vippr0_291

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Làm rõ các vấn đề lý luận chung về quảng cáo, cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá hiện trạng hoạt động quảng cáo tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về quảng cáo hiện hành trong đó trọng tâm là các quy định của Luật Cạnh tranh về quảng cáo. Đi sâu phân tích các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, lấy ví dụ từ các vụ việc xảy ra tại Công ty Kim Đan, cà phê Trung Nguyên, công ty Vạn Niên, và các công ty Sữa. Đưa ra một số kiến nghị về: Điều chỉnh khái niệm, quy định cạnh tranh không lành mạnh, hoàn thiện thủ tục và trình tự xử lý các vụ việc cạnh tranh, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh và các giải pháp khác
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để một thị trường cạnh tranh vận hành hiệu quả và lành mạnh, bên
cạnh việc xác lập tương quan cân bằng giữa những người bán và người mua,
một yếu tố quan trọng cần đảm bảo là sự minh bạch và đầy đủ về thông tin
trên thị trường. Quảng cáo trong cơ chế thị trường đóng vai trò là nguồn thông
tin chủ yếu, không chỉ đem lại những hiểu biết về các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ được đưa vào lưu thông, mà còn giúp tạo dựng quan hệ giữa người
bán và người mua, định hướng và kích thích tiêu dùng. Do đó, điều chỉnh
quảng cáo là một nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho mỗi thiết chế quản lý nền kinh
tế thị trường.
Sau gần 20 năm nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới, phát triển toàn
diện nền kinh tế xã hội, cơ chế thị trường tại Việt Nam đã dần được định hình
và phát triển hướng theo các quy luật khách quan, trong đó quy luật cạnh
tranh là một nền tảng cho sự vận hành của các hoạt động thị trường. Hàng
trăm ngàn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế góp mặt và hoạt động
kinh doanh đã từng bước tạo nên một môỉ trường cạnh tranh với những biểu
hiện đa dạng và sôi động. Tuy nhiên, cơ chế thị trường phát triển đến một
mức độ nhất định cũng bắt đầu bộc lộ những mặt trái tiêu cực có thể ảnh
hưởng xấu đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và toàn thể xã hội.
Đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp 6
tháng 12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2005, với quy định điều chỉnh
các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, chức năng và
nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh và thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh ra đời góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường
kinh doanh bình đẳng, bảo vệ hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh
nghiệp, quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thúc đẩy chuyển đổi
cơ cấu kinh tế cũng như tiến trình hội nhập.
Trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Luật Cạnh tranh quy
định, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một lĩnh vực phức tạp
với nhiều biểu hiện đa dạng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Luật điều
chỉnh các hành vi quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước, quảng cáo gian
dối hay gây nhầm lẫn, và các hoạt động quảng cáo bị pháp luật cấm khác.
Trước khi Luật Cạnh tranh được ban hành, đã tồn tại nhiều văn bản pháp luật
khác nhau điều chỉnh hoạt động quảng cáo như Pháp lệnh Quảng cáo 2001,
Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng 1999, Luật Thương mại 1997 và 2005 cùng
các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Sự trùng lặp và chồng chéo
về nội dung giữa các văn bản ngang cấp này gây khó khăn cho việc tổ chức
thực thi pháp luật thống nhất trên thực tế. Trong khi đó, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của ngành quảng cáo tại Việt Nam, một số hoạt động quảng cáo
không lành mạnh đã xuất hiện giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị
trường, gây tổn hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và
xã hội nói chung. Một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh
được ban hành sau đó cũng chưa cung cấp đầy đủ những hướng dẫn chi tiết về
việc áp dụng quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Nghị
định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Cạnh tranh không có hướng dẫn về phần cạnh tranh không lành
mạnh; còn Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi
phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ có quy định về mức xử phạt đối với tổ chức,
cá nhân vi phạm.
