daigai

Well-Known Member
A. Mô tả, đánh giá mức độ đạt được về những điều đã học được trong
tham vấn
I) Một số vấn đề cơ bản về tham vấn
1) Khái niệm tham vấn
Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý trong đó nhà tham vấn sử dụng
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan
hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh
vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vì và tìm kiếm giải pháp cho
vấn đề của mình.
2) Mục đích của tham vấn
- Thúc đẩy sự nhận biết của thân chủ về cảm xúc, hành vi và những trải
nghiệm của bản thân
- Thúc đẩy việc ra quyết định của thân chủ một cách đúng đắn thông qua
khám phá cảm xúc, hành vi và giải pháp
- Giúp thân chủ triển khai hành động và tăng cường chức năng xã hội của cá
nhân
3) Một số nguyên tắc đạo đức trong tham vấn
- Nguyên tắc tôn trọng, chấp nhận thân chủ
- Nguyên tắc dành quyền tự quyết cho thân chủ
- Nguyên tắc không lên án, phê phán thân chủ
- Nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thông tin của thân chủ
4) Tiến trình tham vấn
- Xây dựng mối quan hệ
- Xác định vấn đề ban đầu
- Hiểu sâu vấn đề hơn và xác định mục tiêu
- Thực hiện kế hoạch
- Kết thúc
- Theo dõi
5) Các kỹ năng tham vấn
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng hỏi
- Kỹ năng phản hồi
- Kỹ năng thấu hiểu
- Kỹ năng tóm lược
- Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý
- Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề
- Kỹ năng xử lý im lặng
- Kỹ năng khai thác suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
- Kỹ năng chia sẻ bản thân
- Kỹ năng cung cấp thông tin
- Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà
- Kỹ năng điều phối
- Kỹ năng làm mẫu
- Kỹ năng xử lý tình huống khó xử và hành vi lệch chuẩn trong nhóm
II) Tham vấn cá nhân
1) Khái niệm tham vấn cá nhân
Tham vấn cá nhân là quá trình trao đổi tương tác tích cực giữa nhà tham vấn
– người được đào tạo – và cá nhân – người có vấn đề mà họ không tự giải
quyết được – để giúp họ thay đổi cảm xúc, hành vi và suy nghĩ và tìm ra giải
pháp cho vấn đề đang tồn tại
2) Một số lý thuyết và cách tiếp cận trong tham vấn
- Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
- Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson
- Cách tiếp cận phân tâm
- Cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm
- Cách tiếp cận Gestalt
- Cách tiếp cận hành vi
- Cách tiếp cận nhận thức
3) Quy trình tham vấn cá nhân
- Tạo lập mối quan hệ và lòng tin
- Xác định vấn đề. Giúp thân chủ phát hiện vấn đề đang tồn tại đối với họ
- Lựa chọn giải pháp
- Triển khai giải pháp
- Kết thúc
- Theo dõi
4) Các kỹ năng trong tham vấn cá nhân
- Các kỹ năng giao tiếp không lời
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng hỏi
- Kỹ năng phản hồi
- Kỹ năng thấu hiểu
- Kỹ năng tóm lược
- Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý
- Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề
- Kỹ năng xử lý im lặng
- Kỹ năng khai thác suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
- Kỹ năng chia sẻ bản thân
- Kỹ năng cung cấp thông tin
- Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà
III) Tham vấn gia đình
1) Khái niệm tham vấn gia đình
Tham vấn gia đình là quá trình tương tác của nhà tham vấn với các thành
viên trong gia đình nhằm giúp họ cải thiện cách thức giao tiếp trong gia đình
để giải quyết những vấn đề của cá nhân và của toàn gia đình.
