tu_anh889

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ
VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ..................................................................... 7
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI ......................................................7
1.1.1 Định nghĩa dư luận xã hội....................................................................................7
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội..................................................9
1.1.3. Tính chất của dư luận xã hội.............................................................................11
1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT .....................................................................19
1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật .........19
1.2.2. Các giai đoạn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp
luật.................................................................................................................................21
1.3. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT....................................................................22
1.3.1. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản của hoạt động thực hiện pháp luật.................22
1.3.2. Các hình thức thực hiện pháp luật....................................................................26
1.4. MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT .............................................................................................................27
1.4.1. Mối quan hệ của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ..27
1.4.2. Vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật............30
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT............................................... 38
2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT.................................................................................................................38
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay .....................38

2.1.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.........................................................................................................................46
2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC QUA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN
XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.........................................................................................54
2.2.1. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật ..................................................................54
2.2.2. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật ..................................................................57
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT...........................................................................................................................62
2.3.1. Những đóng góp tích cực của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện
pháp luật. ......................................................................................................................62
2.3.2. Những mặt hạn chế của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện
pháp luật. ......................................................................................................................64
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO VAI TRÕ
CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT.............................................................................................. 71
3.1. CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN, TÁC ĐỘNG CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT.................................................................................................................71
3.1.1. Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển..................................................................71
3.1.2. Phát huy và mở rộng nền dân chủ xã hội.........................................................73
3.1.3. Tạo lập bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh .............................................81
3.1.4. Đảm bảo sự an toàn cho chủ thể của dư luận xã hội khi phản ánh các hiện
tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật...............................................................................83
3.1.5. Cải tiến phương pháp, cách thức phổ biến giáo dục, pháp luật......................84
3.1.6. Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng....................................................87
3.2. TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.................................................................................92

3.2.1. Tổ chức điều tra, thăm dò dư luận xã hội trong lĩnh vực xây dựng và thực
hiện pháp luật ...............................................................................................................93
3.2. Sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội vào việc xây dựng và thực hiện
pháp luật .......................................................................................................................95
KẾT LUẬN............................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 103

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt. Nó thể hiện tâm
trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội, của quần chúng nhân
dân nói chung về các hiện tượng thay mặt cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở
các quan hệ xã hội đang tồn tại và những vấn đề mà họ quan tâm. Dư luận xã
hội xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người,
cùng với vai trò ngày càng tăng của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bởi vì
quần chúng nhân dân không chỉ là người sản xuất ra mọi giá trị vật chất, tinh
thần, đồng thời họ cũng là người mang dư luận xã hội. Vì vậy, có thể nói rằng,
trong mọi thời đại, dư luận xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã
hội.
Xây dựng và thực hiện pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền
quản trị quốc gia. Chúng ta chỉ có thể xây dựng và thiết lập nền quản trị quốc gia
hữu hiệu khi cả hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật
đều hiệu quả. Mặc dù vậy, với Việt Nam, nền quản trị quốc gia vẫn còn không ít
vấn đề trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Theo các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam, dù có những bước cải thiện nhất định trong những năm gần
đây, nhưng chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật vẫn “chưa đạt yêu cầu”
[24, tr63-64], chưa tương thích với tính chất của một nền kinh tế thị trường mở
cửa, hội nhập, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chưa
đạt được các “chuẩn” của hội nhập kinh tế quốc tế.
Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là hai hiện
tượng xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Dư luận xã
hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời việc

xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. Nhà nước sử
dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều
được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc
thực hiện pháp luật sẽ có hiệu quả. Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà
nước sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay, việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhằm phát huy vai trò
của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với
quá trình hoạch định và tổ chức thực thi đường lối, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước là một yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Phát huy
vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật là một
trong những việc làm đáp ứng được đòi hỏi đó.
Những căn cứ lí luận và yêu cầu thực tiễn nêu trên là lí do thuyết phục
người viết lựa chọn vấn đề “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện
pháp luật ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là những vấn
đề khoa học không mới. Từ lâu, nó đã được nghiên cứu và càng ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Bởi như chúng ta đã khẳng định, đây là những hoạt động
có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, “Dư luận xã
hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật” là vấn đề chưa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu,
chỉ có thể thấy một số công trình và bài viết gián tiếp đề cập đến vấn đề này, cụ
thể là:
Trong đề tài khoa học cấp bộ “Phát huy vai trò của dư luận xã hội trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” [20] do PTS. Lương Khắc Hiếu chủ nhiệm,

