baby_love_u95

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hòa giải ở cơ sở, vai trò của hoạt động hòa giải đối với đời sống xã hội và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở thời gian qua. Đề xuất phương hướng và các giải pháp: sớm ban hành Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; tiếp tục bảo đảm cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải; hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước, phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải; nâng cao việc tuyên truyền pháp luật về vai trò của hòa giải trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở; đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho tổ viên Tổ hòa giải
Luận văn ThS. Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
Chương 1: hòa giải ở cơ sở và sự điều chỉnh của pháp luật đối với tổ
chức hoạt động hòa giải ở cơ sở
8
1.1. Sự cần thiết giải quyết các tranh chấp, xích mích nhỏ trong
cộng đồng bằng hòa giải 8
1.1.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở 10
1.1.2. Đặc điểm hòa giải ở cơ sở 15
1.2. Vai trò của hòa giải ở cơ sở và nhu cầu điều chỉnh bằng
pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở 21
1.2.1. Vai trò của hòa giải ở cơ sở 21
1.2.1.1. Hòa giải góp phần giải quyết ngay, kịp thời, có hiệu quả
các vi phạm, xích mích, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, tiết
kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như
của Nhà nước
21
1.2.1.2. Hòa giải góp phần khôi phục, duy trì, củng cố sự đoàn kết
trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
22
1.2.1.3. Hòa giải góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của nhân dân.
22
1.2.1.4. Hòa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống
tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc
vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư
23
1.2.2. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hòa giải ở cơ sở 23
1.3. Nguyên tắc, phạm vi hòa giải ở cơ sở 25
1.3.1. Nguyên tắc hòa giải ở cơ sở 25
1.3.1.1. Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp
của nhân dân
25
1.3.1.2. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp
đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải 26
1.3.1.3. Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin
đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng
27
1.3.1.4. Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp
luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt
được kết quả hòa giải
28
1.3.2. Phạm vi hòa giải ở cơ sở 30
1.3.2.1. Những vụ, việc được tiến hành hòa giải 30
1.3.2.2. Những vụ, việc không được hòa giải 32
Chương 2: các quy định pháp luật về Tổ Chức Hoạt Động Hòa Giải
ở CƠ Sở và thực tiễn áp dụng
36
2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở 36
2.1.1. Quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở 36
2.1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 36
2.1.1.2. Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 39
2.1.2. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải 47
2.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác hòa giải 47
2.1.2.2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về công tác hòa giải 49

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải
ở cơ sở
55
2.2.1. Tổ chức hòa giải ở cơ sở 55
2.2.2. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hòa giải 65
2.2.3. Thể chế tài chính cho hoạt động hòa giải 66
2.3. Những vướng mắc về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở 67
2.3.1. Pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất 67
2.3.2. Những vấn đề mới phát sinh về tổ chức hòa giải chưa được
giải quyết dứt điểm
68
2.3.3. Đầu tư nguồn lực 69
Chương 3: phương huớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ
chức hoạt động hòa giải ở cơ sở
72
3.1 Những phương hướng chủ yếu hoàn thiện pháp luật về tổ
chức hoạt động hòa giải ở cơ sở
72
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở
phải được tiến hành trong sự phù hợp với các biện pháp
thực thi chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
theo tinh thần Nghị Quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5
năm 2005 của Bộ Chính trị
72
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở
phải đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát huy dân chủ
72
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở
phải theo hướng phù hợp với việc kiện toàn các thiết chế
xã hội tự nguyện trong điều kiện xây dựng và củng cố xã
hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa
74
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở 75

phải đáp ứng được yêu cầu củng cố trật tự xã hội, giáo dục
đạo đức kết hợp giáo dục pháp luật và những quy ước tiến
bộ của cộng đồng
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở
phải hướng tới việc bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích, tăng
cường sự đồng thuận trong xã hội
76
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức
hoạt động hòa giải ở cơ sở
77
3.2.1. Sớm ban hành Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ
sở
77
3.2.2. Tiếp tục bảo đảm cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động
hòa giải
83
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về sự quản lý của Nhà nước, sự
phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác
hòa giải ở cơ sở
84
3.2.4. Nâng cao việc tuyên truyền pháp luật về vai trò của hòa
giải trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở
86
3.2.5. Đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp
vụ hòa giải cho tổ viên Tổ hòa giả 86
kết luận 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
phụ lục 97MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay, công tác hòa giải ở
cơ sở có vị trí rất quan trọng. Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ tám khóa VII (tháng 1-1995) đã khẳng định: "Coi trọng vai trò
hòa giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ
sở" [1, tr. 30].
Chế định hòa giải cũng đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: "Ở cơ
sở, thành lập các tổ chức thức hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm
pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp
luật" (Điều 127 Hiến pháp 1992) [29].
Hòa giải thể hiện vai trò của mình trong bảo đảm ổn định xã hội trên
nhiều phương diện. Hòa giải ở cơ sở thể hiện đặc điểm lịch sử, đạo đức tâm lý
truyền thống của dân tộc. Hòa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý, truyền
thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc vận động toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Hòa giải là sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong giải quyết các xung
đột nhỏ trong xã hội. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình, đến mức
"thấu tình, đạt lý". Hòa giải là một cách để thực hiện dân chủ, là sự
thể hiện rõ rệt của tư tưởng "lấy dân làm gốc".
Một đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của
các bên trong việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Đây chính là biểu hiện
của tính dân chủ trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Thông qua các
hình thức hòa giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở, nhân dân phát huy quyền làm
chủ của mình trong việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng tình làng nghĩa
xóm, góp phần ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, làm giảm số vụ án