2) Một số mô hình can thiệp trong tham vấn gia đình
- Mô hình can thiệp cấu trúc gia đình
- Mô hình học tập xã hội
- Mô hình can thiệp tập trung vào giải pháp
- Mô hình can thiệp hệ thống gia đình
3) Quy trình tham vấn gia đình
- Tiếp xúc ban đầu. Tạo lập mối quan hệ
- Triển khai. Giai đoạn trung gian
- Kết thúc
4) Các kỹ năng trong tham vấn gia đình
- Kỹ năng hướng dẫn vẽ cây phả hệ
- Kỹ năng lắng nghe và quan sát các thành viên trong gia đình
- Kỹ năng thấu hiểu với các thành viên trong gia đình
- Kỹ năng tgiao nhiệm vụ cho các thành viên trong gia đình
- Kỹ năng điều phối sự tham gia của các thành viên trong gia đình trong
buổi tham vấn
- Kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng
- Kỹ năng làm mẫu
- Kỹ năng làm việc với những thành viên gia đình tỏ ra không hợp tác
- Kỹ năng hướng dẫn sử dụng mệnh đề tôi
B. MÔ TẢ CA THAM VẤN
I) Tình huống
tui tên là H. Năm nay tui 32 tuổi. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia
giáo từ nhỏ, tui luôn có gia đình là chỗ dựa vững chắc cả về mặt vật chất và
tinh thần từ nhỏ. 23 tuổi ra trường, tui dễ dàng kiếm được một vị trí làm
công ăn lương trong 1 công ty tài chính nhờ vào sự quen biết của bố. 25 tuổi
tui phải lòng anh – một đồng nghiệp cùng công ty nhưng ở vị trí thấp hơn
của tôi.( tui đã được lên trưởng bộ phận còn anh vẫn chỉ là nhân viên). Mặc
cho sự ngăn cản của bố mẹ, tui vẫn quyết tâm yêu anh và lấy anh bằng được.
Cuộc sống hôn nhân của tui trong 3 năm đầu khá là viên mãn, vợ chồng tôi
yêu thương nhau, bé A ra đời khiến vợ chồng tui càng thêm hạnh phúc. Thế
nhưng, có hạnh phúc nào là mãi mãi bền lâu. Chồng tui bị người ngoài tác
động nói là "đàn ông đàn ang gì mà thua kém vợ", rồi thì "dựa hơi nhà
vợ".... Anh không nói với tui mà chịu đựng một mình, càng dồn nén lâu tính
cách anh càng trở lên cáu bẳn. Anh về nhà khuya hơn, hay cáu giận với tôi
hơn. Đỉnh điểm là một hôm say rượu a đã ra tay đánh tôi. Nghĩ anh say tôi
chẳng để ý dù trong lòng buồn lắm. Nhưng sự việc ngày một nghiêm trọng
hơn, anh say rượu nhiều hơn, đồng nghĩa với việc anh đánh tui nhiều hơn, bé
A do nhiều lần chứng kiến cảnh bố đánh mẹ mà con rất sợ và ngày càng xa
cách bố. tui không dám nói với bố mẹ vì sợ bố mẹ lo, mà hơn cả tui sợ bố
mẹ nói "cá không ăn muối cá ươn", mọi sự có ra thế này cũng là do tui lựa
chọn, tui không có quyền trách móc hay cầu cứu ai cả. tui bế tắc vô cùng và
chẳng biết phải làm thế nào cả. Bé A trong 1 lần sang nhà ông bà nội đã vô
tình kể chuyện của bố mẹ cho bà nghe. Bà dường như hiểu và đổng cảm với
tôi, bà đã tìm đến trung tâm tham vấn ABC nhờ sự giúp đỡ của NTV.
II) Mô tả quá trình tham vấn
1) Giai đoạn 1: Tiếp xúc ban đầu, tạo lập mối quan hệ
NTV: Cháu chào bác, chào anh chị ạ. tui xin tự giới thiệu tui là My, đến từ
trung tâm tham vấn ABC. Qua sự liên hệ của bác cũng như sự đồng ý của
gia đình mình thì hôm nay, đúng giờ hẹn, tui xin phép có 1 buổi gặp mặt cả
gia đình để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà gia đình mình đang gặp
phải.
