Luận văn luật: Hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế : Luận án TS. Luật: 60 38 01 01

Luận án TS. Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; khái quát hóa khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về nhà giáo từ đó xây dựng hệ thống tiêu chí hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về nhà giáo và việc thực hiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay; các ưu điểm và hạn chế, bất cập cũng như nguyên nhân của các hạn chế, bất cập để đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả. Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm góp phần vào việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
9
1.2 Các nghiên cứu về nhà giáo và hoàn thiện pháp luật về nhà giáo 11
1.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án 16
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÀ GIÁO
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về nhà giáo 19
2.2 Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
42
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở
Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế
58
2.4 Pháp luật nhà giáo nước ngoài và những gợi mở cho quá trình hoàn
thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
64
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ NHÀ GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Quá trình phát triển của pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam 82
3.2. Thực trạng pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay 89
3.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam và những vấn
đề pháp lý đặt ra hiện nay
102
3.4 Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập của pháp luật về nhà giáo và
việc thực hiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay
125
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
NHÀ GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối
cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
135
4.2 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối
cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
142
4.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
151
KẾT LUẬN 191
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
193
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 194
PHỤ LỤC 207
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu
Phát triển giáo dục được Đảng và Nhà nước xác định là quốc sách hàng
đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định việc đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ
hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế là một trong ba đột phá chiến lược trong
đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu then
chốt. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhà giáo được xã hội tôn
vinh và nghề dạy học là một “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” [50,
tr.59]. Trong hơn 60 năm xây dựng nền giáo dục mới, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Cả nước hiện có hơn một triệu nhà
giáo ở các cấp học và trình độ đào tạo khác nhau. Đội ngũ này đã có những
đóng góp to lớn vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước, tiếp tục truyền thống văn hiến của dân tộc. Tuy nhiên, hiện
nay đội ngũ này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về số lượng, cơ cấu, chất
lượng mà một trong những nguyên nhân cơ bản của các hạn chế, bất cập đó
chính là việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các quan hệ liên quan
đến nhà giáo chưa toàn diện và chưa thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và về nhà giáo nói riêng
đang cần có sự thay đổi căn bản và toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế trên các phương diện.
Pháp luật về nhà giáo hiện hành gồm rất nhiều quy phạm pháp luật nằm
trong các văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành ở
nhiều thời điểm. Chỉ tính riêng từ khi ban hành Luật Giáo dục 1998 đến nay,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã soạn thảo và ban hành hơn 80 văn bản quy phạm
pháp luật về nhà giáo. Nếu tính cả các văn bản ban hành trước đó và văn bản
do cơ quan khác ban hành đang còn hiệu lực thì số lượng văn bản quy phạm
pháp luật về nhà giáo lên tới 130 văn bản. Các văn bản này nhìn chung đã
điều chỉnh các quan hệ cơ bản liên quan đến nhà giáo, tạo cơ sở pháp lý quan
trọng cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo song tản mạn, thiếu
tính hệ thống, tính đồng bộ, giá trị pháp lý chưa cao. So với yêu cầu quản lý
đội ngũ nhà giáo hiện nay và phát triển đội ngũ nhà giáo trong tình hình mới
thì pháp luật về nhà giáo còn nhiều điểm trống hay còn mờ nhạt. Pháp luật
về nhà giáo chưa thể chế đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà
giáo trên tinh thần giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhà giáo là lực lượng lao
động xã hội đặc biệt giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng
giáo dục. Nhiều vấn đề cơ bản nhưng chưa được quy định hay đã quy định
