Luận văn luật: Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2008
Chủ đề: Luật hình sự
Pháp luật Việt Nam
Phòng chống tham nhũng
Tham nhũng
Miêu tả: 149 tr. + CD-ROM
Tổng quan một số vấn đề lý luận về tham nhũng. Giới thiệu khái niệm, nhận diện hành vi tham nhũng từ góc độ văn hóa, góc độ pháp luật và những vấn đề về phòng chống tham nhũng qua các thời kỳ phong kiến như: nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và nhà Nguyễn. Sơ lược lịch sử pháp luật phòng chống tham nhũng ở Việt Nam qua các thời kỳ, hệ thống hóa văn bản pháp luật phòng, chống tham nhũng, xây dựng hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Phân tích những quan điểm, tư tưởng chủ đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng. Đặt cuộc chiến chống tham nhũng trong mối quan hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, từ đó rút ra mối quan hệ biện chứng giữa hai vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện. Đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm …………………………………………………………………5
1.1.1. Khái nhiệm về tham nhũng ……………………………………………..5
1.1.2. Tham nhũng nhìn từ góc độ văn hóa …………………………………...8
1.1.2.1.Văn hóa và sự cần thiết phải tiếp cận vấn đề tham nhũng từ góc độ văn
hóa…………………….…………………………………………………..……8
1.1.2.2. Đặc trưng, nguồn gốc và hậu quả của tham nhũng – nhìn từ góc độ
văn hóa…………………………………………………………………………9
1.1.2.3. Vấn đề phòng, chống tham nhũng – nhìn từ góc độ văn hóa ………..12
1.1.3. Pháp luật chống tham nhũng thời kỳ phong kiến…………………...….12
1.1.3.1. Thời kỳ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần…………..…………....…12
1.1.3.2. Thời kỳ Hậu Lê…………………………………………………....... 13
1.1.3.3. Thời kỳ nhà Nguyễn…………………………………………………13
1.1.4. Các dấu hiệu đặc trưng, nguồn gốc và hậu quả của hành vi tham nhũngNhìn từ góc độ pháp luật………………………………………………….…..14
1.1.4.1. Các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng……………………………..14
1.1.4.2. Nguồn gốc của tham nhũng………………………………………….16
1.1.4.3. Nguyên nhân của tham nhũng…………………………………….….17
1.2. Thực trạng, nguyên nhân và tác hại của tệ tham nhũng tại Việt Nam…..17
1.2.1. Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay……………………………17
1.2.1.1. Thực trạng tham nhũng và những khó khăn trong việc đánh giá thực
trạng tham nhũng hiện nay………………………………………………..….17
1.2.1.2. Đánh giá chung tình hình tham nhũng từ góc độ kinh tế - xã hội và
pháp luật………………………………………………………………………18
1.2.1.3. Tình hình tham nhũng ở một số lĩnh vực cụ thể ……………….……27
1.2.1.4. Đối tượng tham nhũng………………………………………...……..32
1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng tham nhũng………………………………33
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan………………………………………….…33
1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………...…..35
1.2.3. Tác hại của nạn tham nhũng đối với công cuộc phát triển KT-XH..…. 42
1.2.3.1..Tham nhũng gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và
của nhân dân………………………………………………………………….42
1.2.3.2. Tham nhũng cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước……...……………43
1.2.3.3. Tham nhũng làm thay đổi, đảo lộn những giá trị đạo đức xã hội, làm
vẩn đục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc…………………..…44
1.2.3.4. Tham nhũng làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước...……45
1.2.3.5. Tham nhũng xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước,
đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên CNXH…………………….…45
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng...…..46
1.3.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng……...……..46
1.3.1.1. Quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ Tịch về tham nhũng………...……46
1.3.1.2. Quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ Tịch về chống tham nhũng…....50
1.3.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng…….………54
1.3.3. Quan điểm của Đảng trong chỉ đạo chống tham nhũng…………..……55
1.3.3.1. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế - xã
hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân……………………………………………………55
1.3.3.2. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ
thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ….56
1.3.3.3. Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí..…57
1.3.3.4. Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phòng và chống.
Vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng………58
1.3.3.5. Đấu tranh chống tham nhũng một cách chủ động, phối hợp chặt chẽ
mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện đấu tranh chống tham
nhũng ở mọi cấp, mọi ngành……………………………………………….…59
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng ……………...….….59
1.4.1. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng của các nước trên thế giới…59
1.4.1.1. Công tác giáo dục con người……………………………………...…59
1.4.1.2. Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch…………………...……60
1.4.1.3. Phòng ngừa xung đột lợi ích………………………………...……….60
1.4.1.4. Quy định về việc kê khai tài sản của công chức……...……………...61
1.4.1.5. Trả lương cao cho công chức……………………..…………………61
1.4.2. Pháp luật về phòng chống tham nhũng của các nước trên thế giới….…61
1.4.2.1. Quy định rõ tội danh và khung hình phạt đối với các tội danh về tham
nhũng……………………………………………………………………….…61
1.4.2.2. Ban hành Luật Chống tham nhũng và các văn bản pháp luật phục vụ
cho việc phòng, ngừa phát hiện và xử lý tham nhũng……………………..…62
1.4.3. Mô hình tổ chức cơ quan chống tham nhũng các nước…...………..…64
Chương 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Ở NƯỚC TA VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY
DỰNG NNPQ
2.1. Sơ lược lịch sử pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam qua các
thời kỳ………………………………………………………………….…..…65
2.1.1. Pháp luật chống tham nhũng từ sau cách mạng tháng 8-1945đến nay...65
2.1.1.1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp……...………………..…65
2.1.1.2. Thời kỳ kháng chiến chiến chống Mỹ cho đến trước khi có Pháp lệnh
chống tham nhũng năm 1998………………….…………………….………..65
2.1.1.3. Thời kỳ từ khi có Pháp lệnh chống tham nhũng 1998 đến nay ......…66
2.2. Hệ thống hóa văn bản pháp luật phòng, chống tham nhũng ………...….67
2.2.1. Pháp luật phòng, chống tham nhũng trước khi có Luật phòng, chống
tham nhũng……....……………………………………………………………67
2.2.2.Hệ thống pháp luật hiện hành về phòng chống tham nhũng……………68
2.2.3. Các hành vi và tội tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.69
2.2.4. Các biện pháp phòng ngừa và phát hiện tham nhũng theo quy định của
pháp luật hiện hành……………………………………………………...……71
2.2.4.1. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật.71
2.2.4.2. Các biện pháp phát hiện tham nhũng theo quy định của pháp luật….73
2.2.5. Các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý tham nhũng……….…76
2.2.5.1. Xử lý người có hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật
khác…………………………………………………………………………..77
2.2.5.2. Xử lý tài sản tham nhũng ……………………………………………78
2.3. Xây dựng hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng với yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền………………………………………………….78
2.3.1. Những tiêu chuẩn cơ bản của một nhà nước pháp quyền……………...79
2.3.1.1. Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lập hiến…....79
2.3.1.2. Pháp luật giữ vị trí chi phối và có hiệu lực pháp lý tối thượng trong xã
hội, Nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật………..…….……80
2.3.1.3. Bảo đảm nguyên tắc phân quyền và yêu cầu về sự độc lập của tư
pháp………………………………………………………………….………..82
2.3.1.4. Pháp luật phải được áp dụng công bằng, nhất quán, phải đảm bảo tính
công khai, sự minh bạch, dễ tiếp cận, áp dụng kịp thời………………………83
2.3.1.5. Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người…...…...…84
2.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam và vấn đề đấu tranh chống tham nhũng…………………...87
2.3.2.1. Những yêu cầu chung………………………………...……..……….87
2.3.2.2. Các yêu cầu về nguyên tắc của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở
nước ta - cơ sở của việc xác định giải pháp phòng, chống tham nhũng…...…89
2.3.2.3. Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là điều kiện cần thiết để
phòng, chống tham nhũng trong một nhà nước pháp quyền………..……….102
2.3.2.4. Giám sát của xã hội dân sự đối với các hoạt động của bộ máy nhà
nước và cán bộ, công chức là một yếu tố quan trọng góp phần đấu tranh chống
tham nhũng…………………………………………………………….…….108
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG
THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng……...…..…………….112
3.1.1. Mục tiêu……………………………………………………...…….…112
3.1.2. Quan điểm và những định hướng lớn trong phòng chống tham nhũng113
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng……….…..113
3.2.1. Những giải pháp quản lý kinh tế xã hội………...……….……………115
3.2.2.1. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai….....116
3.2.1.2. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua
sắm công………………………………………………………………….…117
3.2.1.3. Đẩy mạnh cải cách nền tài chính công, kiểm soát tốt hơn nữa công tác
