Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để Ngân hàng Nhà nước
hoạt động thực sự với tư cách và mang đầy đủ tính chất là Ngân hàng Trung ương
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ yếu thực hiện chức
năng Ngân hàng Trung ương (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân
hàng, người cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh
toán) và chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo đảm an
toàn hệ thống ngân hàng” [20] là định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam được khẳng định tại Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để trở thành
Ngân hàng Trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các Ngân hàng Trung ương
trong khu vực châu Á, các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước phải không ngừng
được hoàn thiện và nâng cao, đặc biệt là các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước trong
việc điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các
công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở
và các công cụ khác do Thống đốc quyết định. Trong giai đoạn đầu điều hành chính
sách tiền tệ, với điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, chưa có điều kiện để sử
dụng các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp, Ngân hàng Nhà nước lựa chọn sử dụng các
công cụ trực tiếp như hạn mức tín dụng, ấn định lãi suất và tỷ giá, và từng bước tiến
tới sử dụng các công cụ gián tiếp. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đổi mới điều
hành chính sách tiền tệ theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ sử dụng công cụ trực tiếp
sang sử dụng công cụ gián tiếp một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trường và từng
bước nâng cao khả năng phối hợp giữa các công cụ nhằm đạt mục tiêu chính sách tiền
tệ trong từng thời kỳ. Hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào khả năng điều tiết
linh hoạt và chủ động khối lượng tiền cung ứng và điều quan trọng là sự điều tiết này
phải tạo được các phản ứng của thị trường. Các công cụ điều tiết trực tiếp mang tính
hành chính và tách rời quy luật thị trường khó có thể thoả mãn được yêu cầu này. Vì
vậy, việc chuyển đổi cơ chế điều tiết từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử
dụng các công cụ gián tiếp là cần thiết và hợp quy luật.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các công cụ chính sách tiền tệ trong việc nâng
cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước
luôn chú trọng hoàn thiện và đổi mới các công cụ này. Đánh giá về việc sử dụng các
công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước từ năm 1990 đến nay có thể thấy
rằng: điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có những chuyển biến
căn bản, từ chỗ khuôn khổ chính sách tiền tệ chưa được xác định rõ ràng và các công
cụ chính sách tiền tệ chưa hình thành đầy đủ, đến nay Ngân hàng Nhà nước đã tạo lập
được một khuôn khổ chính sách tiền tệ tương đối rõ ràng, hệ thống các công cụ chính
sách tiền tệ tương đối hoàn chỉnh dựa trên hệ thống các quy định pháp luật toàn diện
và có kỹ thuật pháp lý cao, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Dựa trên cơ sở các
quy định pháp luật điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ và hoạt động của
Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, việc điều
hành chính sách tiền tệ luôn bám sát diễn biến của tình hình kinh tế, tiền tệ trên thị
trường thế giới và trong nước để có giải pháp điều hành một cách linh hoạt, thận trọng,
kết hợp chặt chẽ việc điều hành khối lượng tiền cung ứng với điều hành các công cụ
chính sách tiền tệ một cách hài hoà nhằm bảo đảm cân đối vốn khả dụng của các tổ
chức tín dụng và cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Các giải pháp điều
hành chính sách tiền tệ trong thời gian gần đây đã theo đúng mục tiêu, chuyển mạnh
sang các giải pháp thị trường, điều hành bám sát quy luật thị trường và xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia được xác định là nhằm ổn định giá trị
đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng;
bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa [52]. Để đạt được mục
tiêu đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải từng bước thực hiện nhiều công
việc cụ thể, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý hoàn chỉnh cho sự
vận hành trôi chảy và có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ là một công việc
có ý nghĩa quyết định.
Mặc dù hiện nay, về cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
các công cụ của chính sách tiền tệ đã được hình thành và đang được hoàn thiện dần,
đảm bảo sự thuận tiện cho hoạt động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các công
cụ của chính sách tiền tệ có đặc điểm là được quy định trong nhiều hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác nhau do nhiều cơ quan nhà nước ban hành và còn rất nhiều
quy định làm hạn chế sự chủ động, độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
việc điều hành chính sách tiền tệ. Mặt khác, để có thể điều hành một cách linh hoạt,
thận trọng các công cụ chính sách tiền tệ và tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các công
cụ, từ đó phát triển thị trường tiền tệ thì vấn đề hệ thống hoá các văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ, xây dựng một khung pháp lý thuận
lợi, hợp lý nhằm tạo điều kiện đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ là một nội
dung cần có sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài: “Pháp luật
về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết
thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chỉ có trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện
cơ sở pháp lý cho hoạt động điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay mới có thể xác định được những bất
hợp lý về cơ chế, chính sách làm cản trở kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp
lý điều chỉnh các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, qua đó nâng cao năng lực của
Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện các công cụ
chính sách tiền tệ phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để nghiên cứu về các công cụ của chính sách tiền tệ và việc sử dụng chúng theo
quy định của pháp luật Việt Nam, trước hết, tác giả đi từ việc phân tích những vấn đề
lý luận chung về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ, kết hợp với
việc xem xét một số kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng các công cụ của
chính sách tiền tệ, đồng thời trên cơ sở phân tích thực trạng các quy định pháp luật
điều chỉnh các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay, qua đó đưa
ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh các công cụ thực hiện
chính sách tiền tệ.
Để đạt được mục đích này, đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện một số nhiệm vụ
sau:
- Phân tích một cách chi tiết và có hệ thống những vấn đề lý luận về chính sách
tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ;
- Phân tích thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh các công cụ
của chính sách tiền tệ, qua đó nghiên cứu và đánh giá và chỉ ra những tồn tại, bất cập
trong các quy định pháp luật làm cản trở hiệu quả điều hành các công cụ chính sách
tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các
công cụ thực hiện chính sách tiền tệ hiện hành của Việt Nam, luận án xác định những
giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền
tệ quốc gia ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xét về bản chất, việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ cũng chính là
những hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường tiền tệ. Vì vậy để có thể đưa
ra được những đóng góp về mặt pháp lý cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các
công cụ của chính sách tiền tệ, tác giả tập trung nghiên cứu về các công cụ của chính
sách tiền tệ và các quy định pháp luật điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ
trong mối quan hệ trực tiếp với các hoạt động thực hiện chức năng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Cụ thể, đề tài trực tiếp nghiên cứu các quy định của Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam năm 2010 về việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và các
công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời nghiên cứu các quy định
hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia của Ngân hàng Nhà nước.
Chính sách tiền tệ và các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ là những công cụ
tài chính và chủ yếu được nghiên cứu, tiếp cận ở góc độ kinh tế. Để phù hợp với tên đề
tài và chuyên ngành nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh các
công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ở các góc độ pháp lý, trên cơ sở đưa ra
sự phân tích về các công cụ của chính sách tiền tệ một cách khái quát trên phương diện
tài chính học, luận án nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh các
công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở; pháp
luật về tái cấp vốn; pháp luật về dự trữ bắt buộc; pháp luật về lãi suất và tỷ giá hối đoái
trong điều hành chính sách tiền tệ.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi xử lý các vấn đề thuộc về nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, tác giả dựa trên
quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách phát triển kinh tế của
Đảng cộng sản Việt Nam. Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa của Đảng, pháp luật của nhà nước là nền tảng lý luận cơ bản được tác
giả vận dụng để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề mà đề tài nghiên cứu đề cập đến.

