daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. Đặt vấn đề:
Trong hệ thống các chế định của pháp luật Dân sự, chế định “Nghĩa vụ” là
một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất. Tìm hiểu sâu hơn về chế định
này là một nhiệm vụ cấp bách đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay Quốc hội vừa
thông qua Dự thảo Bộ luật dân sự mới với nhiều thay đổi chỉnh lý bổ sung trên cơ
sở áp dụng học thuyết Vật quyền – trái quyền kinh điển của họ luật Civil law. Để
hiểu sâu hơn về chế định Nghĩa Vụ không gì hơn là đi vào tìm hiểu nguồn cội,
nơi khởi nguồn của chính học thuyết về vật quyền trái quyền – Pháp luật La Mã
cổ đại. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng em sẽ đi vào so sánh đối chiếu
những điểm giống và khác nhau giữa Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ.
B. Nội dung:
I. So sánh quy định chung về nghĩa vụ của Luật La Mã và Bộ luật dân sự
Việt Nam 2005.
1. Về khái niệm “Nghĩa vụ” và đối tượng của nghĩa vụ:
Tư pháp La Mã đưa ra khái niệm “nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý, theo
đó chúng ta buộc phải làm gì đó theo quy định của pháp luật nhà nước La Mã”.
Mục XIII Cuốn III Institutes of Justinian.
“Bản chất của quan hệ nghĩa vụ không phải mang lại cho chúng ta một vật
nhất định nào đó hay một dịch quyền (servitude) nào đó, mà là để ràng buộc một
người khác với chúng ta, buộc người đó phải làm công việc gì đó hay phải
chuyển giao một cái gì đó cho chúng ta.”
Nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý, theo đó một người buộc phải làm một
việc nhất định, phù hợp với nội dung của một quyền mà người khác được hưởng.
Nội dung chủ yếu của nghĩa vụ là việc một người ở trong tình trạng có trách
nhiệm đối với một người khác trong việc chuyển giao một vật hay thực hiện một
công việc gì đó.
Điều 280 Bộ luật dân sự 2005 quy định khái niệm “Nghĩa vụ dân sự là việc
mà theo đó, một hay nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả
tiền hay giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hay không được thực hiện
công việc nhất định vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác”.
Điểm giống nhau:
- Nghĩa vụ được phát sinh từ một sự kiện làm hình thành một quan hệ và quan hệ
này chịu sự tác động của pháp luật, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên chủ
thể được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bả Luận văn Sư phạm 0
D So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Luận văn Luật 0
T Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với v Văn hóa, Xã hội 0
D So sánh pháp luật của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ Luận văn Luật 0
W Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và pháp luật CHND Trung Ho Luận văn Luật 2
B Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: phân tích so sánh: Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
W Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên Luận văn Luật 0
Q Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nướ Luận văn Luật 0
P Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh phá Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top