thu, chi ngân sách……………………………………………………………119
3.2.1.4. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tăng cường
quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp…………………..……..122
3.2.2. Những giải pháp về chính trị tư tưởng…………………………..……123
3.2.3. Những giải pháp về tổ chức, cán bộ và quản lý………….………...…125
3.2.3.1. Sửa đổi bổ sung các quy định về công tác cán bộ, đảm bảo công khai
dân chủ………………………………………………………………………125
3.2.3.2. Tăng cường minh bạch tài sản thu thập của cán bộ, công chức, đề cao
tính tự giác và trách nhiệm của cán bộ đảng viên nhất là những người có chức
danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã
hội…………………………………………………………………..……….127
3.2.3.3. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong
cơ quan, tổ chức hay ngành lĩnh vực, địa phương mà mình phụ trách…….129
3.2.3.4. Cải cách chế độ tiền lương nhằm phòng ngừa tham nhũng…...……130
3.2.4. Những giải pháp về kiểm tra, giám sát hoạt động công quyền…..…..132
3.2.4.1. Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động công vụ của cơ
quan, tổ chức và kiểm soát cán bộ công chức………………………….……133
3.2.4.2. Xây dựng và bảo đảm thực hiện qui tắc ứng xử của cán bộ công
chức………………………………………………………………………….136
3.2.5. Những giải pháp về nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của xã hội
dân sự………………………………………………………..………………139
3.2.5.1. Các giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức của xã
hội đối với tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng……………..….….140
3.2.5.2. Phát huy vai trò của xã hội công dân trong đấu tranh chống tham
nhũng….………………………………………………………..……………142
KẾT LUẬN …………………………………………………………………146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………...…..148
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là căn bệnh nguy hiểm của Nhà nước, của xã hội nó hiện
diện ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội nó tồn tại và phát triển không
ngừng, hàng ngày hàng giờ len lỏi vào mọi mặt của đời sống, nó làm phương
hại đến lợi ích của hầu hết công dân, cản trở sự phát triển bền vững của Nhà
nước, nguy hiểm hơn nó có thể làm sụp đổ cả một chế độ. Không chỉ đối với
Việt Nam mà đối với các nước trên thế giới, tham nhũng luôn là mối đe dọa
đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội làm suy giảm lòng tin của nhân dân
vào chính quyền vào pháp luật. “
Nhận rõ sự tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, Đại hội đại biểu lần
thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “nạn tham nhũng đang
là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị”
bên cạnh đó cũng xác định rõ nhiệm vụ “phải tiến hành đấu tranh kiên quyết,
thường xuyên và có hiệu quả chống nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước,
trong các ngành, các cấp từ trung ương đến cơ sở”. Trong nghị quyết Đại hội
lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm
trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe dọa sự
sống còn của chế độ ta”. Qua thực tiễn đấu tranh chống tệ tham nhũng tại
nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ:
“Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng lãng phí là đòi hỏi
bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một
bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong
những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.
Khi nghiên cứu vấn đề tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng một
vấn đề dễ nhận thấy đó là liên quan đến quá trình vận hành của bộ máy nhà
nước. Một bộ máy nhà nước vững mạnh, được tổ chức chặt chẽ, hợp lý sẽ ít
cơ hội để tham nhũng phát triển. Một nhà nước mạnh khi nó được tổ chức
một cách hợp lý dựa trên nguyên tắc phân công quyền lực rõ ràng, hợp lý
 Việc mua sắm công tập trung còn giúp cho việc theo dõi, kiểm soát,
chỉ tiêu hợp lí, theo đúng mức của các cơ quan, tổ chức một các dễ dàng, nhờ
số liệu thống kê được lưu trữ trên máy chủ. Việc lạm dụng tài sản công cho
các mục đích cá nhân sẽ bị phát giác và rất khó thực hiện.
 Xét từ góc độ kinh tế, việc mua sắm công tập trung còn góp phần định
hướng tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh
doanh với quy mô lớn hơn.
 Trung tâm còn là nới xác định giá cả thị trường để Bộ Tài chính tham
khảo xây dựng định mức chi tiêu công trong từ thời kỳ sát với thực tế, tránh
lãng phí chi tiêu công.
 Khi chuyển sang mô hình mua sắm công tập trung thì một mặt giảm
các đầu mối tham nhũng từ hàng ngàn xuống hàng chục; mặt khác quy mô
tham nhũng có thể sẽ chuyển từ quy mô nhỏ, lặt vặt thành một hay những ổ
tham nhũng quy mô lớn hơn. Song dù sao thì việc kiểm tra, kiểm soát khoảng
chục đầu mối, với sự hỗ trợ của quy chế công khai minh bạch, của công nghệ
thông tin, chắc chắn dễ dàng hơn nhiều so với việc quản lý hàng ngàn đầu
mối hiện nay.
