win_ha

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp. So sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam với một số nước. Đề xuất những khuyến nghị ban đầu từ nghiên cứu so sánh nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt Nam

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
SO SÁNH PHÁP LUẬT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 9
1.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp 9
1.1.1. Nhận dạng đối tượng nghiên cứu - pháp luật về thành lập
doanh nghiệp 9
1.1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu so sánh 15
1.2. Nhu cầu và thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành
lập doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 18
1.2.1. Nhu cầu nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh
nghiệp ở nước ta hiện nay 18
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh
nghiệp của nước ta hiện nay 22
Chƣơng 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP 28
2.1. So sánh về các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập 30
2.1.1. So sánh về loại hình doanh nghiệp tư nhân 30
2.1.2. So sánh về loại hình công ty hợp danh 32
2.1.3. So sánh về loại hình công ty cổ phần 38
2.1.4. So sánh về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 42
2.2. So sánh về một số điều kiện thành lập doanh nghiệp 49
2.2.1. So sánh điều kiện về chủ thể 49
2.2.2. So sánh điều kiện về vốn góp 54
2.2.3. So sánh điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh 60
2.2.4. So sánh điều kiện về tên của doanh nghiệp 66
2.3. So sánh về thủ tục thành lập doanh nghiệp 70
2.3.1. Các thủ tục chuẩn bị thành lập doanh nghiệp 72
2.3.2. Các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 79
2.3.3. Các thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 85
2.4. So sánh về xử lý vi phạm pháp luật thành lập doanh nghiệp 86
Chƣơng 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ BAN ĐẦU TỪ
NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP
94
3.1. Phân loại đa dạng doanh nghiệp và quy định cụ thể về thành
lập cho từng loại hình 95
3.2. Xác định địa vị pháp lý phù hợp để thúc dẩy việc thành lập
loại hình hợp danh 99
3.3. Quy định về đăng ký và bảo lưu tên gọi trong thủ tục thành
lập doanh nghiệp 101
3.4. Quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập doanh nghiệp và có
cơ chế thẩm định, giám sát phù hợp 104
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2005 và tiếp theo đó là các Nghị
định, Thông tư hướng dẫn được ban hành đã đánh dấu bước phát triển mới
của pháp luật thành lập doanh nghiệp. Những quy định cụ thể và tương đối
phù hợp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thành lập, phát huy
nội lực, khai thác tiềm năng sẵn có và bước đầu tạo môi trường pháp lý thuận
lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng như
những văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước sự
phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là sau khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày
11 tháng 01 năm 2007. Pháp luật Việt Nam về kinh doanh nói chung và về
thành lập doanh nghiệp nói riêng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
không những phải đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa đường lối, chủ chương, chính
sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, điều chỉnh có hiệu quả hoạt
động kinh doanh của quốc gia, mà còn phải phù hợp với pháp luật kinh doanh
của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt
Nam cần được so sánh, đối chiếu với pháp luật thành lập doanh nghiệp của
các nước để nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn những thành tựu đã đạt
được cũng như những hạn chế và tham khảo, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài
để từng bước hoàn thiện pháp luật kinh doanh của Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu Đề tài "Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập
doanh nghiệp" là rất cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có một số công trình khoa học, bài viết hay tham
luận khoa học được công bố trên các sách chuyên khảo, tạp chí khoa học chuyên ngành hay các diễn đàn khoa học đề cập đến so sánh pháp luật về
thành lập doanh nghiệp ở những cấp độ và phạm vi khác nhau, như: Dự án
VIE/97/016 so sánh về luật doanh nghiệp của 4 nước: Singapore, Malaysia,
Philipine và Thái Lan của Nguyễn Toàn Phan và John Bentley; "Hình thức
pháp lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ luật so sánh" của TS
Nguyễn Am Hiểu; “Sự thay đổi trong luật công ty Đức và so sánh với pháp luật
công ty Việt Nam” và "Uớc mơ nửa triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung:
Luật doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh" của PGS.TS Phạm Duy
Nghĩa; “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: nhìn từ ví dụ luật công ty của Nhật và
Luật doanh nghiệp của Việt Nam” của Th.s Nguyễn Đức Lam… Nhưng hầu
hết những công trình khoa học hay bài viết đó hay là nghiên cứu so sánh
chung về luật doanh nghiệp, hay là nghiên cứu so sánh một lĩnh vực cụ thể
nào đó của luật doanh nghiệp chứ chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh
riêng về pháp luật thành lập doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước khác.
Đề tài "Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp" là
một đề tài hoàn toàn mới và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn trong khoa học pháp
lý của Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: so sánh pháp luật về thành lâp doanh nghiệp của
Việt Nam với một số nước nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra
những giá trị có thể tham khảo, học hỏi góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp
luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên
cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp; so sánh pháp luật thành lập
doanh nghiệp của Việt Nam với một số nước; đề xuất những khuyến nghị ban
đầu qua việc nghiên cứu so sánh nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập
doanh nghiệp của Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt
Nam và của một số nước được chọn lựa so sánh.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu pháp luật về việc thành lập mới một số
loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (tương ứng với các loại hình doanh nghiệp
được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam); không nghiên cứu
việc thành lập các loại hình doanh nghiệp khác (như doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...) cũng như việc chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hay việc thành lập chi
nhánh, văn phòng thay mặt của doanh nghiệp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic, đối chiếu so sánh.
6. Đóng góp khoa học của đề tài
Góp phần làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt, làm cơ sở cho
việc nghiên cứu, học tập về pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam
và một số nước trên thế giới, góp phần làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện
pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật thành
lập doanh nghiệp
Chương 2: So sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Chương 3: Một số khuyến nghị ban đầu từ nghiên cứu so sánh pháp
luật về thành lập doanh nghiệp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

LinhRua

New Member
Re: Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

yêu cầu link download mới
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top