zaike_2909

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:phân tích khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện ở Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác này tại địa phương: Củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công tác PBGDPL; Kiện toàn tổ chức và củng cố nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL; Xác định nội dung, hình thức và phương pháp PBGDPL phù hợp với các đối tượng PBGDPL; Đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết phục vụ công tác PBGDPL; Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬTTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Ở VIỆT NAM ...................................... 14
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ................... 14
1.1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật.............................................. 14
1.1.2. Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật ............ 19
1.1.3. Chủ thể, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật................................. 25
1.1.4. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật............................... 30
1.2. ĐẶC ĐIỂM PHỔ BIỂN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN Ở VIỆT NAM...................................................................... 38
1.3. CHẤT LƯỢNGPHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ........................................... 43
1.3.1. Chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật............................................. 43
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn huyện ..................................................................................... 45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH............. 53
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ
TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................ 53
2.2. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC PHỔ
BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ
TRẠCH.............................................................................................. 55
2.2.1. Nhận thức về sự cần thiết của PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch 55
2.2.2. Về cơ sở pháp lý của công tác PBGDPL tại huyện Bố Trạch.............. 56
2.2.3. Đội ngũ làm công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch............. 59
2.2.4. Nội dung, đối tượng PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch .............. 61
2.2.5. Hình thức PBGDPL chủ yếu trên địa bàn huyện Bố Trạch ................. 69
2.3. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG
TÁC PBGDPL TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH .................... 85
2.3.1. Về cơ sở pháp lý của công tác PBGDPL ............................................ 85
2.3.2. Về chủ thể, đối tượng PBGDPL ......................................................... 86
2.3.3. Về nội dung PBGDPL ........................................................................ 87
2.3.4. Về hình thức, phương pháp PBGDPL................................................. 88
2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong công tác PBGDPL trên địa
bàn huyện Bố Trạch ........................................................................... 89
2.4. Bài học kinh nghiệm về PBGDPL qua thực tiễn tại địa bàn huyện Bố
Trạch.................................................................................................. 92
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤTLƢỢNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA
BÀNHUYỆNBỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH.................................... 94
3.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PBGDPL TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH................................................................ 94
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PBGDPL TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BỐ TRẠCH......................................................................... 99
3.2.1. Củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với công tác PBGDPL trên địa
bàn huyện Bố Trạch ........................................................................... 99
3.2.2 Kiện toàn tổ chức và củng cố nguồn nhân lực thực hiện công tác
PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch............................................. 100
3.2.3. Xác định nội dung, hình thức và phương pháp PBGDPL phù hợp với
các đối tượng PBGDPL ở huyện Bố Trạch....................................... 106
3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết phục vụ công tác
PBGDPL .......................................................................................... 112
3.2.5. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm trong
thực hiện PBGDPL........................................................................... 113
3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác để nâng cao chất lượng PBGDPL trên địa bàn
huyện Bố Trạch................................................................................ 114
KẾT LUẬN............................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 118

