rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .................. 4
1.1.

Dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam ........................ 4

1.1.1.

Dịch vụ pháp lý ......................................................................................... 4

1.1.2.

Quy định của Liên hợp quốc ................................................................... 4

1.1.3.

Quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) .............................. 4

1.1.4.

Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 5

1.2.

Thị trường dịch vụ pháp lý ............................................................................ 6

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................ 6
2.1.

Quá trình hình thành tổ chức luật sư nước ngoài ở Việt Nam ................... 6

2.1.1. Các giai đoạn phát triển của chế định về hoạt động của tổ chức luật
sư nước ngoài.......................................................................................................... 7
2.1.2.

Khái niệm về Tổ chức luật sư nước ngoài .............................................. 9

2.1.3.

Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ...... 11

2.1.4.

Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ..... 11

2.1.5.

Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài........................................... 12

2.1.6.

Công ty luật nước ngoài ......................................................................... 12

2.1.7.

Phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài ............................ 12

2.1.8.


Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài ................... 13

2.1.9.

Thủ tục cấp giấy phép đối với chi nhánh, công ty luật nước ngoài ... 14

2.1.10. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của
chi nhánh, công ty luật nước ngoài .................................................................... 18
2.1.11. Hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại, chuyển đổi
chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách
nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật
nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động
của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ........................................................ 19
CHƯƠNG 3: LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI HÀNH NGHỀ TẠI VIỆT NAM .......... 23
3.1.

Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài .............................................. 24
1


3.2.

Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài............................................. 24

3.3.

Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ................................................ 24

3.4.

Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài ................................................. 24

3.4.1.

Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây ............................................ 24

3.4.2.

Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây ....................................... 25

3.5. Sự bất cập giữa Luật Luật sư và các văn bản pháp luật khác của Việt
Nam trong việc điều chỉnh luật sư nước ngoài tại Việt Nam ............................. 25
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .......................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 30
DANH SÁCH NHÓM ................................................................................................ 31

2


LỜI MỞ ĐẦU
Với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì việc đảm bảo công lý cho tất cả công
dân của quốc gia đó là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra, nhất là khi mức
sống ngày một nâng cao. Trong công cuộc ổn định an ninh, an toàn xã hội đó thì luật
sư đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Luật sư là những người biết luật, hiểu luật và
thực hành luật, đồng thời, cũng chính vì thế mà luật sư mang trên vai sứ mệnh vô cùng
lớn, là nơi mọi người đặt niềm tin, nhất là những người yếu thế để tìm thấy sự công
bằng.
Có thể nói ở Việt Nam, vai trò của luật sư ngày càng quan trọng trong xã hội,
đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung năm
2012 đã có hiệu lực. Ngày càng có nhiều luật sư và tổ chức hành nghề luật sư được
thành lập trong cả nước, cùng với đó, người dân cũng dần ý thức được sự cần thiết của
luật sư đối với các vấn đề pháp lý mà họ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm
đến luật sư thường xuyên hơn thay vì giải quyết các vấn đề pháp lý, như vấn đề về thủ
tục hành chính, những thỏa thuận hay những hợp đồng kinh tế được kí kết với sự tư
vấn của luật sư ngày càng gia tăng. Hơn nữa, trên con đường hội nhập quốc tế trong
khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam, luật sư nước ngoài cũng như các tổ chức
hành nghề luật sư nước ngoài đã là một bộ phận kinh doanh hoạt động pháp lý song
song với luật sư Việt Nam.
Đối với luật sư, việc quy định họ hành nghề dưới hình thức nào là vô cùng
quan trọng, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề luật sư cũng như nền tư
pháp của cả đất nước, đặc biệt là có sự tham gia hành nghề của luật sư nước ngoài. Vì
vậy, để làm sáng tỏ vấn đề trên chúng tui làm bài tiểu này với chủ đề: “Hình thức
hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam”. Rất mong nhận được sự đánh giá,
góp ý của tất cả mọi người để bài viết được bao quát hơn, sâu hơn.
Trân trọng cảm ơn!

3


CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1.

Dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam

Về cơ bản thì hoạt động hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là
một loại hoạt động dịch vụ kinh doanh, cụ thể hơn là hoạt động cung ứng dịch vụ
pháp lý.
Như vậy, để có một cái nhìn đầy đủ về “hoạt động hành nghề dịch vụ pháp lý
của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài” ta cần có những kiến thức nền tảng về vấn
đề đó, trước hết là dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý.
1.1.1. Dịch vụ pháp lý
1.1.2. Quy định của Liên hợp quốc
Liên hợp quốc không đưa ra định nghĩa dịch vụ mà đưa ra một danh mục theo
phương pháp liệt kê từ đó xác định hành vi nào là dịch vụ.
Năm 1991, Liên hợp quốc công bố Bảng phân loại tạm thời các dịch vụ chủ
yếu (PCPC) và đến năm 1997 công bố tiếp Bảng phân loại các dịch vụ chủ yếu (CPC).
Theo Danh mục CPC thì dịch vụ pháp lý thuộc loại hình dịch vụ kinh doanh, thuộc
nhóm ngành dịch cụ nghề nghiệp (mã CPC 861) và được phân loại như sau:
Dịch vụ tư vấn và thay mặt liên quan tới pháp luật hình sự (86111);
Dịch vụ tư vấn pháp luật và thay mặt trong các thủ tục tư pháp liên quan tới các
lĩnh vực pháp luật khác (86119);
- Dịch vụ tư vấn pháp luật và thay mặt trong các thủ tục pháp lý trước các hội
đồng tư pháp (86120);
- Dịch vụ về văn bản pháp luật và xác nhận (86130); và
- Các thông tin tư vấn pháp lý khác (86190)
1.1.3. Quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
-

Cũng như Liên hợp quốc, WTO đều không đưa ra định nghĩa dịch vụ, các quy
định về dịch vụ được quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General
Agreement on Trade in Services- GATS) và các phụ lục kèm theo. GATS đã lấy Bảng
CPC của Liên hợp quốc để cụ thể hóa các hoạt động theo GATS, các hoạt động
thương mại trong lĩnh vực dịch vụ được chia làm 12 ngành:
1) Dịch vụ kinh doanh (business services);
2) Dịch vụ viễn thông (communications services);
3) Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật (construction and related engineering
services);
4) Dịch vụ phân phối (distribution services);
4


5) Dịch vụ giáo dục (educational services);
6) Dịch vụ môi trường (environmental services);
7) Dịch vụ tài chính (financial services);
8) Dịch vụ y tế (health services)
9) Dịch vụ du lịch (tourism services);
10) Dịch vụ thể thao, văn hóa, giải trí (recreational, cultural and sporting
services);
11) Dịch vụ vận tải (transport services); và
12) Các dịch vụ khác
12 ngành này được chia làm 155 phân ngành nhỏ. Lĩnh vực dịch vụ pháp lý được xếp
vào phân ngành Dịch vụ chuyên môn thuộc ngành Dịch vụ kinh doanh.1
1.1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ pháp lý lần đầu tiên được quy định ở Pháp lệnh
Tổ chức luật sư năm 1987 (văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động nghề
nghiệp của các luật sư) tại Điều 13 quy định như sau:
“ Các hình thức giúp đỡ pháp lý của luật sư bao gồm:
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hay đại
diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả
các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; thay mặt cho các
bên đương sự trong các vụ dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động.
2. Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân,
kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài.
3. Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức”
Hoạt động của luật sư trong Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 được gọi là
các hình thức “giúp đỡ pháp lý”, trong đó có dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, về thực chất
các hình thức “giúp đỡ pháp lý” này chính là hoạt động dịch vụ pháp lý theo đúng
nghĩa của nó bởi hoạt động của luật sư là hoạt động được trả công, tức là có tính
thương mại.
Năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh luật sư số
37/2001/PL-UBTVQH10 thay thế Pháp luật tổ chức luật sư 1987. Ngay tại Điều 1
Pháp lệnh luật sư 2001 đã quy định về hoạt động dịch vụ pháp lý của luật sư như sau:
“Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này
và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác
1



5


theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo về quyền, lợi ích hơp pháp của họ theo
quy định của pháp luật.”
1.2.