Cả nhà: Bà: vâng, chào cô.
Chị H: Em chào chị. Mời chị vào nhà.
Anh T: (không nói gì,không mấy quan tâm)
Cháu A: cháu chào cô ạ.
NTV: tui xin được thống nhất với gia đình mình một số nguyên tắc làm việc
trong suốt quá trình từ bây giờ đến buổi kết thúc. Đầu tiên là nguyên tắc bảo
mật thông tin. Tất cả mọi thông tin mà gia đình mình đã chia sẻ sẽ hoàn toàn
được bảo mật, chỉ có tui và gia đình mình biết. Ngoài ra thì khi gặp phải
những vấn đề liên quan đến pháp luật hay tính mạng thì tui xin phép sẽ báo
cáo chuyện này cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cả gia đình có đồng
ý không ạ?
Cả nhà: Vâng ạ.
NTV: Ngoài nguyên tắc tui vừa nêu trên thì bác và anh chị có mong muốn
có những nguyên tắc làm việc nào nữa không để chúng ta có những giờ làm
việc hiệu quả và giải pháp tốt nhất ạ? Cháu mời bác ạ!
Bà A: Cái này thì tùy chúng nó, chuyện nhà chúng nó chứ tui thì chẳng vấn
đề gì.
NTV: Dạ vâng ạ. Theo như mong muốn của bác thì bác muốn nghe anh chị
chia sẻ mong muốn của mình. Dạ vâng, mời anh ạ. Anh có mong muốn có
thêm nguyên tắc nào trong buổi làm việc không ạ?
Anh T: Chẳng có gì cả đâu.
NTV: Thế còn chị ?
Chị H: tui chỉ muốn bảo mật thông tin của tui thôi.
NTV: Dạ vâng, chắc chắn rồi ạ. Vậy theo như chia sẻ của bác và anh chị thì
tui xin phép được tóm lược lại như sau: ngoài nguyên tắc bảo mật thông tin
như đã nêu trên thì trong khi làm việc các thành viên khác không nên ngắt
lời hay có những cử chỉ hành động ảnh hưởng đến thân thể các thành viên
khác. Nguyên tắc cuối cùng là trong quá trình làm việc thì tui xin phép được
ghi âm hay ghi chép lại 1 số thông tin cần thiết để có thể giúp đỡ gia đình
được tốt hơn. Cả nhà mình có đồng ý không ạ?
Cả nhà: (vâng)
NTV: Bác và anh chị đã thoải mái đề có thể sẵn sàng chia sẻ thông tin được
chưa ạ. Anh T sao ạ? Anh có thể chia sẻ 1 số thông tin cá nhân của anh được
k ạ?
Anh T: tui tên là Thái, năm nay 35 tuổi. Nghề nghiệp tui chỉ là 1 nhân viên
quèn thôi. Đâu có cao sang được như vợ tui (liếc mắt nhìn vợ)
Chị H : Anh đừng có như vậy...
NTV: Thế còn chị ạ
Chị H : tui tên Hồng, năm nay 33 tuổi, tui và chồng làm chung 1 công ty
ABC, tui đang làm trưởng phòng Marketing.
Cháu A: Cháu là An, cháu đang học lớp 3 trường tiểu học Dịch Vọng A.
NTV: Vâng, Thank sự hợp tác của cả gia đình. Theo như thông tin gia đình
mình cung cấp thì tui xin được tóm lược lại như sau: hiện tại 2 anh chị đang
làm chung trong 1 công ty và đảm nhiệm những vị trí khác nhau, còn cháu A
đang học lớp 3, có phải không ạ?
Cả nhà : Ừm (không khí gia đình trầm xuống)
2) Giai đoạn 2: Giai đoạn triển khai – Giai đoạn trung gian
NTV : Dường như không khí gia đình ta đang không được thoải mái cho
lắm?