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn giữ vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội, là công việc không thể tách rời với quá trình xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật.PBGDPL là khâu đầu tiên trong hoạt động thực
thi pháp luật, là phương tiện để chuyển tải những đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước tới toàn thể cán bộ và nhân dân. Đặc biệt,
trong công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay, công tác này càng có vai trò quan trọng
về nhiều mặt. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước
ta đã xác định rõ công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo
nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã nêu: “Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý
thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo
đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công
bằng”[12, tr.395].
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng lại tiếp tục khẳng định: “Phát
huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản
lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật”[13, tr.438]. Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư cũng đã ban
hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công
tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội Đảng khóa IX, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tăng cường
thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn.
Thực tế, qua hơn 20 năm đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác PBGDPL, góp phần cụ thể
hóa chủ trương của Đảng cũng như xác định đúng vị trí của công tác
PBGDPL trong tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền.
Thực hiện chủ trương trên của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tác
PBGDPL ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng. Ủy ban
nhân dân các cấp, trong đó có Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (chính quyền cấp huyện) có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện
pháp luật trên địa bàn. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
năm 2003 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, tổ
chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến
pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp” (khoản 1 Điều 106) [21].
Đối với huyện Bố Trạch - một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh
Quảng Bình, trong những năm qua, công tác PBGDPL nhìn chung đã được
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm; đã có những hoạt động
phong phú, nội dung, hình thức cũng như phương pháp từng bước được đổi
mới; thu được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Hoạt động PBGDPL
đã góp phần từng bước nâng cao ý thức pháp luật, hình thành dần thói quen
“Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong cán bộ và nhân dân
trên địa bàn huyện, đưa pháp luật vào các hoạt động quản lý nhà nước và đời
sống xã hội. Mặc dù vậy, công tác PBGDPL trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ
không ít khó khăn, hạn chế ở nhiều mặt: Về nhận thức; về kinh phí, cơ sở vật
chất; về nhân lực; về nội dung; về phương pháp; về hình thức… đang đặt cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như đội ngũ làm công tác PBGDPL
của huyện trước những băn khoăn, trăn trở. Thực trạng công tác PBGDPL
trên địa bàn huyện như thế nào? Những mặt đạt được? Những mặt hạn chế?
Giải pháp cụ thể gì cho công tác PBGDPL tại huyện Bố Trạch?... Chất lượng
và hiệu quả thực hiện công tác PBGDPL của huyện Bố Trạch chỉ được cải
thiện, được nâng cao khi tất cả những vấn đề trên được nhìn nhận và giải
quyết một cách có hệ thống, khoa học trên cơ sở thực tiễn.
Xuất phát từ mục đích đó, tui chọn nội dung: “Phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải
pháp” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu một cách cơ bản những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
trong giai đoạn hiện nay.Trên cơ sở đó rút ra những kết luận, đề xuất những
giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác
này tại địa phương.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, cơ sở lý luận và cơ
sở pháp lý của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
- Đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực
hiện công tác này tại địa phương. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật qua thực
tiễn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề về phổ
biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện và thực
trạng, giải pháp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với khoảng thời gian từ năm 2002 đến nay (2012).
3. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng về Nhà
nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, xã hội học… để giải quyết nhiệm vụ đặt
ra của Luận văn.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay luôn nhận được sự
quan tâm của mọi cấp, mọi ngành trong cả nước. Vấn đề phổ biến, giáo dục pháp
luật qua các giai đoạn đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả tìm hiểu,
nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau với các
hình thức như: Sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án, luận văn, khóa
luận tốt nghiệp... Đáng chú ý có các công trình sau:
Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Nguyễn Đình Lộc: “Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới”;
Sách chuyên khảo “Ý thức pháp luật” của PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan; Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Đường: “Giáo dục ý thức pháp
luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”;
Luận án phó tiến sĩ của tác giả Dương Thị Thanh Mai: “Giáo dục pháp
luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam”;
Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Hoài Phương: “Giáo dục pháp luật
trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay”;
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Ngọc Hoàng: “Một số vấn đề về phổ
biến pháp luật trong giai đoạn hiện nay”
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Sáu: “Nâng cao chất lượng giáo
dục pháp luật trong trường cao đẳng sư phạm hiện nay”
Luận văn thạc sĩ của tác giả Hồ Quốc Dũng: “Công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật ở nước ta. Thực trạng và giải pháp”;
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Công Sĩ: “Phổ biến giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, thực trạng và giải pháp”;
Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hòa: “Công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở xã - phường nước ta hiện nay”…
Ngoài ra, vấn đề này còn được nghiên cứu, bình luận, trao đổi thông qua
các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lập pháp, Luật
học, Dân chủ và pháp luật, Nhà nước và pháp luật...
Các đề tài, công trình khoa học đã đề cập và giải quyết nhiều nội dung lý
luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề
cập, luận giải một cách có hệ thống, toàn diện về công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật qua thực tiễn tại huyện Bố Trạch.
Vì vậy, Luận văn này người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề về
phương diện lý luận chung về PBGDPL được quy định trong hệ thống các tài liệu,
văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại một địa phương cụ
thể là huyện Bố Trạch. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao, hoàn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranchikk96

New Member
Re: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp. ThS. Luật: 60 38 01

e k tải được :beg:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 0
M Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội Khoa học Tự nhiên 3
N Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động phổ thông của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Y Hành vi bạo lực học đường của học sinh Trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong Văn hóa, Xã hội 2
L Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Văn hóa, Xã hội 2
L Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam : Luận Luận văn Sư phạm 0
S Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Am Luận văn Sư phạm 0
A Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Luận văn Sư phạm 0
B Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân Luận văn Sư phạm 0
P Biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thô Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top