Kenny

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu quá trình pháp điện hóa cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong công ước của liên hợp quốc về luật Biển 1982. Trình bày đặc điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc, nghĩa vụ chung liên quan đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước Luật biển 1982. Nghiên cứu các thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc, giới hạn và ngoại lệ đối với việc áp dụng thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc. Trình bày thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 gồm: tòa án Công lý quốc tế; tòa án quốc tế về Luật biển; tòa trọng tài; trọng tài đặc biệt. Phân loại tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982; các loại tranh chấp mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải giải quyết; thủ tục giải quyết tranh chấp mà Việt Nam có thể lựa chọn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tranh chấp quốc tế là một phần tất yếu trong quan hệ quốc tế, nó diễn
ra phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc
tế. Tuy nhiên, trong các tranh chấp quốc tế thì các tranh chấp về biên giới
lãnh thổ biển đảo và các tranh chấp có liên quan đến biên giới lãnh thổ biển
đảo là những tranh chấp có tính chất phức tạp nhất, là nguyên nhân chủ yếu
gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia có liên quan, là mầm mống
của các xung đột giữa các quốc gia, thậm chí là chiến tranh vũ trang nếu như
chúng không được giải quyết một cách thoả đáng. Theo thống kê của một số
học giải nước ngoài thì từ năm 1915 đến năm 1975 đã có 86 xung đột quốc tế
trong đó có 39 xung đột là có nguồn gốc từ các tranh chấp lãnh thổ biển đảo.
Để xây dựng môi trường hoà bình và ổn định, thuận lợi cho việc phát
triển, các quốc gia cần quyết thoả đáng các tranh chấp quốc tế của mình.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của luật pháp quốc tế, có 2 hình thức
giải quyết tranh chấp quốc tế phổ biến là giải quyết bằng biện pháp hoà bình
và giải quyết bằng vũ lực. Tuy nhiên, với sự phát triển của luật pháp quốc tế,
nhất là với sự ra đời của hệ thống LHQ thì việc giải quyết tranh chấp quốc tế
bằng vũ lực đã bị loại bỏ hoàn toàn và bị coi là bất hợp pháp trong quan hệ
quốc tế. Theo Hiến chương LHQ và các quy định của luật quốc tế hiện đại
các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà
bình và chỉ duy nhất bằng biện pháp hòa bình (tác giả nhấn mạnh).
Chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, biển và đại dương được thừa nhận
là cái nôi của sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc
gia, dù có chế độ kinh tế chính trị xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau,
không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay không có biển đều có những
lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển và đại
dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại cho các quốc
gia càng nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và và đại dương ngày
càng phức tạp và đa dạng và diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia.
Nỗ lực không mệt mỏi của cả cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng một
trật tự pháp lý quốc tế mới cho các vấn đề về biển và đại dương, kể cả đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển, đã dẫn đến việc thông qua Công ước Luật biển
1982, đánh dấu thành công của Hội nghị Luật biển lần thứ III. Với việc Công
ước Luật biển 1982 ra đời, phạm vi không gian địa chính trị của các quốc gia
ven biển đã được mở rộng một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc
một số quyền và lợi ích mà các quốc gia khác trước đây vẫn được hưởng liên
quan đến việc sử dụng biển và đại dương bị thu hẹp. Đây là nguyên nhân dẫn
đến việc phát sinh nhiều tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến biển.
Được thừa nhận là một trong những bước phát triển quan trọng nhất
trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông qua Hiến chương
LHQ và Quy chế TAQT, cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật
biển 1982 không những được xây dựng nhằm bảo vệ trật tự pháp lý mới về
biển và đại dương mà còn góp phần vào việc duy trì và tăng cường hoà bình và
an ninh quốc tế thông qua việc tái khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia thành
viên giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hay áp dụng Công
ước bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp và công lý quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 có đối
tượng và phạm vi áp dụng rộng lớn, không chỉ điều chỉnh các tranh chấp phát
sinh từ việc giải thích và áp dụng Công ước mà còn điều chỉnh cả những tranh
chấp phát sinh từ một số điều ước quốc tế khác có liên quan đến mục đích của
Công ước. Đặc trưng lớn nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công
ước 1982 là các quốc gia thành viên Công ước, trong một chừng mực nhất
định, có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp liên quan đến Công ước theo thủ
tục bắt buộc bằng bên thứ 3. Nói cách khác, khi đã là thành viên của Công
ước Luật biển 1982, trong những điều kiện nhất định, các quốc gia phải chấp
nhận quyền tài phán bắt buộc được trao cho các thiết chế xét xử được ghi
nhận trong Công ước. Điều này phản ánh một xu thế phát triển mới đang tình
bước trở thành phổ biến trong luật pháp quốc tế hiện đại, theo đó các tranh
chấp giữa các quốc gia sẽ được đưa ra xét xử bằng bên thứ 3 theo thủ tục bắt
buộc khi các nỗ lực và biện pháp giải quyết ngoại giao không đem lại kết quả.
Là một quốc gia ven biển, có nhiều lợi ích thiết thực gắn với biển và
nằm trong khu vực Biển Đông, một khu vực địa chiến lược quan trọng và tồn
tại nhiều tranh chấp liên quan đến việc sử dụng và quản lý biển, tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ đối với các quần đảo ở giữa Biển Đông, trong những năm
qua Việt Nam đã vận dụng tốt các quy định của Công ước trong việc giải
quyết dứt điểm một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng biển chống
lấn với các nước láng giềng. Tuy nhiên, các tranh chấp mà ta đang và sẽ phải
giải quyết liên quan đến Công ước Luật biển 1982 hết sức đa dạng, với mức
độ phức tạp ngày càng cao. Điều này đòi hỏi có sự đa dạng, linh hoạt về biện
pháp giải quyết tranh chấp mà ta có thể vận dụng theo Công ước trong việc
đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của ta trên biển. Bởi vậy,
việc nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển
1982, đặc biệt là về vấn đề lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp là yêu cầu
mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc này không những góp phần
vào việc giải quyết dứt điểm tranh chấp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền
chủ quyền, lợi ích mọi mặt của ta trên biển mà còn thúc đẩy việc giải quyết hoà
bình các tranh chấp có liên quan đến các quốc gia khác thông qua đó giải toả
được những căng thẳng, bất lợi trong quan hệ với các quốc gia có liên quan, tạo
dựng được môi trường hoà bình, hữu nghị xung quanh ta thuận lợi cho công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tính đến một thực tế là hiện nay một số
quốc gia trong khu vực đang có khuynh hướng sử dụng các cơ quan tài phán
quốc tế để giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ
biển đảo, các tranh chấp liên quan đến Công ước Luật biển 1982 như trường
hợp của Malaysia và Indonesia đối với tranh chấp chủ quyền đảo Ligitan và
Sepadan; trường hợp của Malaysia và Singapore đối với tranh chấp đảo Đá
trắng; trường hợp của Malaysia và Singapore đối với việc Singapore tiến hành
lấn biển ở khu vực eo biển Johor; giữa Nhật và Nga đối với việc tàu đánh cá
của Nhật bị Nga bắt giữ....Do đó, chúng ta cũng cần có những bước chuẩn bị
để tránh bị động khi các nước có liên quan chủ động hay đề xuất việc sử
dụng các cơ quan tài phán như được quy định trong Công ước Luật biển 1982
để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Psychopath

New Member
Re: Cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

File hỏng rồi, bạn up lại nhé. Thanks
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top