Như vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định và cơ chế
thực thi pháp luật điều chỉnh quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
với các vấn đề về tính chất cạnh tranh của quảng cáo; định tính, định lượng
nội dung và tác động của quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phạm
vi phương tiện quảng cáo, đối tượng tác động của quảng cáo; đặc thù quảng
cáo cạnh tranh trong các ngành, lĩnh vực cụ thể; phạm vi thẩm quyền của các
cơ quan quản lý về quảng cáo; việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia có
pháp luật cạnh tranh phát triển... còn để ngỏ những nội dung mới mẻ cả về lý
luận và thực tiễn, rất đáng được quan tâm và sẽ có giá trị áp dụng trong công
cuộc phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng môi trường cạnh tranh lành
mạnh ở nước ta. Đây là những cơ sở để người viết lựa chọn đề tài “Điều
chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt
Nam” thực hiện Luận văn Thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ngay từ trước khi bắt đầu tiến trình xây dựng Luật Cạnh tranh (2000 –
2004) cho đến sau khi ban hành Luật, nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận đề
tài pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói
riêng ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có thể kể đến các bài viết, chuyên
khảo, sách nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Như Phát, Đặng Vũ Huân,
Phạm Duy Nghĩa... trong đó có đề cập đến nội dung điều chỉnh cạnh tranh
không lành mạnh. Nhiều bài viết xuất hiện trên các tạp chí khoa học và trong
các cuộc hội thảo nhằm làm rõ các khía cạnh trạnh khác nhau của pháp luật
cạnh tranh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, hiện chưa có công trình
nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật
cạnh tranh, đặc biệt là trên góc độ luật thực định. Công tác tổ chức thực thi
các quy định của Luật Cạnh tranh trong thực tiễn đang đòi hỏi có sự tập trung
nghiên cứu chuyên sâu, nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện khung
điều chỉnh và cơ chế áp dụng pháp luật cạnh tranh.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt mục đích nghiên cứu quảng cáo trong khuôn khổ pháp
luật cạnh tranh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Làm rõ bản chất của hoạt động quảng cáo trong nền kinh tế thị
trường; tính đặc thù của cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện trong
hành vi quảng cáo; vai trò của pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo;
- Đánh giá thực trạng ngành quảng cáo tại thị trường Việt Nam, các
biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo và nhu cầu
điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này;
- Hệ thống hoá các quy định về quảng cáo hiện hành của pháp luật
Việt Nam và đi sâu phân tích các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh của Luật Cạnh tranh, từ đó đề xuất phương hướng hoàn
thiện quy định và cơ chế thực thi pháp luật có hiệu quả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu hoạt động quảng cáo với tư cách một
hành vi cạnh tranh, bản chất cạnh tranh của hoạt động quảng cáo và và cơ chế
điều chỉnh hoạt động quảng cáo tương ứng với những biểu hiện của bản chất
đó. Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu này, phạm vi nghiên cứu của Luận
văn bao gồm các các nội dung lý luận và thực tiễn về hoạt động quảng cáo
trong nền kinh tế thị trường, các quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh quảng cáo. Luận văn cũng
thực hiện nghiên cứu so sánh pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh lien
quan đến quảng cáo của một số quốc gia nhằm đề xuất bài học kinh nghiệm
tham khảo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, người viết Luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như phân tích,
tổng hợp, khái quát hoá, khảo sát, so sánh pháp luật. Các phương pháp nghiên
cứu này được thực hiện theo định hướng cơ bản là chủ trương của Đảng và
Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.

6. Cơ cấu Luận văn
Nhằm đáp dứng những yêu cầu nêu trên, Luận văn được thực hiện với
cơ cấu bao gồm hai chương:
- Chương 1: Quảng cáo cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Chương này tập trung làm rõ các vấn đề lý luận chung về quảng cáo, cạnh
tranh và pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền kinh tế thị
trường.
- Chương 2: Điều chỉnh quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh
tranh tại Việt Nam. Trong chương này người viết đánh giá hiện trạng hoạt
động quảng cáo tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về quảng cáo hiện hành,
trong đó trọng tâm là các quy định của Luật Cạnh tranh về quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh, kết hợp với phân tích một số vụ việc thực tiễn.
Từ đó, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo cũng như xây dựng cơ chế thực thi
pháp luật có hiệu quả trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, người viết xin trân trọng Thank người hướng dẫn là PGS.
TS. Phạm Duy Nghĩa đã giúp cho việc hoàn thành công trình này. Người viết
xin chịu trách nhiệm về mọi thiếu sót có thể còn lại về nội dung cũng như
hình thức của công trình.