Anh T: (Ngắt lời) thoải mái làm sao được! (đập bàn)
NTV: Anh cứ bình tĩnh, tui đến đây là để giúp đỡ gia đình mình. Có điều gì
trước khó nói thì nay anh chị hãy thoải mái chia sẻ vì ít khi chúng ta có thời
gian để nói ra tâm tư suy nghĩ của mình cho các thành viên khác hiểu mình
hơn phải không ạ.
Bà L: Thôi chuyện đã đến nước này rồi, có gì không phải chúng mày cứ nói
ra. Biết đâu chị ý có cách giải quyết...
Chị H: (Khóc)
Cháu A : Mẹ ơi, mẹ nín đi, mẹ đừng khóc, con ghét bố vì bố đánh mẹ (vừa
khóc vừa nói)
NTV: (vỗ vai an ủi bé A)
Bà L: Thôi, nín đi. Thằng Tí, ra đây với bà bà bảo con này.
(bà dẫn cháu lên gác)
NTV: Chị có thể giữ bình tĩnh để chúng ta có thể tiếp tục được không ạ?
Anh T: Oan cái gì mà cô khóc
Chị H: Sao anh lại nói như thế? Anh có biết sau mỗi lần nhậu nhẹt, anh say,
anh đã làm gì em không? Hình ảnh của anh 3 năm trước chết ở đâu rồi? Hả?
Hả ?
Anh T : tui làm gì nào cô nói đi
NTV: tui hiểu là anh chị đang rất bức xúc. Nhưng nếu cứ giữ tâm trạng thế
này thì chúng ta khó có thể giải quyết được vấn đề. Chi bằng anh chị từng
người chia sẻ để mọi người có thể hiểu rõ nhau hơn được không ah?
Anh T: Đúng, cô muộn nói gì thì nói đi
Chị H: Chị à, thực ra chúng tui lấy nhau được khá lâu rồi. thời gian đầu vợ
chồng rất hạnh phúc. Anh Thái đã rất yêu thương và chiều chuộng 2 mẹ con.
Nhưng không hiểu thời gian gần đây anh nghe người ngoài tác động gì mà
anh hay đi nhậu nhẹt, đến khuya mới về, rồi anh còn đánh, chửi em... Anh
không chịu nghe em nói, cũng không chịu nói gì với em cả. Lần đầu anh như
vậy em buồn lắm, em chỉ nghĩ được chắc do anh say quá, anh bức xúc điều
gì mà không kiềm chế được mà đánh em. Em chỉ biết khóc mà nín nhịn,
nhưng rồi lần 2, lần 3 và nhiều hơn thế cứ tiếp diễn đến bây giờ. Em sắp
không chịu nổi nữa rồi, chị ơi. Con em,con dại cái mang, có lần anh đánh
em, nó vì bênh mẹ và cũng phải hứng chịu trận đòn từ bố. Nó đâm ra lì lợm,
quyết không nghe lời bố nó. Đấy chị xem, em giờ chẳng biết phải làm thế
nào cả? Hạnh phúc khi xưa của gia đình em chết ở đâu rồi, nó tan vỡ đến nơi
rồi chị ơi.
Anh T: (Nói to, bức xúc) tui phải nói gì khi tất cả điều người ta nói là sự
thật.
NTV: tui xin lỗi vì đã ngắt lời của anh chị nhưng anh có thể nói rõ hơn sự
thật mà anh nói ở đây là gì ạ?
Anh T: Chị nghĩ sao khi người đàn ông thua kém vợ mình mọi mặt. tui chỉ
là một thằng đàn ông bất tài như vậy đó. tui chỉ là thằng nhân viên quèn
thôi, chị hiểu không? Vợ tôi, vợ tui là trưởng phòng, sếp của tui đấy. Nhục,
nhục, không có gì nhục bằng.
Bà: (sau khi đã dỗ T nín khóc đi từ trên gác xuống, nói xen vào) Chúng mày
có thôi đi không, chúng mày không coi bà già này ra gì nữa ư?
