daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
1. Khái niệm quyền thừa kế. 03
1.1. Giới thiệu. 03
1.2. Các khái niệm. 03
1.2.1. Khái niệm chế định quyền thừa kế. 03
1.2.2. Khái niệm di sản thừa kế. 03
2. Các quy định chung về thừa kế. 04
2.1. Đối với người để lại di sản. 04
2.2. Đối với người thừa kế. 04
2.3. Quyền hưởng và từ chối nhận di sản. 05
2.3.1. Quyền hưởng di sản. 05
2.3.2. Quyền từ chối nhận di sản. 06
2.4. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế. 06
2.4.1. Thời điểm mở thừa kế. 06
2.4.2. Địa điểm mở thừa kế. 07
2.5. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm. .07
2.6. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế. 08
2.7. Thừa kế thế vị. 08
3. Thừa kế theo di chúc. 09
3.1. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc.. 09
3.2. Người lập di chúc.. 09
3.3. Người thừa kế theo di chúc. 10
3.4. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 10
3.5. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc.. 11
3.6. Hiệu lực pháp luật của di chúc 13
3.7. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc 14
3.8. Di chúc chung của vợ, chồng 14
3.8.1.Di chúc chung của vợ ,chồng: 14
3.8.2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng 14
3.8.3. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng 14
3.9. Gửi giữ di chúc 14
3.10. Di chúc bị thất lạc, hư hại 15
3.11. Di sản dùng vào việc thờ cúng.. 15
3.12. Di tặng.. 15
3.13. Công bố di chúc. 16
3.14. Giải thích nội dung di chúc. 16
4. Thừa kế theo pháp luật. 16
4.1. Các trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật 17
4.1.1. Nhóm thứ nhất: 17
4.1.2. Nhóm thứ hai: 18
4.2. Diện thừa kế 18
4.3. Hàng thừa kế 19


CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

1. Khái niệm quyền thừa kế.
1.1. Giới thiệu.
Chế định quyền thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật nhiều nước trên thế giới quan tâm theo dõi và bảo hộ.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, có nền văn hóa và đạo đức lâu đời, do việc coi trọng các phong tục tập quán tình cảm cha con, vợ chồng anh em đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế. Bên cạnh đó có không ít người đã lập di chúc nhưng bản di chúc này lại không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Do đó việc hiểu các chế định về thừa kế là cần thiết để mọi công dân đảm bảo công bằng trong các mối quan hệ tài sản nói chung và quyền thừa kế nói riêng.
1.2. Các khái niệm.
1.2.1. Khái niệm chế định quyền thừa kế.
Chế định quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và cách bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
1.2.2. Khái niệm di sản thừa kế.
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống.
Theo điều 634 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định di sản bao gồm: tài sản riêng và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng tên lúc còn sống. Tài sản chung với người khác là phần tài sản do lúc còn sống người chết đã đồng tạo ra cùng chung với một người khác như góp vốn cùng sản xuất kinh doanh, …thì lúc chết phần tài sản đó cũng được đưa vào di sản của người chết.
2. Các quy định chung về thừa kế.
2.1. Đối với người để lại di sản.
Người để lại di sản là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật.
Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào (thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi,…). Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,…Khi còn sống họ có quyền đưa các loại tài sản này vào lưu thông dân sự hay lập di chúc cho người khác hưởng tài sản của mình sau khi chết. Trường hợp công dân có tài sản thuộc quyền sở hữu riêng, không lập di chúc sau khi chết, tài sản này sẽ chia theo quy định pháp luật.
Đối với pháp nhân, tổ chức thì tài sản của pháp nhân, tổ chức dùng để duy trì hoạt động của pháp nhân, tổ chức đó. Không cá nhân nào có quyền định đoạt tài sản của pháp nhân, tổ chức. Khi pháp nhân, tổ chức bị giải thể, phá sản,…thì tài sản được giải quyết theo quy định pháp luật.
2.2. Đối với người thừa kế.
Người thừa kế là người được hưởng di sản của người đã chết theo di chúc hay theo quy định của pháp luật. Người thừa kế có các quyền , nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng đối với người để lại sản.
Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hay tổ chức hay nhà nước.
- Nếu người thừa kế là cá nhân thì phải là người còn sống khi mở thừa kế hay người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra vẫn còn sống cũng là người thừa kế.
- Người thừa kế là pháp nhân, tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại như sau:
Nghĩa vụ:
+ Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lí di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
+ Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng.
Quyền:
Theo nguyên tắc chung, mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mình đối với người khác.
Ví dụ: Người thừa kế đang có món nợ phải trả hay đang phải bồi thường thiệt hại cho người khác, người này viện cớ không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ nhưng lại từ chối nhận quyền hưởng di sản thừa kế để không chịu trả nợ hay bồi thường thiệt hại.
2.3. Quyền hưởng và từ chối nhận di sản.
2.3.1. Quyền hưởng di sản.
Như đã nói ở trên, theo nguyên tắc chung mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 643 Bộ luật dân sự 2005:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Chế định thừa kế theo Bộ luật dân sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Luận văn ThS. Luật: 60 38 3 Luận văn Luật 0
X Lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật Luận văn Luật 0
T Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
M Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
A Chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
C [Free] Tiểu luận Chế định thừa kế trong bộ Quốc Triều Hình Luật Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Những vướng mắc khi áp dụng chế định thừa kế Tài liệu chưa phân loại 0
J [Free] Tiểu luận Những quy định về chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật của thời Lê Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top