nhưng chưa toàn diện như các chế độ, chính sách mang tính đặc thù đối với
nhà giáo và tôn vinh nghề dạy học; vấn đề nhà giáo ở các cơ sở giáo dục
ngoài công lập; quy định về người nước ngoài vào giảng dạy ở Việt Nam; vấn
đề chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo; chức danh và tiêu chuẩn chức danh của
nhà giáo; quy định về đạo đức nhà giáo; vấn đề quy hoạch đội ngũ nhà giáo
vv…. Một số vấn đề mới trong kinh nghiệm xây dựng đội ngũ nhà giáo của
nước ngoài như: chứng chỉ hành nghề của nhà giáo, hiệp hội nhà giáo, sát
hạch nhà giáo, đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo… chưa được nghiên cứu vận
dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Ngày nay, vai trò của nhà giáo với tư cách là nhân tố quyết định trong
việc bảo đảm chất lượng giáo dục đã được khẳng định không chỉ bằng lý luận
mà bằng các công trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Các công trình này chỉ ra
rằng chính phẩm chất và năng lực của đội ngũ nhà giáo tạo nên sự khác biệt
về kết quả giáo dục giữa trường này với trường khác. Nhà giáo thường được
nhìn nhận dưới góc độ là nhà chuyên môn trong nghề dạy học, là mẫu người
về phẩm cách để học sinh noi theo và xét đến cùng chất lượng giáo dục của
mọi nhà trường đều phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo. Các nhân tố khác phát huy tác dụng đến
mức độ nào đều phụ thuộc vào vai trò chủ thể của nhà giáo. Một trong những
mục tiêu cơ bản của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là xây dựng
và phát triển được đội ngũ đông đảo các nhà giáo giỏi và yêu nghề. Muốn
vậy, phải có những thay đổi cơ bản trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ
và tạo động lực cho nhà giáo thông qua các chính sách của Nhà nước. Pháp
luật về nhà giáo phải tạo hành lang pháp lý để định hướng và triển khai có
hiệu quả yêu cầu nêu trên.
Từ yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay và
tính cấp thiết đặt ra đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục, phát triển đội
ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, nghiên cứu sinh đã lựa chọn Đề tài “Hoàn thiện pháp
luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” để thực hiện Luận án Tiến sỹ Luật học.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận về nhà nước
pháp quyền, lý luận về xây dựng pháp luật, thực trạng đội ngũ nhà giáo và
pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng về giáo dục và nhà
giáo; pháp luật nhà giáo của một số nước và một số văn kiện quốc tế về nhà
giáo. Các nội dung này nằm trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác
giả, các báo cáo, các văn bản pháp luật do nhiều cơ quan ban hành trong các
giai đoạn khác nhau.
Luận án tập trung nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh xây
dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế áp dụng cho một nhóm đối
tượng chủ thể có vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội là nhà giáo. Trên cơ sở
các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án khái quát hóa về các đặc điểm,
vai trò, tiêu chí hoàn thiện pháp luật về nhà giáo cùng với các quan điểm, nội
dung và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhà giáo trong bối cảnh xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các giải pháp được
định hướng cho giai đoạn 2012-2020, là giai đoạn thực thi Chiến lược phát
triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 và Chiến lược xây dựng pháp luật của
Việt Nam đến năm 2020.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận của việc hoàn thiện pháp
luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Luận án tập trung đánh giá pháp luật về
nhà giáo và việc thực hiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay để từ
đó đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam
trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
Phù hợp với mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của việc hoàn thiện
pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; khái quát hóa khái niệm, đặc
điểm, vai trò của pháp luật về nhà giáo từ đó xây dựng hệ thống tiêu chí hoàn
thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về nhà giáo và việc thực
hiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay; các ưu điểm và hạn chế, bất
cập cũng như nguyên nhân của các hạn chế, bất cập để đề xuất giải pháp khắc
phục hiệu quả.
Ba là, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện thiện pháp luật về nhà
giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm góp phần vào việc đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật và các quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn
thiện pháp luật trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là các quan điểm của Đảng về
giáo dục và nhà giáo được thể hiện trong các văn kiện: Nghị quyết Trung
ương 2 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI,
Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), Hiến pháp năm 1992, Luật
Giáo dục và Luật Giáo dục đại học...