NTV: Vâng, tui rất tiếc vì không khí gia đình căng thẳng, nhưng có 1 số vấn
đề chưa được rõ ràng nên tui muốn hỏi rõ hơn. Về phía anh T, có phải anh
đang gặp phải tác động không tốt từ phía bên ngoài khiến anh có cảm giác
không hài lòng, tui hiểu thế có đúng không ạ?
Anh T: …Ừm, đúng là như vậy.
NTV: tui hiểu bất kì người đàn ông nào ở hoàn cảnh của anh cũng sẽ cảm
thấy như vậy. Tuy nhiên, tui hiểu mọi sự xảy ra đều có nguyên nhân của nó,
qua chia sẻ thì tui được biết là hai anh chị đã có khoảng thời gian chung
sống rất hạnh phúc bên nhau, chứng tỏ anh rất yêu và thương chị ấy. Và hiện
tại anh, chị đang tức giận nhau, điều đó chứng tỏ anh, chị vẫn còn yêu nhau.
Giờ anh hãy bình tĩnh lại và chia sẻ những gì anh nghe được từ phía người
ngoài.
Anh T: Thôi được rồi. Đằng nào cũng phải ba mặt một lời. tui nói cho chị
nghe vì sao tui có những thái độ và hành vi như vậy. Chẳng phải một hai lần
mà là rất nhiều lần chính tai tui nghe thấy mồn một miệng bọn họ nói tui là
đồ bám váy vợ, dựa hơi trưởng phòng, vô dụng ! tui cũng nhẫn nhịn chịu
đựng một thòi gian dài, có những lúc tui bế tắc không biết phải làm gì thì tôi
tìm đến rượu cho quên đi. Ai ngờ, rượu vào người, tui trở nên nóng tính…và
nhìn thấy vợ là tui lại lao vào đánh cô ấy, tui như...tui không kiềm chế được.
Khi tỉnh dậy, tui chỉ mơ hồ nhớ lại nhưng rồi tự cho như không có gì. Nhiều
lúc tui cũng hối hận lắm…
Chị H: Sao anh không cho em biết những điều này ngay từ đầu. Anh thừa
biết trong công ty có người này kẻ kia, họ ganh tỵ với hạnh phúc nhà mình,
Họ lăm le chức trưởng phòng, chỉ chờ cơ hội để đẩy em xuống chức. Bao
năm nay, em phải phấn dấu không ngừng, cẩn thận đến từng con dấu. Em
biết rằng công việc công ty bận rộn khiến em nhiều khi không xuể được việc
nhà, không có nhiều thời gian quan tâm đến con, đến cảm nghĩ của anh.
Bác L: Con H nói đúng đấy, vợ chồng mày sống với nhau bao nhiêu năm mà
lại dễ dàng nghe người khác kích động, thằng T mày nghĩ lại mà xem, mày
đã xử sự thế có coi được không, nếu như thằng Tí không nói gì với bà thì
biết đến bao giờ bà biết sự thật.
(không khí gia đình trở nên im lặng)
NTV: Vậy đến bây giờ thì chị đã hiểu rõ lý do vì sao anh đối xử với chị như
thế và anh cũng đã hiểu được hành vi mình làm với vợ là không đúng.
Anh T: tui biết hành vi của mình là sai. tui cũng từng rất ân hận, nhưng tôi
không biết phải mở lời như thế nào, tui sợ làm vậy vợ còn coi thường tôi
hơn.
Chị H: Anh, sao anh lại nghĩ như vậy, em chấp nhận đến với anh kể cả khi
anh chỉ có hai bàn tay trắng. Gia đình mà mình xây đắp vun vén lên có vợ
chồng cùng nhau yêu thương và chăm sóc nuôi dạy con với em như vậy là
mãn nguyện rồi. Em chỉ mong chúng ta không chỉ yêu thương nhau mà còn
chia sẻ những khó khăn rong cuộc sống. Có như vậy thì tình cảm mới bền
lâu. Mọi chuyện đã qua, cho dù nó là nỗi đau đối với em, nhưng nếu anh hứa
không bao giờ lặp lại những hành vi như vậy nữa thì em cũng sẽ bỏ qua hết,
chúng ta sẽ yêu thương nhau như ngày nào. Anh có đồng ý không?
