rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. MỞ ĐẦU
Các điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự đa dạng của các quan hệ dân sự, thương mại. Điều đó, cho thấy sự cần thiết của hoạt động công chứng trong việc xác nhận tính hợp pháp, xác thực của các hợp đồng giao dịch nhằm tránh những rủi ro pháp lý cho các bên cũng như giúp đảm bảo sự thực hiện pháp luật đúng đắn. Chính vì thế, một văn bản khi được công chứng có giá trị pháp lý nhất định. Để tìm hiểu vấn đề này, em xin được trình bày đề bài số 1: “ Phân tích giá trị pháp lý của văn bản công chứng ”

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về công chứng và văn bản công chứng
1. Công chứng
- Khái niệm
Khái niệm công chứng ở Việt Nam Hiểu một cách đơn giản nhất, "công chứng" chính là việc "công" quyền đứng ra làm "chứng". Nói một cách khác, thay vì để cá nhân tự đứng ra làm chứng cho nhau trong các giao dịch dân sự, thì nhà nước, bằng việc đào tạo, bổ nhiệm đã trao cho một số cá nhân (hoạt tổ chức) nhất định một phần quyền năng để những người này thay mặt nhà nước đứng ra làm chứng các giao dịch đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 thì công chứng được định nghĩa như sau:“ Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hay từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hay cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Từ những định nghĩa của luật, có thể thấy công chứng có một số đặc điểm của sau:
+ Là hành vi do các công chứng viên làm việc tại các cơ sở công chứng thực hiện và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch được công chứng
+ Thủ tục công chứng là thủ tục hành chính
+ Công chứng là một dịch vụ công
+ Văn bản, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ và có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành đối với các bên.
2. Văn bản công chứng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.”. Như vậy, văn bản công chứng là những tài liệu đã được công chứng viên chứng nhận về tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội hay tính chính xác của một bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt bao gồm:
- Hợp đồng được kí kết giữa các bên trong quan hệ dân sự, thương mại, đất đai, kinh doanh bất động sản lao động, sở hữu trí tuệ,…
- Văn bản giao dịch giữa các bên còn là di chúc, thỏa thuận phân chia di sản,…
- Các bản dịch
Văn bản công chứng có hiệu kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng (theo khoản 1 Điều 5 Luật công chứng năm 2014). Đối với một số loại hợp đồng, giao dịch, pháp luật yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng mới có hiệu lực. Ngoài ra, các bên có thể tự nguyện yêu cầu công chứng.
II. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Văn bản công chứng có giá trị trong phạm vi rộng trong đời sống xã hội như lĩnh vực dân sự, thương mại, đất đai, kinh doanh bất động sản, di chúc, …Tuy nhiên, ngoài những tài liệu pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng, các cá nhân, tổ chức cũng có thể tự nguyện công chứng để đảm bảo cho tính an toàn pháp lý của hợp đồng, giao dịch. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định tại điều 5 Luật Công chứng năm 2014, theo đó cụ thể như sau:
1. Giá trị thi hành của văn bản công chứng
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Công chứng năm 2015 thì : “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.”
Nghĩa là những gì đã thoả thuận trong văn bản công chứng thì có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hợp đồng, giao dịch đồng thời đối với cả bên thứ ba. Trước hết, xét trong mối quan hệ giữa các bên hợp đồng thì hiển nhiên là những gì họ đã cam kết trong hợp đồng, giao dịch thì họ có nghĩa vụ thực hiện, không được bội ước. Đó cũng là nguyên tắc của luật dân sự. Vì vậy, giá trị thi hành của văn bản công chứng (hay nói cách khác là hợp đồng, giao dịch đã được công chứng) thực ra không có gì mới. Mặt khác, xét trong mối quan hệ với người thứ ba thì văn bản công chứng cũng có hiệu lực bắt buộc người thứ ba phải tôn trọng và thi hành. Thí dụ: một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được các bên ký kết và đã được công chứng thì các cơ quan (Tài nguyên và môi trường) và các cá nhân có liên quan cũng phải công nhận và làm các thủ tục liên quan (trước bạ, sang tên). Điều này cũng là xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng của chủ thể. .

2. Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng
Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014. “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.”
Chứng cứ Chứng cứ là cái gì có thật để làm căn cứ cho một yêu cầu, một kết luận, phân xử của các chủ thể có liên quan. Trong hoạt động tố tụng, chứng cứ đóng vai trò quyết định trong việc làm sáng tỏ các quan hệ cần giải quyết và làm cơ sở để tòa án phân xử.
Vấn đề giá trị chứng cứ của văn bản công chứng không phải chứng minh cũng đã được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Cụ thể tại khoản 1 Điều 83 bộ luật này:
“1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hay bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hay do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.”
Ngoài ra, điểm c khoản 1 Điều 80 bộ luật này cũng đã ghi nhận tính tiết, sự kiện sau không phải chứng minh: “Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.”
Cơ sở của quy định này là xuất phát từ việc thừa nhận chức năng của Công chứng viên về chứng nhận tính xác thực của các hợp động, giao dịch về cả thời gian, địa điểm, tư cách chủ thể của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch (hình thức của hợp đồng) cũng như tính hợp pháp của các điều khoản hợp đồng, sự tự do ý chí của các bên (nội dung của hợp đồng). Tính xác thực do Công chứng viên chứng nhận biến các tình tiết, sự kiện có trong hợp đồng, giao dịch trở thành chứng cứ hiển nhiên trước Tòa. Tại điều 6 của Luật Công chứng cũng khẳng định là giá trị chứng cứ của văn bản công chứng sẽ bị bác bỏ khi bị Tòa án tuyên là vô hiệu. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là Tòa án có thể tuyên vô hiệu một cách tùy tiện. Một người muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố một văn bản công chứng là vô hiệu thì phải chứng minh được văn bản công chứng đó được lập một cách trái pháp luật. Nếu không chứng minh được điều đó thì văn bản công chứng sẽ được công nhận là chứng cứ hiển nhiên trước Tòa án. Như vậy, vai trò phòng ngừa của Công chứng viên thể hiện ở chỗ: ngay khi lập hợp đồng, các bên giao kết hợp đồng đã củng cố chứng cứ về việc ký kết hợp đồng đó để đề phòng các tranh chấp về sau.

C. KẾT LUẬN
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống kênh phân phối bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích chiến lược Sản Phẩm và Chiến lược Giá của Công ty Adidas Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các hoạt động marketing, marketing online và chiến lược cung ứng giá trị của Vinfast Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top