Bên cạnh những cơ sở lý luận chung như trên vừa nêu, tác giả còn căn cứ vào
những phương pháp nghiên cứu cụ thể đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn. Đó
là các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Nhờ có các phương pháp nghiên cứu
đó mà các vấn đề nêu ra được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau để tìm ra giải
pháp phù hợp cho việc sử dụng có hiệu quả các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu khi phân tích cơ sở lý
luận về chính sách tiền tệ và các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ cũng như phân
tích nội dung điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia hiện hành ở Việt Nam trong các chương 1 và chương 2 của luận án như: phân
tích lý luận về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, phân tích các quy định pháp
luật về công cụ nghiệp vụ thị trường mở; pháp luật về tái cấp vốn; pháp luật về dự trữ
bắt buộc; pháp luật về lãi suất và tỷ giá hối đoái trong điều hành chính sách tiền tệ
quốc gia.
Phương pháp so sánh được sử dụng khi đánh giá, so sánh các quy định pháp
luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Việt Nam với thông lệ
quốc tế và chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng cũng như so sánh với pháp luật
về chính sách tiền tệ của một số quốc gia khác trong các chương của luận án.
Phương pháp chuyên gia được luận án sử dụng để lựa chọn khái quát các vấn đề
lý luận ở chương 1, cũng như các nhận định và bình luận về các nội dung của các quy
định pháp luật hiện hành về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ trong các chương
2 và chương 3 của luận án, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng pháp luật về các công cụ
thực hiện chính sách tiền tệ, nguyên nhân cản trở hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới góc độ pháp lý và đề xuất các khuyến nghị
hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiều tệ quốc gia.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận án là công trình chuyên khảo cấp tiến sỹ đầu tiên nghiên cứu pháp luật về
các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì đây là
đề tài nghiên cứu về các công cụ của chính sách tiền tệ dưới góc độ pháp lý cho nên
luận án không chỉ đưa ra sự phân tích về các công cụ của chính sách tiền tệ một cách
khái quát trên phương diện tài chính học mà còn phân tích các quy định pháp luật điều
chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ và từ đó đưa ra những đóng góp xây dựng và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

dtieubang

New Member
Re: Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62 38 50 01

link die rồi, reup lại giúp mình nha :)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top