Cháu A : Kìa bố, bố nói đi, nói đi bố
Anh T: Anh xin lỗi em, anh thề anh sẽ không bao giờ làm như vậy với em
nữa. Con xin lỗi vì đã làm mẹ e sợ nhiều. Bố xin lỗi con, bố biết lỗi của
bố rồi, con tha thứ cho bố nhé. Anh xin hứa với vợ sẽ bù đắp cho vợ và con
vì những tháng ngày qua đã để cho vợ con phải buồn lòng.
Cháu A: Hoan hô bố, mẹ ơi mẹ tha thứ cho bố nhé.
Bà L: Phải, phải rồi con.
Chị H: (cười) Anh hứa rồi đấy nhé.
NTV : Dường như các thành viên trong gia đình mình thoải mái hơn với
nhau rồi đúng không ạ ?
Chị H và anh T : (Mỉm cười)
3) Giai đoạn 3: Kết thúc
NTV : Trước khi kết thúc buổi tham vấn em xin tổng kết lại hoạt động của
buổi tham vấn ngày hôm nay. Gia đình mình đã có sự chia sẻ và trải lòng
mình những nỗi niềm đã cất giữ trong lòng bấy lâu nay với các thành viên
trong gia đình và sự hiểu lầm, mâu thuẫn đã phần nào được giải quyết. Rất
mong muốn các thành viên trong gia đình mình sẽ xóa bỏ chuyện trước đây
và gia đình sẽ lại như trước, yêu thương và hòa thuận với nhau. Em mong
anh T và chị H sẽ dành thời gian cho nhau nhiều hơn và cùng nhau chia sẻ
về những cảm xúc của bản thân, cũng như quan tâm tới bé A hơn nữa. Gia
đình đồng ý chứ ạ ?
Chị H : Vì hạnh phúc của gia đình tui sẽ làm tất cả.
Anh T : tui sẽ cố gắng.
Bà L : Thank cô đã giúp gia đình chúng tôi.
Cháu A : (cười rạng rỡ)
NTV : Vậy vừa qua tui và gia đình mình cũng đã cùng trải qua một quá trình
tham vấn khá dài và đã nhận được sự tham gia chia sẻ rất tích cực từ phía gia
đình. Theo tui đó đã là bước đầu thành công đầu mà buổi tham vấn này đã
đem đến không chỉ cho vấn đề của gia đình mình còn cho chính bản thân là
một nhà tham vấn như tui nữa. Nếu có điều gì vướng mắc hay nảy sinh xin
hãy liên lạc qua địa chỉ này ( đưa cardvisit). Một lần nữa xin Thank gia
đình !
Chị H và Anh T : Vâng. Thank chị.
Bà L : (mỉm cười)
NTV : Một lần nữa cho tui xin hỏi gia đình mình có thấy hài lòng không ạ ?
Còn có khúc mắc gì chưa được giải quyết hay điều gì trong lòng mà chưa
nói ra không ạ ?
Bà L : Rất hài lòng ý chứ !
Chị H và Anh T : Thank chị.
NTV : Vâng. Rất Thank gia đình đã tin tưởng và chia sẻ với tôi. Chúc gia
đình luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Chị H và Anh T : Chào chị nhé.
Cháu A : Cháu chào cô ạ.
Bà L : ( Mỉm cười ) Gật đầu.
NTV : Chào cả nhà ạ !
III) Các kỹ năng sử dụng trong ca tham vấn:
Câu thoại thể hiện
Kỹ năng tham vấn
NTV: Vâng, Thank sự
hợp tác của cả gia đình.