Tuy nhiên cũng phải nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro tham nhũng
trong mô hình mua sắm công tập trung là hết sức cần thiết, cần làm thật
kỹ, với sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà xã hội học và các đối tượng
tham gia, để từ đó thiết kế một hệ thống quản lý rủi ro thực sự hiệu lực và
hiệu quả, giảm thiểu tối đa khả năng tham nhũng, để người thực hiện không
cần tham nhũng, không dám tham nhũng và không thể tham nhũng. “Khắc
phục tiêu cực trong hoạt động mua sắm công, bảo đảm công khai, minh bạch,
….sử dụng nhiều và có giá trị lớn” [9]
3.2.1.3. Đẩy mạnh cải cách nền tài chính công, kiểm soát tốt hơn nữa
công tác thu, chi ngân sách.
Tài chính tiền tệ là một những khâu trọng yếu, có ảnh hưởng đến nhiều
mặt, nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như trong công cuộc
đổi mới nói chung và cải cách hành chính nói riêng. Trong việc tiếp tục thực
hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn
2001–2010, theo hướng cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách tài chính công theo
những nội dung và phương hướng chủ yếu sau đây:
Một là: Về phương diện cơ chế, chính sách, cần tăng cường hơn nữa
vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước bằng các công cụ tài chính, tiền tệ (công
cụ thuế, ngân sách và các công cụ chính sách tiền tệ khác), khai thác các
nguồn nội lực, coi trọng thực hành tiết kiệm, hiệu quả trong việc phân bổ và
sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước trong chỉ tiêu ngân sách nhà
nước cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên của bộ máy nhà nước.
Hai là: Đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp tục đổi mới, cải cánh và hoàn thiện
trên lĩnh vực tài chính, ngân sách nhà nước, tiếp tục đổi mới chính sách và cơ
chế quản lý ngân sách nhà nước thực hiện thành công cải cánh và pháp luật về
thuế giai đoạn 2.
Ba là: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm Luật Ngân sách Nhà
nước, về phương diện này cần có một số vấn đề lưu ý sau đây:
Thứ nhất, thực thi có hiệu quả quyền quyết định của Quốc hội về dự
toán ngân sách Nhà nước, Quốc hội thông qua tổng số thu, chi ngân sách nhà
nước cả 4 cấp và chi tiết theo lĩnh vực, quyết định chi tiết dự toán ngân sách
trung ương và phẩn bổ ngân sách đia phương. Phân cấp rõ ràng hơn về quản
lý ngân sách, bảo đảm cho các cấp chính quyền địa phương có sự chủ động
lớn hơn về nguồn thu, chi ngân sách. Trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực
hiện kế hoạch hoạt động. Cần tiến tới phân cấp cho từng cấp chính quyền có
nguồn thu độc lập và ổn định trong một thời gian nhất định theo khu vực quản
lý của mình để mỗi cấp có thể tích cực và chủ động hơn trong việc bồi dưỡng
và khai thác nguồn thu, giúp cho chính quyền địa phương chủ động bố trí các
khoản chi tiêu cố định của mình, không bị lệ thuộc quá nhiều và cấp trên, việc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: nguồn gốc đặc trưng của tham nhũng, Tham nhũng qua các thời kỳ, phương hướng chung trong phòng chống tham nhũng hiện nay, kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở thời phong kiến, vấn đề tham nhũng trong việc thu nsnn ở việt nam hiện nay, luận văn nhận thức và thực hiện giải pháp liên qua đến đề tài luật phòng , chống tham nhũng, vấn đề đạo đức trong lĩnh vực tài chính ở nước ta hiện nay, Liên hệ thực tế việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hoặc tại địa phương, vị trí, vai trò của công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực ở nước t, tham nhũng trong chi tiêu công, những vấn đề cấp thiết trong phòng chống tham nhũng hiện nay, Phương hướng đấu tranh phòng và chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng NNPQXHCN hiện nay, chống tham nhũng lãng phí trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, nguon goc cua te quan lieu tham nhung o viet nam hien nay, Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, LUẬN VĂN pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, Thách thức và giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay, vai trò của phòng chống tham nhũng góp phần duy trì giá trị đạo đức, vai trò của nhà nước và pháp luật trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, phân tích nguyên nhân, tác hại của tham nhũng ở vn hiện nay và giải pháp, nội dung đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những tiêu cực khác trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đóng góp của địa phương (đơn tham nhũng và những tiêu cực khác trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân., Trình bày thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng? Những giải pháp hữu hiệu nào để đấu tranh và phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, giải pháp chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Phòng, chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp luật chống tham nhũng thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, pdf Pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay và một số giải pháp khắc phục
Last edited by a moderator:

queque

New Member
file download bị lỗi. mọi người có thể cho mình xin lại được không ạ?
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top