của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa ................................................................................................. 29
Chương 2: VAI TRÒ CỤ THỂ CỦA CHỦ NỢ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN
GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN HIỆN HÀNH………………………………34
2.1. Các quy định trước khi thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án ................ 35
2.2. Các quy định về thủ tục tố tụng tại tòa án để giải quyết yêu cầu thông
báo phá sản DN............................................................................................ 35
2.2.1. Vai trò của chủ nợ trong quá trình nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
................................................................................................................... 35
2.2.2. Vai trò của chủ nợ đối với việc được thông báo khi DN mất khả
năng thanh toán ......................................................................................... 39
2.2.3. Vai trò của chủ nợ đối với việc cung cấp tài liệu chứng cứ chứng
minh DN lâm vào tình trạng phá sản........................................................ 40
2.2.4 Vai trò của chủ nợ trong việc thương lượng với DN trước khi Tòa
án thụ lý đơn ............................................................................................. 43
2.2.5 Vai trò của các loại chủ nợ khi tham gia Hội nghị chủ nợ .............. 46
2.2.6 Vai trò của chủ nợ trong việc thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
của DN lâm vào tình trạng phá sản........................................................... 52
2.2.7. Vai trò của chủ nợ trong giai đoạn tuyên bố phá sản ..................... 63
2.2.8. Vai trò của chủ nợ trong việc phân chia tài sản:............................. 66
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHỦ NỢ
TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP ....................................... 73
3.1. Thực tiễn một năm thi hành LPS 2014................................................. 73
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vai trò của
chủ nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN................................ 74
3.3. Các giải pháp về tăng cường công tác thi hành pháp luật .................... 86
KẾT LUẬN..................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 91

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nền kinh tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lại
càng trở nên căng thẳng, phức tạp. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp không ngừng cạnh tranh nhau, không ngừng tìm cách để bài trừ, loại
bỏ lẫn nhau. Tự do cạnh tranh và phá sản là những thuộc tính vốn có của kinh
tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào không đáp ứng
được những đòi hỏi nghiệt ngã của thương trường, của sức ép cạnh tranh sẽ bị
đào thải. Để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn, đồng thời phòng ngừa, khắc phục những
hậu quả, rủi ro mà những doanh nghiệp này có thể gây ra cho nền kinh tế, mỗi
quốc gia đều phải xây dựng và thực thi một cơ chế phá sản có hiệu quả. Tuy
nhiên, do tính chất nhạy cảm và mức độ ảnh hưởng rộng tới nhiều đối tượng
khác nhau trong đời sống kinh tế nên cơ chế phá sản luôn đòi hỏi sự can thiệp
mềm dẻo, linh hoạt của Nhà nước, phù hợp với những yêu cầu thực tiễn mà
hoạt động kinh doanh đặt ra.
Phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu trong nền kinh tế thị
trường. Bên cạnh những hậu quả gây ra cho nền kinh tế mà các doanh nghiệp
bị phá sản gây ra, phá sản cũng có những ảnh hưởng tích cực không thể phủ
nhận, đó là việc cơ cấu lại nền kinh tế một cách có trật tự, đào thải những
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả ra khỏi thương trường, bảo đảm một môi
trường kinh doanh phát triển bền vững. Ở Việt Nam, sau gần 30 năm tiến
hành đổi mới toàn diện đất nước kể từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI vào tháng 12 năm 1986, cho đến nay, nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa vẫn đang trên đà phát triển và dần được định hình rõ
nét. Bằng chứng là số lượng các doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ với đa dạng
loại hình kinh doanh, mang lại một bức tranh đầy màu sắc. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển của xã hội và sự hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam cũng phải đương đầu với những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, đối
diện với không ít nguy cơ và thách thức to lớn khiến cho hàng loạt doanh
nghiệp ở nước ta làm ăn thua lỗ, bị phá sản hay đứng trước bờ vực phá sản.
Trong bối cảnh đó, pháp luật về phá sản ở Việt Nam cần bắt kịp với xu
thế của thời đại, có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo việc thực thi trên thực
tế một cách có hiệu quả.
LPS 2014 được đánh giá là một bước tiến bộ lớn trong kỹ thuật lập
pháp so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và LPS 2004, đưa những
quy định của pháp luật về phá sản tiến gần với những quy định phá sản của
các nước đang hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra
trong thời gian qua, khi đánh giá về hiệu quả điều chỉnh của LPS 2004,
nhiều ý kiến cho rằng văn bản này có hiệu quả điều chỉnh quá thấp, ít tính
khả thi cũng như không phản ảnh hết yêu cầu và thực trạng giải quyết phá
sản ở Việt Nam. Trong thực trạng đó, việc sửa đổi bổ sung LPS 2004 nói
riêng và tiếp tục hoàn thiện pháp luật phá sản nói chung là một yêu cầu cấp
thiết. Đáp ứng yêu cầu đó, LPS 2014 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 và đã có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015.
Giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp là một quá trình tố tụng tư
pháp với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó, thể hiện rõ nét
vai trò quan trọng của các chủ nợ. Bên cạnh vai trò quyết định của Tòa án,
chủ nợ được xem là người góp công sức to lớn trong việc giải quyết phá sản
doanh nghiệp. Điều đó dựa trên tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ thể
bị ảnh hưởng lớn nhất trước nguy cơ một doanh nghiệp bị phá sản, vì một
“con nợ chết” sẽ kéo theo hàng loạt chủ nợ có thể đứng trước nguy cơ mất

trắng tài sản và lâm vào tình trạng bi đát về tài chính. Bởi vậy, LPS 2014 đã
có những quy định xuyên suốt đề cao vai trò của các chủ nợ trong quá trình
tiến hành thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn thi
hành cho thấy việc triển khai vai trò của các chủ nợ theo tinh thần của LPS
còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do các chủ nợ chưa thấu hiểu hết
được vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp;
đồng thời những quy định của LPS 2014 vẫn còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp với
sự phát triển của xã hội và tư duy lập pháp tiên tiến trên thế giới cũng như thiếu
tính khả thi khiến cho các chủ nợ chưa phát huy được vai trò của mình trên thực
tế. Hơn thế nữa, trong giai đoạn kinh tế suy thoái và đang có dấu hiệu phục hồi
như hiện nay, việc các chủ nợ khẳng định được vai trò của mình trong quá trình
xử lý phá sản doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả giải quyết thật tốt
các vụ phá sản nhằm cơ cấu lại một nền kinh tế có trật tự, thúc đẩy sự phát triển
vượt trội ở giai đoạn hậu suy thoái. Đây là yêu cầu có tính cấp thiết cả về mặt lý
luận pháp lý và thực tiễn thi hành, nó tác động không nhỏ đến sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội của nước ta, do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Vai trò của
chủ nợ trong thủ tục giải quyết phá sản theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nhận thấy kể từ khi pháp luật về phá sản bắt đầu hình thành ở
nước ta, cụ thể là từ khi Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 ra đời cho đến nay,
đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu và phân tích các quy định
trong hệ thống pháp luật phá sản, chỉ ra những bất cập mà LPS hiện hành
đang mắc phải, trong đó có cả những quy định về chủ nợ và vai trò của nó.
Xung quanh vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu do các nhà khoa
học và người làm công tác thực tiễn ở Việt Nam thực hiện. Các công trình
nghiên cứu về các chủ nợ được thực hiện dưới nhiều hình thức và cấp độ khác
nhau, trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Luận án tiến sĩ luật học của TS. Trương Hồng Hải (2004) :“Luật phá
sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ so sánh và phương hướng hoàn
thiện”. Luận án này tập trung nghiên cứu so sánh LPS DN năm 1993 của Việt
Nam với LPS của một số nước như Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa liên
bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa …với những vấn đề chủ yếu: Xác
định tình trạng phá sản, phạm vi đối tượng của LPS, quản lý tài sản phá sản,
mô hình thủ tục phá sản. Luận án nghiên cứu, đánh giá LPS Việt Nam trong
mối quan hệ so sánh với LPS của một số quốc gia trên cơ sở vận dụng các
nguyên tắc của luật so sánh. Mặc dù đã nêu và phân tích được một số nét về
vấn đề tài sản và quản lý tài sản theo LPS, nhưng luận án chủ yếu đi sâu vào
các khía cạnh về mặt thủ tục tố tụng, chưa nêu lên các đặc thù về vai trò của
các chủ nợ trong DN khi giải quyết yêu cầu phá sản.
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ kế hoạch và đầu tư (2004): “Thực trạng
phá sản doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh
nghiệp ở Việt Nam”do ThS. Nguyễn Kim Anh làm chủ nhiệm. Nội dung của
đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu và đánh giá pháp luật về phá sản ở
Việt Nam và một số nước trên thế giới, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật
phá sản ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập trong việc thực thi pháp luật về phá
sản và kiến nghị giải pháp hoàn thiện. Công trình này đã đề cập một cách có
hệ thống và toàn diện các vấn đề của LPS. Tuy nhiên, cho đến nay, khi LPS
2004 đã trải qua 10 năm thi hành, LPS 2014 trải qua hơn 01 năm thi hành thì
các phân tích của tác giả phần nào chưa bao quát hết các vấn đề phát sinh và
một số kiến nghị đã thể hiện tính không phù hợp với điều kiện áp dụng của
nền kinh tế Việt Nam.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học của ThS. An Phương Huệ (2004): “Luật
Phá sản của Việt Nam và Luật Phá sản của Cộng hòa Pháp – những nét
tương đồng và khác biệt” - luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top