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là các phương
pháp của triết học Mác – Lênin, trọng tâm là phương pháp phân tích và tổng
hợp, kết hợp lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng một số
phương pháp của các khoa học chuyên ngành như phương pháp của lý thuyết
hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp của khoa học thống kê.
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong luận án cụ thể như sau:
(i) Phương pháp thống kê, phân tích được sử dụng ở Chương 1 để tái hiện bức
tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án; (ii)
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng ở Chương 2 nhằm
làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về nhà giáo; (iii)
Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu được sử dụng ở Chương 3 để thấy rõ
những ưu điểm và các hạn chế, bất cập của pháp luật về nhà giáo cũng như
việc thực hiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay; (iv) Phương pháp
phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Chương 4 để đảm bảo tính thuyết
phục trong các lập luận. Ngoài ra, phương pháp của triết học Mác - Lênin
được sử dụng ở tất cả các chương để rút ra các kết luận khoa học của Luận án.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống về lý luận hoàn thiện pháp luật về nhà giáo cũng như thực tiễn thực hiện
pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận án có những điểm mới sau:
Một là, Luận án có cách tiếp cận mới về việc hoàn thiện pháp luật về
nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên cơ sở vị trí, vai trò quyết định của nhà giáo
trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục và các đặc trưng riêng biệt của nghề
dạy học.
Hai là, Luận án đã nghiên cứu đưa ra khái niệm pháp luật về nhà giáo,
phân tích các đặc điểm của pháp luật về nhà giáo, nội dung của pháp luật về
nhà giáo đồng thời làm rõ vai trò của pháp luật về nhà giáo. Ngoài các vai trò
chung, pháp luật về nhà giáo chính là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng
và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc
tế. Pháp luật về nhà giáo là cơ sở để tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với nhà giáo đồng thời tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với
hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo.
Ba là, Luận án đã xây dựng hệ thống tiêu chí hoàn thiện pháp luật về
nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cùng với các tiêu chí chung của việc hoàn
thiện pháp luật về nhà giáo để bảo đảm tính toàn diện, tính đồng bộ, tính
thống nhất; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và xu thế hội
nhập quốc tế; Luận án cũng đề xuất các tiêu chí riêng của việc hoàn thiện
pháp luật về nhà giáo nhằm khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nhà giáo
đối với việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Bốn là, Luận án đã gợi mở các vấn đề cần tham khảo trong quá trình
hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các vấn đề phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống lịch sử văn hóa của Việt Nam
trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về nhà giáo nước ngoài, đặc biệt là các văn
kiện quốc tế quy định về nhà giáo.
Năm là, Luận án đã khái quát hóa sự phát triển của pháp luật về nhà giáo
ở Việt Nam qua các giai đoạn cụ thể. Phân tích, đánh giá trên phương diện
tổng quan thực trạng pháp luật về nhà giáo cũng như thực tiễn thực hiện pháp
luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay, xác định rõ ưu điểm và các hạn chế, bất
cập của pháp luật về nhà giáo đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của các hạn chế,
bất cập làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhà
giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Sáu là, Luận án đã đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp hoàn
thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các nhóm giải pháp cơ bản
đó là: (i) Hoạch định chính sách về nhà giáo làm cơ sở cho việc lập dự kiến
chương trình xây dựng, ban hành pháp luật về nhà giáo; (ii) Xây dựng Luật
Nhà giáo; (iii) Xây dựng Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhà giáo; (iv) Sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về nhà giáo; (v) Tăng cường
các điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện pháp luật về nhà giáo; (vii) Nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhà giáo. Các nhóm giải pháp được đề xuất
đều hướng đến mục tiêu trọng tâm hoàn thiện pháp luật về nhà giáo bảo đảm
tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, minh bạch với kỹ thuật pháp lý cao nhằm
phát huy vai trò quyết định của nhà giáo trong việc bảo đảm chất lượng giáo
dục, góp phần vào việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Thông qua việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top