Theo như thông tin gia
đình mình cung cấp thì
tui xin được tóm lược
Kỹ năng lắng nghe và
quan sát các thành viên
trong gia đình
Đánh giá mức độ đạt
được
NTV phản hồi lại
những thông tin mà gia
đình đã chia sẻ, thể hiện
sự tập trung lắng nghe
và quan sát các thành
lại như sau: hiện tại 2
anh chị đang làm chung
trong 1 công ty và đảm
nhiệm những vị trí khác
nhau, còn cháu A đang
học lớp 3, có phải
không ạ?
NTV : Dường như
Kỹ năng điều phối sự
không khí gia đình ta
tham gia của các thành
đang không được thoải viên trong gia đình
mái cho lắm?
NTV: Anh cứ bình tĩnh,
tui đến đây là để giúp
đỡ gia đình mình. Có
điều gì trước khó nói thì
nay anh chị hãy thoải
mái chia sẻ vì ít khi
chúng ta có thời gian để
nói ra tâm tư suy nghĩ
của mình cho các thành
viên khác hiểu mình
hơn phải không ạ.
NTV: (vỗ vai an ủi bé
A)
Kỹ năng làm việc với
những thành viên gia
đình tỏ ra không hợp
tác
Kỹ năng lắng nghe và
quan sát các thành viên
trong gia đình
NTV: Chị có thể giữ
Kỹ năng điều phối sự
bình tĩnh để chúng ta có tham gia của các thành
thể tiếp tục được không viên trong gia đình
ạ?
NTV: tui hiểu là anh
viên trong gia đình
NTV đóng vai trò như
một người trung gian,
hòa giải. Câu hỏi của
NTV giúp tất cả thành
viên trong gia đình trực
diện với vấn đề, khơi
gợi sự chia sẻ của các
thành viên.
Anh T có thái độ bực
tức và cho rằng lồi
không phải do bản thân
mà gia đình trở nên như
vậy. NTV xoa dịu
không khí căng thẳng
và khuyến khích các
thành viên chia sẻ để
hiểu được nguyên nhân
dẫn đến vấn đề
NTV không chỉ quan
sát tập trung vào 1-2
thành viên mà bao quát
tất cả các thành viên
trong gia đình. Nhận ra
sự xúc động của bé A
và có hành động an ủi
NTV trấn an tinh thần
cho chị T, giúp chị bình
tĩnh để có thể tiếp tục
buổi tham vấn
Kỹ năng thấu hiểu với
NTV thấu hiểu, nắm bắt
các thành viên trong gia được suy nghĩ và cảm
chị đang rất bức xúc.
Nhưng nếu cứ giữ tâm
trạng thế này thì chúng
ta khó có thể giải quyết
được vấn đề. Chi bằng
anh chị từng người chia
sẻ để mọi người có thể
hiểu rõ nhau hơn được
không ah?
đình
xúc của từng thành viên
trong gia đình. Mỗi
người đều có lý do tức
giận của riêng mình.
NTV phản hồi lại cảm
xúc của các thành viên
NTV: tui xin lỗi vì đã
ngắt lời của anh chị
nhưng anh có thể nói rõ
hơn sự thật mà anh nói
ở đây là gì ạ?
NTV: Vâng, tui rất tiếc
vì không khí gia đình
căng thẳng, nhưng có 1
số vấn đề chưa được rõ
rảng nên tui muốn hỏi
rõ hơn. Về phía anh T,
có phải anh đang gặp
phải tác động không tốt
từ phía bên ngoài khiến
anh có cảm giác không
hài lòng, tui hiểu thế có
đúng không ạ?
Kỹ năng đặt câu hỏi
NTV đưa ra câu hỏi để
kịp thời năm bắt được
nội dung mấu chốt cảu
vấn đề
NTV: tui hiểu bất kì
người đàn ông nào ở
hoàn cảnh của anh cũng
sẽ cảm giác như vậy.
