rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lược sử hình thành
Pháp luật Việt Nam quy định về hòa giải từ rất sớm, ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời đã thông qua hai Sắc lệnh 13 và Sắc lệnh 51 năm 1946 về trách nhiệm hòa giải của Ban Tư Pháp xã; cùng với chế định này là chế định hòa giải của Tòa án sơ cấp (trước 1950) và của Tòa án nhân dân Huyện (sau 1950). Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hoạt động hòa giải chủ yếu được tiến hành tại cấp cơ sở. Sau đó, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa hoạt động hòa giải tuy nhiên do đặc điểm của xã hội Việt Nam mà pháp luật vẫn chỉ chú trọng và qui định về hoạt động hòa giải tại cơ sở.
Chỉ khi Bộ luật TTDS 2004 ra đời và Điều 10 Bộ luật này khẳng định rằng hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án là một nguyên tắc bắt buộc trừ những trường hợp không hòa giải được hay không tiến hành hòa giải được.
1.2. Khái niệm "hòa giải vụ án dân sự"
Định nghĩa hòa giải vụ án dân sự được đề cập đến trong Giáo trình Luật Tố tụng dân sự - Trường đại học Luật Hà Nội có nội dung như sau: “Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.”
Từ định nghĩa này, ta thấy được một số đặc điểm riêng của hòa giải vụ án dân sự so với các loại hòa giải khác:
Thứ nhất, hòa giải vụ án dân sự là một hoạt động tố tụng. Thật vậy, việc hòa giải vụ án dân sự là một thủ tục bắt buộc (trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải) trong quá trình tố tụng của một vụ án dân sự và được quy định tại các điều từ Điều 180 đến Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Thứ hai, cơ quan tiến hành hòa giải vụ án dân sự là Tòa án. Khác với các loại hòa giải khác (như hòa giải tại cơ sở do hòa giải viên cơ sở tiến hành, hòa giải tại Ủy ban nhân dân do Ủy ban nhân dân tiến hành), hòa giải vụ án dân sự do Tòa án tiến hành và Tòa án cũng là cơ quan duy nhất tiến hành hòa giải vụ án dân sự.
1.3. Ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự
Việc hòa giải thành vụ án dân sự mang lại một số ý nghĩa tích cực, có thể kể đến như là:
- Khi hòa giải thành vụ án dân sự, Tòa án không cần mở phiên tòa xét xử vụ án, giảm bớt một giai đoạn tố tụng phức tạp, tiết kiệm thời gian, vật chất cho Nhà nước và nhân dân.
- Hòa giải thành vụ án dân sự giúp các đương sự không đánh mất mối quan hệ tốt với nhau, mở ra cơ hội duy trì quan hệ và có thể hợp tác trong tương lai.
- Hòa giải thành vụ án dân sự còn giúp nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
Trong trường hợp hòa giải không thành, thì việc tiến hành hòa giải vụ án dân sự cũng giúp tòa án có điều kiện tìm hiểu sâu hơn nội dung vụ án, hiểu biết rõ hơn tâm tư, nguyện vọng cũng như các vướng mắc của các đương sự để từ đó có thể xác định phương hướng giải quyết vụ án đúng đắn hơn khi đưa vụ án ra xét xử.
II. PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
Căn cứ theo khoản 2, điều 180 BLTTDS (sửa đổi, bổ sung năm 2011), hòa giải bao gồm hai nguyên tăc:
- Phải có sự tự nguyện của các đương sự về hòa giải. Sự tự nguyện của các đương sự là nguyên tắc cơ bản về hòa giải các vụ án dân sự. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Chỉ các đương sự là người có quyền và lợi ích tranh chấp mới có quyền tự định đoạt về các tranh chấp của họ. Sự tự nguyện của đương sự về hòa giải là sự tự nguyện tham gia hòa giải và thỏa thuận về giải quyết vụ án. Pháp luật tố tụng dân sự quy định trách nhiệm hòa giải của Tòa án để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, nhưng không có nghĩa là bắt buộc các đương sự phải hòa giải mà chỉ tạo các điều kiện để các đương sự hòa giải với nhau. Trong quá trình hòa giải, Tòa án với vai trò trung gian giúp các đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ liên quan tới các tranh chấp, tự nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Tòa án không được can thiệp vào thỏa thuận của các đương sự nếu nội dung thỏa thuận đó không trái pháp luật, đồng thời cũng không được để các đương sự biết về phương hướng giải quyết vụ án nếu phải đưa ra xét xử.
- Nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Nhà nước chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, do dó mọi sự thỏa thuận trái pháp luật đều không có giá trị pháp lí. Tòa án nhân danh nhà nước chỉ có thể công nhận những thỏa thuận của các đương sự nếu các thỏa thuận đó phù hợp với quy định của pháp luật. Sự tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, trong quá trình hòa giải, các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau nhưng các thỏa thuận đó không phù hợp với quy định của pháp luật hay trái đạo đức xã hội thì thỏa thuận đó cũng không được công nhận. Mặt khác, là một hoạt động tố tụng, hòa giải chỉ được tiến hành trên cơ sở của pháp luật và mọi sự thỏa thuận về giải quyết vụ án phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2. Phạm vi và nội dung hòa giải vụ án dân sự
a. Phạm vi hòa giải vụ án dân sự


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ KHÔNG Được HÒA GIẢI VÀ KHÔNG TIẾN HÀNH HÒA GIẢI được Luận văn Luật 0
Z Chấm dứt nuôi con nuôi và những vụ án dân sự không hòa giải được Luận văn Luật 5
P Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực h Luận văn Luật 0
H Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
N Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
L Thủ tục hòa giải vụ việc hôn nhân và gia đình : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
B Hòa giải vụ án dân sự và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
Z [Free] Tiểu luận Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luậ Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Kinh nghiệm hòa giải một số vụ việc cụ thể Tài liệu chưa phân loại 0
T Giải pháp marketing - mix nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng thuộc khách sạn WooShu Biên Hòa Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top