Thị trường dịch vụ pháp lý

Hiểu một cách đơn giản thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán,
trao đổi. Xét về đối tượng của hành vi mua bán, trao đổi thì thị trường gồm thị trường
hàng hóa và dịch vụ. Đối với thị trường hàng hóa thì thị trường của một loại hàng hóa
nào đó là nơi diễn ra các quan hệ mua bán, trao đổi loại hàng hóa đó ví như thị trường
gạo là nơi mua bán gạo, thị trường xe máy, thị trường giày dép… Đối với thị trường
dịch vụ cũng thế, thị trường dịch vụ là nơi diễn ra các quan hệ cung ứng dịch vụ-thanh
toán đối với một lĩnh vực dịch vụ nhất định.
Như vậy thì thị trường dịch vụ pháp lý là sự tổng hòa các mối quan hệ cung
ứng dịch vụ - thanh toán trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Thị trường dịch vụ pháp lý có đặc điểm là tính bị chi phối nghiêm ngặt hay là
chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện qua những quy định về
điều kiện, thủ tục rất chặt chẽ đối với nhà cung ứng dịch vụ pháp lý. Ví dụ đối với
người cung ứng dịch vụ pháp lý là luật sư thì phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề
tại Điều 5, thỏa mãn các tiêu chuân luật sư ở Điều 10, điều kiện hành nghề tại Điều 11
hay những quy định về các hành vi bị nghiêm cấm ở Điều 9, quy định quyền và nghĩa
vụ của luật sư (Điều 21), phạm vi, hình thức hành nghề của luật sư (Điều 22,23)
những quy định này mang tính chất giới hạn phạm vi thị trường dịch vụ pháp lý trong
khuôn khổ sự quản lý của Nhà nước.
Đối với các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài thì đặc điểm này thể hiện
ở những quy định khắt khe về điều kiện hành nghề, thủ tục hành nghề, giới hạn phạm
vi hành nghề, hình thức hành nghề. Pháp luật Việt Nam có những hạn chế nhất định
đối với các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài như không được tham gia tố
tụng với tư là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trước Tòa án Việt Nam hay thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và
công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
2.1.

Quá trình hình thành tổ chức luật sư nước ngoài ở Việt Nam

Nghề luật sư ở Việt Nam chính thức được công nhận và điều chỉnh bằng một
văn bản quy phạm pháp luật từ khi có Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987. Tuy nhiên
Pháp lệnh này chỉ điều chỉnh hoạt động của các luật sư, tổ chức trong nước.
6


Đến năm 1988, Quốc hội ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thể
chế hóa chủ trương mở cửa nền kinh tế, từ đó đã tạo nên khung pháp lý cho hoạt động
đầu tư nước ngoài. Ngay tại Điều 1 của Luật này đã khuyến khích cho hoạt động đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể như sau:
“ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích
các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và
các bên cùng có lợi”.
Từ đó hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng phát triển, ngày
càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam hơn và họ “mang theo” các tổ
chức luật sư ở nước họ đến nhằm hỗ trợ quá trình đầu tư, kinh doanh. Việc “mang
theo” các tổ chức luật sư ở nước ngoài này đến Việt Nam thực chất xuất phát từ hai
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các tập đoàn hay các doanh nghiệp lớn đến từ các nền kinh tế phát
triển thường có thói quen sử dụng các văn phòng luật sư hay các bộ phận chuyên
môn về tư vấn pháp lý của chính mình. Nếu không họ cũng sẽ thuê các công ty luật có
uy tín của nước ngoài hay đã có truyền thống làm ăn từ trước (đây được coi là tập
quán thương mại quốc tế).
Thứ hai, thời điểm bấy giờ luật sư Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia tranh tụng
tại các vụ án hình sự nên trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, mức độ am hiểu
pháp luật quốc tế chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.
Từ những phân tích trên ta thấy “hạt giống” các tổ chức luật sư nước ngoài đã
bắt đầu “nhô” tại giai đoạn này.
2.1.1. Các giai đoạn phát triển của chế định về hoạt động của tổ chức
luật sư nước ngoài
2.1.1.1. Giai đoạn thứ nhất: Nghị định 42/CP có hiệu lực (từ năm 1995
đến năm 1998)
Ngày 08/07/1995 Chính phủ ban hành Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của
tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam kèm theo Nghị định 42/CP. Nghị định 42/CP
với 6 chương, 44 điều đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt động của tổ chức luật sư nước
ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được vào Việt Nam theo các nhà
đầu tư nước ngoài và chỉ được thực hiện tư vấn pháp luật nước ngoài hay pháp luật

7


quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại mà không được tư vấn về pháp
luật Việt Nam.2
Cũng trong giai đoạn này, Bộ tư pháp và Bộ tài chính đã ban hành một số văn
bản có liên quan, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức luật sư nước ngoài, ví dụ như:
Thông tư số 791/TT-LSTVPL ngày 08/09/1995, Thông tư số 04/TC-TCT ngày
23/01/1997, Thông tư liên tịch Bộ tư pháp- Tài chính số 842/LB-TT ngày 21/09/1995.
2.1.1.2.

