Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của
luật quốc tế, có rất nhiều các lĩnh vực, nhiều mối quan hệ mà quyền và lợi ích của
các chủ thể đan xen lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, an ninh, quốc phòng, môi trường… Tất cả đều phản ánh lợi ích đa dạng và
phong phú của các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Chính vì
vậy, khi thiết lập và thực hiện các quan hệ diễn ra giữa các chủ thể của luật quốc tế
với nhau thì tranh chấp, bất đồng giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi.
Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác giữa các quốc gia ngày càng mở
rộng và phát triển, đồng hành với đó là những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến
những tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng. Để bảo đảm được lợi ích của các bên
tranh chấp nói riêng mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế nói
chung, thì việc áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế cần
được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Về phương diện lý luận, khi các quốc gia đặt
ra nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, lẽ
đương nhiên trong hệ thống pháp luật quốc tế cần thiết phải có nguyên tắc hòa bình
giải quyết tranh chấp quốc tế. Bởi lẽ nguyên tắc cấm sử dụng hay đe dọa sử dụng
vũ lực sẽ không có giá trị pháp lý rang buộc các chủ thể luật quốc tế nếu như không
có nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Nguyên tắc giải quyết quyết các tranh chấp quốc tế chính thức được ghi nhận
trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đại hội
đồng thông qua theo Nghị quyết số 2625 năm 1970. Các nước thành viên Liên hợp
quốc có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc này để giải quyết các bất đồng, xung đột hay
tranh chấp có tính chất quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc đã liệt kê rất nhiều
những biện pháp hòa bình để tạo cơ hội cho các chủ thể liên quan tự lựa chọn trong
quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế. Vậy lịch sử hình thành, những nôi dung cơ
bản, những cách giải quyết tranh chấp được ghi nhận như thế nào trong luật
pháp quốc tế, cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế sẽ được học
viên trình bày trong khuôn khổ luận văn này.
Thực tế trong nhiều năm qua, chủ quyền và quyền chủ quyền của Viêṭ Nam
trên Biển Đông bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là hai Quần Đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Đáng lưu ý hơn là bên cạnh các tranh cãi vốn đã tồn tại về chủ quyền và
lãnh thổ, đã xảy ra nhiều va chạm liên quan đến an ninh và an toàn hàng hải, và liên
quan đến quản lý, khai thác tài nguyên biển. Vùng biển Đông có 7 quốc gia xung
quanh gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore và
Việt Nam. Đây là một khu vực có diện tích tương đối hẹp, là vùng biển nửa kín.
Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời là con đường quan
trọng nối liền Đông Á với Ấn Độ Dương và châu Âu, có vị trí chiến lược vô cùng
quan trọng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, giữa các quốc gia xung quanh biển
Đông đã phát sinh nhiều xung đột. Bảo vệ cục diện an ninh ở biển Đông trở thành
vấn đề được các nước xung quanh và thậm chí các nước khác trên thế giới cùng
quan tâm. Điều này đặt ra một bối cảnh tranh chấp là chúng ta cần xây dựng
một lộ trình giải quyết an toàn, vừa phải đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ dựa trên pháp
luật quốc tế, lại vừa phải đảm bảo mối quan hệ ổn định với các bên tranh chấp.
Trong cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông được khai mạc ngày 11-
11-2010, GS Stein Tennesson của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế (NaUy) cho
rằng Biển Đông là một vấn đề luật pháp chứ không chỉ là một vấn đề chính trị, nên
giải quyết chính đáng nhất là Luật pháp.
Trong pháp luật quốc tế, hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là một khái
niệm bao gồm những biện pháp và các cách thức để tiến hành. Nghiên cứu tất cả
những cách thức để lựa chọn và áp dụng một biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết
tranh chấp trên Biển Đông, hay là tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp? Lộ trình áp
dụng những cách thức để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ được xây dựng
ra sao ? Dưới góc độ nghiên cứu lý luận về nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh
chấp quốc tế và tiếp thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu, bài viết của các
học giả trong nước và quốc tế, học viên chọn đề tài “ Áp dụng nguyên tắc hòa bình
giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông” trong khuôn khổ
một luận văn thạc sỹ luật học của mình.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế,
là cơ sở lý luận để nghiên cứu các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
trong pháp luật quốc tế, trong đó đặt vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông trong
những biện pháp này.
Luận văn không nghiên cứu và phân tích các chứng cứ và lập luận của Việt
Nam đối với yêu sách chủ quyền và quyền chủ quyền trên Biển Đông mà nghiên
cứu các khía cạnh pháp lý của các giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
dựa trên những chuyển biến của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên từ các chứng cứ và lập
luận mà các học giả trước đã phân tích, học viên kế thừa và vận dụng một cách phù
hợp trong luận văn.
Cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng tranh chấp Biển Đông
hiện nay trên trường quốc tế. Mọi cách thức giải quyết đều phụ thuộc vào diễn biến
thực tế của tranh chấp. Yếu tố thực tế này khi vận dụng các giải pháp sẽ làm sáng tỏ
các hướng giải quyết tranh chấp.
Tổng kết và phân tích tất cả các vấn đề trình bày để đi kết luận được các giải
pháp mang tính khoa học nhằm vận dụng vào trong vấn đề giải quyết tranh chấp
Biển Đông, một tranh chấp đang diễn ra vô cùng phức tạp.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp lược sử,
Phương pháp biện chứng,
Phương pháp so sánh,
Phương pháp phân tích,
Phương pháp diễn dịch,
Phương pháp quy nạp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07

giúp mình tài liệu này với, links trên không tải được
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
M Năm nguyên tắc áp dụng trong quản lý các doanh nghiệp tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Kết quả áp dụng địa vật lý phục vụ nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, cơ chế nứt sụt đất ở khu vực huy Khoa học Tự nhiên 0
T Thế tương tác nguyên tử và áp dụng để tính các tham số nhiệt động trong lý thuyết XAFS Khoa học Tự nhiên 0
M Nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng Môn đại cương 0
A Nguyên lý độ chênh lệch lớn và áp dụng Môn đại cương 0
T Nguyên nhân của việc áp dụng hạn chế pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 6 Luận văn Luật 0
B Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn t Luận văn Luật 0
B Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoá Luận văn Luật 0
T Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Uti Possidetis trong quan hệ quốc tế và trong quá trình xác định biên g Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top