các tác giả đã trình bày rất chi tiết, cụ thể về bản chất, vai trò của dư luận xã hội
cũng như đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện
nay. Phạm vi của đề tài khoa học rất rộng, chủ yếu viết về vai trò của dư luận xã
hội và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta. Nội
dung của đề tài khoa học này đã ít nhiều đề cập đến vai trò của dư luận xã hội với
việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Từ trang 40 đến trang 49, đề tài đã làm rõ
vai trò của dư luận xã hội trong Chủ nghĩa xã hội, tác giả viết, dư luận xã hội là
“nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người và giáo dục
con người hoàn thiện nhân cách [20, tr.40], “là điều kiện để quần chúng nhân
dân phát huy quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa [20, tr.42],
“là phương tiện để tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân”[20, tr.46]. Từ những nhận định khái quát nêu trên, chúng ta cũng có
thể phần nào hiểu vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp
luật. Xét về bản chất, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật thực chất cũng là
hoạt động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người, giáo
dục con người theo định hướng phát triển xã hội. Đảng, Nhà nước sử dụng pháp
luật làm công cụ để quản lý nhà nước, quản lý xã hội nên vai trò của dư luận xã
hội với việc phát huy quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ hay tăng cường mối
liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân cũng chính là đóng góp của dư luận xã
hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Không tìm hiểu về vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng, thực
hiện pháp luật nhưng TS. Trần Thị Hồng Thúy và ThS. Ngọ Văn Nhân trong
cuốn “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở” [44] đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa dư luận xã hội với
ý thức pháp luật, đồng thời hai tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát
huy vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội
ngũ cán bộ cấp cơ sở. Phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được giới hạn rất rõ
nhưng ít nhiều cũng có mối liên quan với vấn đề mà chúng tui lựa chọn,
nghiên cứu.
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9/2004 có bài “Dư luận xã hội và pháp
luật” của Nguyễn Văn Luyện [25]và Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2006
có bài “Dư luận xã hội và quyết định của nhà nước” [23, tr.8-11] của Nguyễn
Hữu Khiển. Hai bài báo đều có điểm chung là nhấn mạnh tác động của dư
luận xã hội đối với việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà
nước.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đây dù không nghiên cứu
trực tiếp vấn đề “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở
Việt Nam hiện nay”, song những kết quả nghiên cứu đó chính là gợi ý dẫn dắt
chúng tui tìm đến đề tài của luận văn.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài, có thể khẳng định rằng
đến thời điểm này, chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về “Dư luận xã hội
đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Bởi vậy,
luận văn không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được nghiên cứu trước
đây. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tui có tham khảo
thành tựu của những nhà làm khoa học đi trước. Từ sự kế thừa và tiếp tục tìm
hiểu, chúng tui mong muốn góp thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu vấn
đề này dưới góc độ của khoa học lí luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Dư luận xã hội.
Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Hoạt động thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Mối quan hệ giữa dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở
Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
“Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam
hiện nay” là một đề tài rộng. Vì thế khi thực hiện, trên cơ sở lí luận về dư luận xã
hội, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay và dựa trên
thực trạng vấn đề, chúng tui chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu những tác động
của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam. Từ đó
chúng tui đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối
với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của dư luận xã hội
và thực trạng của hoạt động này trong việc xây dựng pháp luật và thực hiện pháp
luật, đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của dư luận
xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về dư luận xã hội.
 Phân tích vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện
pháp luật.
 Làm rõ thực trạng của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực
hiện pháp luật.
 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã
hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
5. Phƣơng pháp nghiên của luận văn
Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở
tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu thông qua các phương tiện truyền thông, báo
chí, các công trình nghiên cứu có liên quan.
Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã
hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
- Đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế và những đóng góp của dư luận
xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội
đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã hội và vai trò của
dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Chương 2: Thực trạng dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp
luật.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội
đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: vai trò của sinh viên khi thực hiện pháp luật, những tác động của việc thực hiện Pháp lệnh số 34 ở cơ sở..., vai trò của trí thức đối với xây dựng và thực thi pháp luật, những khó khăn trong hoạt động xây dựng ý thức pháp luật ở việt nam hiện nay, tác động tiêu cực và tích cực của truyền thông đại chúng đối với xây dựng pháp luật, yếu tố thông tin đại chúng ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật, xây dựng cau hỏi điều tra dư luận xã hội học, dư luận xã hội trong thực hiện chính sách pháp luật, Tại sao nói “Dư luận xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xây dựng pháp luật”, Ảnh hưởng của thông tin đại chúng và dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật, Ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam, sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng., dư luận xã hội tác động tới xây dựng pháp luật, thực trng của dư luận xã hội ở VN, tác động của dư luận xã hội và thông tin đại chúng đế việc xây dựng pháp luật, phân tích yếu tố thông tin đại chúng và dư luận xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật nước ta thông qua một lĩnh vực pháp luật cụ thể
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Chợ nông thôn - Một không gian công cộng cho sự hình thành dư luận xã hội (nghiên cứu trường hợp chợ Văn hóa, Xã hội 3
B Dư luận xã hội về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp xã, phường hiện nay (nghiên cứu trường hợp x Văn hóa, Xã hội 0
L Dư luận xã hội về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiê Văn hóa, Xã hội 0
N Dư luận xã hội về việc bảo vệ môi trường sinh thái (Nghiên cứu tại khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh B Văn hóa, Xã hội 0
B Dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố Biên Hòa ( Nghiên cứu trường hợp tại p Văn hóa, Xã hội 0
M Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các d Văn hóa, Xã hội 2
T Dư luận xã hội về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay (nghiên cứu trường hợp Văn hóa, Xã hội 0
S Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Văn hóa, Xã hội 0
C Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Văn hóa, Xã hội 0
P Tác động của dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức cấp xã Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top