daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

NỘI DUNG
I. Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại (TTTM) là một cách giải quyết tranh chấp thương mại,
theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra trước một Hội đồng trọng tài vụ
việc hay Trung tâm trọng tài để giải quyết và được tiến hành theo trình tự thủ tục quy
định của pháp luật trọng tài thương mại.
Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết tranh chấp, Trọng tài
sẽ thụ lý để giải quyết theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật về TTTM quy định. Kết thúc
quá trình giải quyết tranh chấp (gọi là tố tụng trọng tài), TTTM sẽ đưa ra quyết định giải
quyết cuối cùng gọi là phán quyết. Phán quyết được hiểu là “ra một quyết định có giá trị
pháp lý ai cũng phải thực hiện” hay là “quyết định để mọi người phải tuân theo”. Có thể
hiểu rằng, phán quyết là kết quả cuối cùng của một trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định
của pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền lựa chọn cách giải quyết
khác nhau, đó có thể là Tòa án, Trọng tài hay thương lượng, hòa giải. Dù lựa chọn phương
thức giải quyết nào thì cuối cùng, điều mà các bên tranh chấp mong muốn nhận được là kết
quả giải quyết. Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM năm 2010 quy định: “ Phán quyết trọng tài

là quyết định của Hội đồng TTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng
trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện”.
Phán quyết trọng tài thương mại (sau đây gọi tắt là Phán quyết trọng tài) mang một số
đặc điểm sau:
Một là, phán quyết Trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và chấm
dứt tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài.
Quá trình giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài được tính từ thời
điểm “Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn” đối với trường hợp
tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài hay “tính từ khi bị đơn nhận được đơn
khởi kiện” đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc đến khi
Trọng tài họp phiên cuối cùng đưa ra quyết định về giải quyết tranh chấp. Quá trình đó
phải tuân theo một trình tự, thủ tục luật định. Kết thúc quá trình đó, một phán quyết sẽ
được đưa ra, phán quyết đó là chung thẩm. Sự khác biệt giữa phán quyết chung thẩm này
với các loại quyết định khác mà Hội đồng trọng tài có thể ban hành là ở chỗ nó “giải quyết
mọi vấn đề (hay vấn đề còn lại) đã đưa ra Trọng tài. Nó thông thường là kết quả của một
quá trình tranh luận thấu đáo của Hội đồng trọng tài…”, “nghĩa là nó giải quyết tận gốc
mọi vấn đề và nó có tính ràng buộc đối với các bên”.
Phán quyết Trọng tài không phải được trình bày một cách tùy tiện mà phải tuân theo
một quy định chung về hình thức văn bản cũng như nội dung theo quy định của Luật. Điều
2
61 Luật TTTM năm 2010 quy định rõ về nội dung và hình thức của phán quyết trọng tài,
cụ thể, phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau
đây: Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết; Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên; Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp; Căn
cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
Kết quả giải quyết tranh chấp; Thời hạn thi hành phán quyết; Phân bổ chi phí trọng tài và
các chi phí khác có liên quan; Chữ ký của Trọng tài viên. Trên cơ sở quy định chung về nội
dung và hình thức Phán quyết Trọng tài, mỗi một Trung tâm Trọng tài hay một Hội đồng
Trọng tài vụ việc có thể có những cách luận giải, trình bày khác nhau nhưng bắt buộc phải
tuân theo quy định chung đó.
Khi phán quyết Trọng tài được đưa ra đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp đã được giải
quyết toàn bộ và thủ tục trọng tài chấm dứt. Như vậy, có thể hiểu phán quyết của trọng tài
là sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài. Với ý nghĩa là phán quyết của một
cơ quan tài phán, phán quyết trọng tài kết thúc quá trình tố tụng. Về hình thức, phán quyết
trọng tài tạo ra một sự kiện pháp lý mà theo đó tranh chấp chấm dứt. Về nội dung, phán
quyết trọng tài đưa ra các kết luận khách quan về tranh chấp, quy định quyền và nghĩa vụ
mà các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.
Hai là, phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện
Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTTM là “Phán quyết trọng tài là
chung thẩm” (Khoản 5 Điều 4 Luật TTTM), có nghĩa là sau khi TTTM đưa ra phán quyết

thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay một Tòa án nào (trừ
trường hợp có đủ bằng chứng cho rằng phán quyết đó có vi phạm pháp luật thì có quyền
yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy). Đây là một ưu thế xuất phát từ bản chất của TTTM.
Phán quyết của TTTM là do một chủ thể (Trọng tài viên hay Hội đồng trọng tài gồm
nhiều Trọng tài viên) được các bên thỏa thuận thành lập đưa ra, do đó các bên tranh chấp
phải có tránh nhiệm thi hành. Chính nhờ ưu thế này mà các nhà kinh doanh không bị kéo
vào vòng kiện tụng, tốn kém tiền bạc và thời gian như ở Tòa án.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Phán quyết TTTM là văn bản có
giá trị pháp lý của Hội đồng TTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp thương mại giữa các
bên tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
II. Thi hành phán quyết trọng tài thương mại
1.Khái niệm thi hành phán quyết Trọng tài
Khi một quyết định của cơ quan tài phán được ban hành, có hiệu lực theo quy định
của pháp luật thì những đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện phải tự giác chấp hành. Phán
quyết Trọng tài là văn bản có giá trị pháp lý chung thẩm, các bên tranh chấp phải có nghĩa
3
vụ thi hành, không thể kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức, Tòa án nào và cũng không thể
bị cơ quan nào kháng nghị, do đó, không có lý do gì nó không được thi hành. Thi hành
phán quyết trọng tài là hành vi tự nguyện thực hiện phán quyết trọng tài của các bên tranh
chấp hay hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các bên tranh chấp phải
thực hiện phán quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
2. Nội dung của pháp luật về thi hành phán quyết TTTM
Thi hành phán quyết trọng tài được chia làm hai trường hợp:
Một là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành phán quyết;
Hai là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành và cũng
không yêu cầu hủy phán quyết .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top