namha_11a1

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công chứng, xã hội hóa công chứng. Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và các Văn phòng công chứng hiện nay và phân tích các yêu cầu khách quan và thực tiễn xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện xã hội hóa công chứng, nâng cao hiệu quả thi hành Luật Công chứng
Ch-ơng 1: cơ sở lý luận về công chứng và
xã hội hóa công chứng
10
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò công chứng 10
1.2. Xã hội hóa dịch vụ công và khái niệm, đặc trưng, nguyên
tắc, phạm vi, ý nghĩa của xã hội hóa công chứng
30
Ch-ơng 2: thực trạng xã hội hóa công
chứng và kiến nghị những giải
pháp hoàn thiện xã hội hóa công
chứng ở việt nam hiện nay
63
2.1 Thực trạng xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay 63
2.2. Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện xã hội hóa công chứng ở
Việt Nam hiện nay
90
1. Lý do chọn đề tài
Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân
chủ, tăng cường pháp chế là một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới toàn
diện đất nước ở Việt Nam hiện nay. Một trong các yêu cầu quan trọng của nội dung
này là xác định đúng vai trò, chức năng của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác định vai trò của Nhà nước trong cung
ứng dịch vụ công nhằm làm cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả;
đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong
điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Trước yêu cầu trên, xã hội hóa dịch vụ công, trong đó có xã hội hóa công
chứng là một giải pháp quan trọng. Công chứng là hoạt động có ý nghĩa quan
trọng nhằm duy trì trật tự pháp luật ổn định trong các giao dịch, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, bảo đảm ổn định trật tự xã
hội, phòng ngừa tranh chấp xảy ra, đồng thời cung cấp chứng cứ đáng tin cậy khi
xảy ra các tranh chấp.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay đang đặt công chứng
trước những yêu cầu mới. Đó là, sự linh hoạt về mặt tổ chức, bảo đảm đáp ứng
kịp thời nhu cầu của nhân dân; là sự đề cao, phát huy trách nhiệm cá nhân của
công chứng viên trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực để các
công chứng viên phát huy tính tích cực, chủ động, nhiệt tình trong hoạt động;
giảm nhẹ sự bao cấp của Nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước tinh giản, gọn
nhẹ; tiết kiệm ngân sách nhà nước; tách bạch chức năng quản lý nhà nước với
chức năng cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực công chứng, góp phần quan
trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả
công chứng. vCùng với chủ trương xã hội hóa các hoạt động luật sư, tư vấn, giám định
tư pháp, xã hội hóa công chứng là quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay, thể hiện đặc biệt rõ nét ở Nghị quyết số 49/NQ
TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 với nội dung:
Hoàn thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi của
công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng.
Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà
nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để
từng bước xã hội hóa công việc này [39].
Tuy nhiên, cũng như xã hội hóa dịch vụ công, xã hội hóa công chứng ở
nước ta hiện nay vẫn còn là vấn đề mới, chưa có tiền lệ, thực tiễn thì còn rất mới; còn
có sự khác nhau về nhận thức không chỉ trong người dân, mà ngay cả trong đội ngũ
công chức trong các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, các chuyên gia, các nhà
quản lý và các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý.
Vì vậy, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa
công chứng, kịp thời đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp
quyền và hội nhập quốc tế, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan,
toàn diện, có hệ thống cả về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn nhằm tạo cơ sở khoa học
tin cậy cho toàn bộ quá trình xã hội hóa công chứng ở Việt Nam. Tư tưởng xã hội
hoá hoạt động công chứng là một trong những nét nổi bật của Luật Công chứng
số 82/2006/QH 11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2007. Qua hơn ba năm thực hiện Luật Công chứng, hoạt động
công chứng đã đạt được những kết quả tích cực, phát triển theo hướng chuyên
nghiệp hoá, theo hướng xã hội hoá. Tuy nhiên bên cạnh đó trong quá trình triển quản lý chặt chẽ không chỉ của Nhà nước mà còn của cả tổ chức tự quản nghề
nghiệp, đảm bảo sự phát triển đúng định hướng, trong khuôn khổ luật định, đồng
thời, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động. Hiện nay, ở các nước có tổ chức
công chứng kiểu Latinh và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đang thực hiện
cải cách công chứng, đều thành lập hệ thống tổ chức tự quản nghề công chứng
bên cạnh hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công chứng.
Mặc dù quản lý nhà nước về công chứng được thực hiện theo hai cấp: Bộ
Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất về công chứng trong cả
nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng
trong địa phương mình (Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về công
chứng của cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài); song việc quản lý nhà nước
ở ngành và cấp dường như bị cắt khúc, tạo ra sự biệt lập, thiếu cơ chế phối hợp
giữa cấp và ngành, chức năng quản lý được quy định chung chung, chồng chéo.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng của Bộ Tư pháp chưa được
chú trọng, chưa được tiến hành thường xuyên, trong khi nghề công chứng đòi hỏi
công chứng viên phải thường xuyên cập nhật một cách hệ thống với sự đổi mới
của hệ thống pháp luật; phải được đào tạo, đào tạo lại để tránh bệnh kinh
nghiệm, chủ quan trong hoạt động; phải được trang bị kiến thức một cách toàn
diện để theo kịp sự vận động, phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của kinh tế thị
trường, đáp ứng yêu cầu trong nước cũng như quốc tế.
Công tác đào tạo nghề công chứng mới được tiến hành trong một số năm
gần đây (do Học viện Tư pháp đảm nhiệm), song còn nhiều bất cập cả về chương
trình, giáo trình, giáo viên, phương pháp giảng dạy.
Thực hiện Luật Công chứng; Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày
04/01/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công
chứng, nhiều Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng, tham mưu cho Ủy ban nhân

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HiuVCh

New Member
Re: Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

Cho mình xin tài liệu nhé, [email protected]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội Văn hóa, Xã hội 0
N Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
R Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thôn Luận văn Sư phạm 0
N Tình hình quản lý nhà nước và xã hội trong lĩnh vực văn hóa thông tin - Thể dục thể thao tại thị xã Luận văn Kinh tế 0
S Một số vấn đề về văn hóa ăn, uống trong xã hội cổ truyền người Việt Luận văn Sư phạm 0
C Phương hướng, giải pháp lớn phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa Luận văn Sư phạm 2
C Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Văn hóa, Xã hội 0
A Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Kinh tế chính trị 0
N Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng Luận văn Kinh tế 2
I Văn hóa lãnh đạo tại Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top