Giai đoạn thứ hai: giai đoạn Nghị định 92/1998/NĐ-CP có hiệu
lực (từ năm 1998 đến năm 2003)

Ngày 10/11/1998 Nghị định của Chính phủ số 92/1998/NĐ-CP về hành nghề tư
vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam gồm 6 chương, 48 điều
thay thế cho Nghị định 42/CP do nhiều quy định của Nghị định này không còn phù
hợp nữa. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của Nghị định 42/CP vẫn được giữ lại
trong Nghị định mới.
Các văn bản có liên quan tới Nghị định số 92/1998/NĐ-CP bao gồm: Thông tư
số 08/1999/TT-BTP ban hành ngày 13/02/1999 hướng dẫn thi hành một số quy định
của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP và thay thế cho Thông tư số 791/TT-LSTVPL;
Thông tư số 02/2000/TT-BTP.
2.1.1.3.

Giai đoạn thứ ba: giai đoạn Nghị định 87/2003/NĐ-CP có hiệu
lực (từ năm 2003 đến năm 2007)

Ngày 22/07/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 87/2003/NĐ-CP về hành
nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam gồm 7 chương,
58 điều thay thế cho Nghị định 92/1998/NĐ-CP.
Nghị định này mở rộng phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, cụ thể là
tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện tư vấn về pháp luật
Việt Nam nếu có thuê luật sư Việt Nam hành nghề cho Tổ chức hành nghề luật sư
nước ngoài tại Việt Nam hay luật sư nước ngoài hành nghề trong Tổ chức hành nghề
luật sư nước ngoài tại Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu như đối với một luật sư Việt Nam tương tự.3
Ngoài ra Nghị định này còn mở rộng hình thức hành nghề của tổ chức luật sư
nước ngoài tại Việt Nam như là thành lập Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài hoặc
Công ty luật hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt
Nam.4
Điều 20 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 42/CP
Điều 29 Nghị định 87/2003/NĐ-CP
4 Điều 8 Nghị định 87/2003/NĐ-CP
2
3

8


[Có thể nói là những quy định của của Pháp lệnh luật sư 2001 và Nghị định
87/2003/NĐ-CP đã đặt mốc cho sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt
Nam.]5
Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định số 87/2003/NĐ-CP bao
gồm: Thông tư số 06/2003/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định số
87/2003/NĐ-CP và thay thế cho Thông tư số 08/1999/TT-BTP; Quyết định số
75/2004/QĐ-BTC ngày 16/09/2004.
2.1.1.4.

Giai đoạn thứ tư: giai đoạn Luật Luật sư và các văn bản hướng
dẫn thi hành có hiệu lực (từ năm 2007 đến nay)

Năm 2006 Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bắt đầu
thực hiện cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ, trong đó có thị trường
dịch vụ pháp lý.
Ngày 29/06/2006 Quốc hội ban hành Luật Luật sư số 65/2006/QH11 gồm 9
chương, 94 điều thay thế cho Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư 2006 đã bổ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu. Phân biệt hai hình Luận văn Luật 0
N Ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện hành đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy hoc c Luận văn Sư phạm 0
N Thực hành một số hình thức đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy và học môn toán trung học phổ thông n Luận văn Sư phạm 0
M Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt và biện pháp xử lý vi phạm hành chính ( trên thực tiễn Luận văn Luật 0
H [Free] Đấu giá, đấu thầu quốc tế đặc điểm, phương thức tiến hành, tình hình áp dụng và giải pháp của Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận: pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
C Nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt tù về quá trình tái hoà nhập cộng đồng Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biệ Luận văn Luật 0
R Tên đề tài luận án: Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây n Luận văn Kinh tế 0
H Ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện hành đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học c Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top