CHƢƠNG 1: QUẢNG CÁO CẠNH TRANH TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
1.1 Những vấn đề chung về quảng cáo
1.1.1 Lịch sử hình thành quảng cáo
Hoạt động quảng cáo, với vai trò là cầu nối giữa người bán và người
mua, có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Từ khi phát sinh giao dịch sơ khai
vật đổi vật, con người đã nhận thấy cần thiết phải có những hình thức thông
tin về những gì mình có đến những người cần và những gì mình cần đến
những người có để thực hiện trao đổi. Thời cổ đại, hình thức quảng cáo phổ
cập nhất là truyền miệng, tuy nhiên các nhà khảo cổ tìm được chứng tích về
quảng cáo tồn tại từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên trên những mảnh
tường cổ tại khu vực Babylon. Người Ai Cập cổ đại dùng giấy papyrus làm
các bản chào hàng và thông báo, trong khi đó, người ta tìm thấy tại La Mã và
khu đô thị cổ Pompei (Italia) các bức tranh tường quảng cáo về nhà cho thuê,
các trận giác đấu và thậm chí giờ đóng mở cửa của các nhà tắm công cộng tại
địa phương. Đến thời Trung cổ, quảng cáo truyền miệng được phát triển thành
một hình thức đặc biệt là người rao hàng công cộng tại các thị trấn. Bên cạnh
việc rao các thông báo của chính quyền địa phương (tương tự như mõ làng tại
Việt Nam), người này còn nhận tiền của các thương nhân để rao các hàng hoá,
dịch vụ của họ cho công chúng nghe. Hình thức người rao quảng cáo này
được coi là tiền thân cho những phương tiện phát ngôn quảng cáo hiện đại
như truyền thanh hay truyền hình.
Đến thế kỷ 15, sau khi Johannes Gutenberg (1398 – 1468), thợ cơ khí
người Đức, phát minh ra máy in và nghề in bắt đầu phát triển, quảng cáo xuất
hiện hình thức mới là tờ rơi. Đến thế kỷ 17, mẫu quảng cáo báo chí đầu tiên
xuất hiện trên một tờ tuần báo tại Anh. Ở các lãnh thổ thuộc địa tại Châu Mỹ,
tờ Boston News Letter, tờ báo phổ thông đầu tiên được xuất bản tại Mỹ, đã
bắt đầu cho đăng quảng cáo vào năm 1704 [47]. Trên tờ The Pennsylvania
Evening Post số ngày 6 tháng 7 năm 1776 hiện còn lưu lại, người ta thấy ngay
sau Tuyên ngôn độc lập trang trọng của Hoa Kỳ là rất nhiều mẩu quảng cáo
về các loại hàng hoá khác nhau được bán tại địa phương.
Tuy nhiên, trong thời cổ đại và trung đại, với hình thức tổ chức sản
xuất phổ biến mang nặng tính tự cấp tự túc, quảng cáo chỉ mang tính đơn lẻ,
tự phát. Hoạt động này chỉ thực sự phát triển kể từ giữa thế kỷ 19 khi cuộc
cách mạng công nghiệp thúc đẩy sản xuất hàng hoá, buộc các nhà sản xuất và
thương nhân phải tìm cách đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Họ sử dụng
quảng cáo làm công cụ để tiếp cận tới người mua với số lượng lớn, trên một
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Chào ad, cho mình xin bản full của luận văn này nhé, Thank !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu về việc điều chỉnh các hoạt động trong sách giáo khoa tiếng Anh 7 theo hướng giao tiếp ch Ngoại ngữ 0
C Điều chỉnh một số hoạt động nói trong sách tiếng Anh 11 nhằm tăng cường sự tham gia của học sinh tại Ngoại ngữ 0
V Pháp luật điều chỉnh tổ chức, hoạt động của mô hình Công ty mẹ - Công ty con và thực tiễn tại Tổng C Tài liệu chưa phân loại 0
P BT cá nhân: Bản chất của quảng cáo thương mại. Nêu các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng Tài liệu chưa phân loại 0
A Phân tích vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động của thị trường BĐS ở nước ta. Đưa ra Luận văn Kinh tế 0
S Pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 2
G Tiểu luận: hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Chào bán chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Luật 0
X Phân tích tác động của việc trung quốc điều chỉnh tỷ giá NDT đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Na Tài liệu chưa phân loại 2
H Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top