phải đưa ra tòa án xét xử. Dễ trăm lần không dân cũng chịu - Khó vạn lần dân
liệu cũng xong như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói.
Tại Hội nghị tập huấn tư pháp toàn quốc năm 1950 ở Việt Bắc, Hồ Chủ
tịch đã nói: "Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt
hơn".
Hòa giải ở cơ sở là phong trào có sự tham gia của cả hệ thống chính trị
ở cơ sở: cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân,
Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh..., qua đó xây dựng được một cộng đồng dân cư mà vai trò tự quản của
người dân được tăng cường, thực hiện được việc xã hội hóa hoạt động giải
quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật. Đây là một xu hướng phát triển
khách quan của xã hội, theo đó Nhà nước có thể từng bước giao cho nhân dân
tự quản những gì họ có thể tự quản được. Đó chính là biểu hiện của một xã
hội dân sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang
nghiên cứu để khẳng định nó trong quá trình đổi mới, trong đó có đổi mới
việc điều hành, quản lý đất nước và xã hội.
Hòa giải đã từng có trong lịch sử làng xã Việt Nam, gắn liền với quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 (giai đoạn 1945 - 1981), chế định hòa giải được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật quy định hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
ngành tư pháp, chế định này hình thành cùng với sự hình thành và phát triển
của các cơ quan tư pháp. Nhiệm vụ hòa giải lúc đầu được giao cho Ban Tư
pháp xã sau đó được giao cho tổ chức xã hội, đó là Tổ hòa giải - một tổ chức
mang tính chất tự quản, dân chủ trực tiếp của nhân dân. Trong giai đoạn từ
năm 1982 đến năm 1992, tổ chức và hoạt động hòa giải đã phát triển mạnh
mẽ, tuy nhiên cũng trải qua nhiều thăng trầm, tổ chức và hoạt động hòa giải ở
nhiều nơi bị giảm sút, gần như tan rã, hoạt động không hiệu quả. Từ năm 1992, tổ chức và hoạt động hòa giải đã từng bước được khôi phục, củng cố và
phát triển.
Ngày 25 tháng 11 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban
hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đây là văn bản pháp
lý có hiệu lực cao nhất từ trước đến nay về hòa giải ở cơ sở, đánh dấu một
bước phát triển mới của công tác hòa giải trong quá trình đổi mới hệ thống
chính trị và phát huy dân chủ ở cơ sở. Để thực hiện Pháp lệnh, ngày 18 tháng
10 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở,
tiếp đó, Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp (thay thế
Nghị định 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993) và Thông tư liên tịch số
04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tư pháp, Bộ
Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan
chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở
địa phương (thay thế Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26 tháng 7 năm
1993) đều có quy định về việc quản lý nhà nước đối với công tác hòa giải ở
cơ sở.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi cao hơn tính tự quản của
người dân trong quản lý nhà nước, trong đó có các giải quyết tranh chấp nhỏ,
tạo ổn định và trật tự xã hội mà không cần Nhà nước can thiệp vào. Đó là vấn đề
có tính quy luật của sự chuyển đổi vai trò của Nhà nước trong thế giới hiện đại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở trong
những năm qua cũng đã bộc lộ những hạn chế như chưa có mô hình thống
nhất về tổ chức hòa giải ở cơ sở, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của
Tổ hòa giải trong điều kiện hiện nay; về trình độ của đội ngũ cán bộ làm công
tác hòa giải, phần lớn tổ viên Tổ hòa giải chưa được bồi dưỡng kiến thức pháp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

Chào Ad, Mình cần bản này cho cán bộ nghiên cứu tham khảo, nếu được cho mình xin link nhé. Thank bạn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top