Tuy nhiên, tui hiểu mọi
sự xảy ra đều có nguyên
nhân của nó, qua chia
sẻ thì tui được biết là
hai anh chị đã có
khoảng thời gian chung
sống rất hạnh phúc bên
nhau, chứng tỏ anh rất
Kỹ năng thấu hiểu với
các thành viên trong gia
đình
Kỹ năng điều phối sự
tham gia của các thành
viên trong gia đình
Kỹ năng thấu hiểu với
NTV phản hồi về thông
các thành viên trong gia tin mà anh T đưa ra
đình
cũng như là cảm xúc
của gia đình
NTV phản hồi lại cảm
xúc của các thành viên
trong gia đình. Bên
cạnh đó câu nói của
NTV giúp các thành
viên thể hiện cảm xúc
của họ với nhau nhưng
không tạo sự đối đầu.
Không những sẽ giúp
NTV khai thác thông tin
từ nhiều phía mà còn
đặc iệt giúp mỗi thành
yêu và thương chị ấy.
Và hiện tại anh, chị
đang tức giận nhau,
điều đó chứng tỏ anh,
chị vẫn còn yêu nhau.
Giờ anh hãy bình tĩnh
lại và chia sẻ những gì
anh nghe được từ phía
người ngoài.
viên hiểu được những
cảm xúc, suy nghĩ của
các thành viên khác
trong gia đình
NTV : Trước khi kết
Kỹ năng giao nhiệm vụ
thúc buổi tham vấn em cho các thành viên
xin tổng kết lại hoạt
trong gia đình
động của buổi tham vấn
ngày hôm nay. Gia đình
mình đã có sự chia sẻ
và trải lòng mình những
nỗi niềm đã cất giữ
trong lòng bấy lâu nay
với các thành viên trong
gia đình và sự hiểu lầm,
mâu thuẫn đã phần nào
được giải quyết. Rất
mong muốn các thành
viên trong gia đình
mình sẽ xóa bỏ chuyện
trước đây và gia đình sẽ
lại như trước, yêu
thương và hòa thuận với
nhau. Em mong anh T
và chị H sẽ dành thời
gian cho nhau nhiều
hơn và cùng nhau chia
sẻ về những cảm xúc
của bản thân, cũng như
quan tâm tới bé A hơn
nữa. Gia đình đồng ý
chứ ạ ?
Mọi khúc mắc và mâu
thuẫn giữa các thành
viên trong gia đình đã
được giải quyết. Để có
được kết quả thật tốt,
NTV giao cho các thành
viên trong gia đình một
vài nhiệm vụ đơn giản,
nó cũng giúp gia đình
ngày càng hạnh phúc,
gắn bó và hiểu nhau
hơn
C. Đánh giá khả năng tham vấn của bản thân. Kiến nghị, đề xuất
I) Đánh giá khả năng tham vấn của bản thân
Thông qua những tiết học lý thuyết trên lớp cùng với các tiết học thực hành,
bản thân em cũng lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích. Từ đó có thể vận
dụng vào các tình huống thực tế. Em cũng tự nhận thấy bản thân có mặt
được và chưa được trong quá trình tham vấn. Em đã nắm rõ được các
nguyên tắc trong tham vấn, mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. Em
cũng đã tiến hành ca tham vấn theo đúng như các giai đoạn trong quá trình
tham vấn. Tuy nhiên, dù đã nắm được các kỹ năng trong tham nhưng việc
vận dụng các kỹ năng của em vẫn còn thiếu sót, có một số kỹ năng em vẫn
chưa vận dụng được trong ca tham vấn trên. Nên em mong rằng, trong các
ca tham vấn sau, em có thể vận dụng được hết tất cả các kỹ năng một cách
hiệu quả
II) Kiến nghị, đề xuất
- Em mong nhà trường sẽ tạo điều kiện nhiều hơn cho sinh viên khoa CTXH
chúng em được đi thực tế nhiều hơn. Từ đó bọn em có thể thực hành tham
vấn nhiều để nâng cao kỹ năng tham vấn của bản thân và trở thành những
nhà tham vấn, những nhân viên CTXH trong tương lai.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top