daigai

Well-Known Member
Link tải free Bài thảo luận lần 1 hợp đồng và bồi thường hiệt hại ngoài hợp đồng luật Tphcm
Đáp án đầy đủ
Định dạng file word

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT

Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Quyết định số 212/2010/DS-GĐT ngày 19/05/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Tóm tắt vụ việc: Năm 1996, bà Đầm có tuyên bố miệng sẽ cho con là anh Em (đã chết) và vợ là chị Lệ 5000m2 đất rẫy và 2759 m2 ruộng. Năm 1998, bà Đầm có kí vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị Lệ đứng tên để tách sổ. Năm 1999, bà Đầm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích là 33440m2 có cả 5000m2 và 2759m2 cấp cho chị Lệ. Năm 2003, bà Đầm lập di chúc chia đất cho các con trong đó có chia Lệ 5000m2 đất rẫy và 2759m2 đất ruộng. Năm 2005, bà lập lại di chúc chia đất thì được biết 5000m2 đất rẫy nêu trên thuộc diện quy hoạch và chị Lệ đã nhận 250.750.000đ tiền đền bù (vào năm 2004). Vì vậy bà Đầm khởi kiện yêu cầu chị Lệ trả lại số tiền đền bù, riêng 2759m2 đất rẫy bà đồng ý cho chị Lệ.

Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự? điều 281
Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả?
Trong vụ việc được bình luận, chị Lệ có là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Tại sao?
Trong vụ việc được bình luận bà Đầm có phải là người bị thiệt hại không? Vì sao? Chủ đầu tư dự án có được coi là người bị thiệt hại không?
Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, chị Lệ có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đền bù cho bà Đầm không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa dân sự đối với chế định được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Nếu sau khi nhận tiền đền bù, chị Lệ gửi khoản tiền này vào Ngân hàng để lấy lãi thì chị Lệ có nghĩa vụ hoàn trả tiền lãi không? Vì sao?


Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện

Bản án số 971/2006/DS-PT ngày 19/9/2006 của Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh.
Tóm tắt bản án: Ngày 06/09/2005, bà Lương Quốc Hùng đã kí kết hợp đồng bán căn nhà số 32 Phú Thọ, phường 2, quận 11 cho ông Lưu Mộc Triều với giá là 200 lượng vàng SJC. Sau khi kí kết hợp đồng, ông Triều đã đặt cọc cho bà Hùng là 200.000.000đ và sẽ trả tiếp 80% giá trị nhà khi hoàn tất thủ tục đăng ký sở hữu. Tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà, bà Hùng chưa được đứng tên sở hữu nhà mà chỉ là thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, khi kí kết hợp đồng cả hai bên đều biết rõ tình trạng thực của ngôi nhà. Theo thỏa thuận của hai bên thì sẽ thực hiện hợp đồng trong 6 tháng nhưng vì giá vàng biến động nên hợp đồng vẫn chưa thực hiện được. Sau khi bà Hùng được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà thì bà đã yêu cầu bên mua thực hiện HĐ trong vòng 1 tháng nhưng do không thỏa thuận được giá nên đã xảy ra mâu thuẫn.

1. BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện không?
1. Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?
1. Tòa án có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của bản án trên cho câu trả lời?
1. Ngoài bản án này còn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? Nêu rõ những quyết định nào và đoạn nào của các quyết định này cho câu trả lời.
1. Hệ quả pháp lý khi bên chuyển nhượng có chủ quyền sở hữu. Phân tích hệ quả này với những tình tiết của bản án được bình luận.
1. Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện.

Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu

Tình huống: Ngân hàng cho công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này được bà Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế. Việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của chồng bà Quế. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu trên”.

1. Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với từng loại hợp đồng.
1. Các quy định về hợp đồng chính/phụ vô hiệu có tồn tại trong BLDS năm 1995 không?
1. Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?
1. Bà Quế tham gia nghĩa vụ với tư cách gì? Vì sao?
1. Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao?
1. Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì với Ngân hàng không?
1. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan đến trách nhiệm của bà Quế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thảo luận Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng, Phạt vi phạm hợp đồng, Sự kiện bất khả kháng Luận văn Luật 0
D Thảo luận Xác lập hợp đồng nhằm tẩu tán tài sản, Cầm giữ tài sản Luận văn Luật 0
D Thảo luận Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận tháng 2 Luận văn Luật 0
T Thảo luận Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận Luận văn Luật 0
H [Tổng hợp/ Thảo luận] Những cách kiếm game bản quyền miễn phí :D Download Game 14
G Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong phần đạo đức môn Giáo dục công dâ Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận Soạn thảo một bản hợp đồng kinh tế, phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh t Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Tìm hiểu việc soạn thảo một Hợp đồng kinh tế Tài liệu chưa phân loại 2
M Tiểu luận Nội dung hợp đồng ngoại thương –Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn soạn thảo văn bản v Tài liệu chưa phân loại 0
B [Thảo luận] tổng hợp các lệnh về Registry bằng tay không Hỏi đáp Tin học 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top