yeudoi_2202

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nói riêng. Phân tích và làm rõ các quy định cũng như thực trạng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ theo pháp luật hiện hành. Đồng thời xem xét thực tế thực hiện cũng như các kết quả đạt được cần phát huy và các hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước về bảo hiểm xã hội, đưa ra những đề xuất để hoàn thiện các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI
VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC
HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
9
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội 9
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội 9
1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội 11
1.1.3. Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội 12
1.2. Sự cần thiết phải bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ 15
1.2.1. Khái niệm lao động nữ và tính đặc thù của lao động nữ 15
1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện bảo hiểm xã hội đối với lao
động nữ
20
1.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ 23
1.3.1. Chủ thể của bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ 23
1.3.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ 24
1.4. Một số quy định của pháp luật quốc tế về bảo hiểm xã hội
đối với lao động nữ
26
1.4.1. Các công ước quốc tế 27

1.4.2. Pháp luật một số nước 30
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
37
2.1. Chế độ nghỉ chăm sóc con ốm 37
2.1.1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ chăm sóc con ốm 37
2.1.2. Chế độ và quyền lợi 37
2.2. Chế độ thai sản 41
2.2.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 42
2.2.2. Chế độ và quyền lợi 43
2.3. Chế độ hưu trí 55
2.3.1. Chế độ hưu trí bắt buộc 56
2.3.1.1. Chế độ hưu trí hàng tháng 56
2.3.1.2. Chế độ hưu trí một lần 64
2.3.2. Chế độ hưu trí tự nguyện 65
2.3.2.1. Chế độ hưu trí hàng tháng 65
2.3.2.2. Chế độ hưu trí một lần 66
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI
VỚI LAO ĐỘNG NỮ
68
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội đối với
lao động nữ
68
3.1.1. Nâng cao nhận thức cho lao động nữ về bảo hiểm xã hội 68
3.1.2. Nâng cao tính đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật 68
3.1.3. Đảm bảo sự ổn định và bền vững của nguồn tài chính 69
3.1.4. Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực bộ máy
quản lý nhà nước
69

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện bảo hiểm xã hội đối với lao
động nữ
70
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội đối với lao
động nữ
71
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp
luật bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ
80
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn đối
với việc bảo vệ lao động nữ
82
3.2.4. Công tác cán bộ 83
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền với việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã
hội đối với lao động nữ
84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ là lực lượng lao động đông đảo, có vị trí, vai trò vô cùng quan
trọng trong gia đình và xã hội. Cũng như bất kỳ người lao động nào trong
quan hệ lao động, lao động nữ có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội để được
bù đắp phần thu nhập bị mất hay bị giảm sút trong các trường hợp họ bị
giảm hay mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi
già hay do sự tác động của kinh tế thị trường. Tuy nhiên với tính đặc thù của
mình, lao động nữ cần chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp để không chỉ giúp lao
động nữ thực hiện tốt chức năng lao động mà còn phải thực hiện tốt chức
năng tái sản xuất sức lao động cho xã hội. Vốn được coi là phái yếu trong mọi
quan hệ xã hội (trong đó có quan hệ lao động), lao động nữ luôn luôn phải
đấu tranh để được bình đẳng với nam giới. Ăngghen đã chỉ ra rằng: "Trong ba
hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại thì quan hệ bất bình
đẳng giữa nam và nữ chính là nguồn gốc đích thực về mặt lịch sử, xã hội của
những mâu thuẫn cơ bản… " [24]. Ngày nay, sự bất bình đẳng đó vẫn tồn tại
ở hầu khắp các khu vực và trên thế giới. Điều đó đã hạn chế sự vươn lên của
phụ nữ khiến họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong lao động và trong
quá trình thực hiện thiên chức của mình. Vì thế, việc đề ra các chủ trương,
biện pháp để bảo vệ phụ nữ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và bảo hiểm xã hội là một
trong những biện pháp, chính sách quan trọng được các quốc gia sử dụng để
bảo vệ họ.
Ở Việt Nam, pháp luật về bảo hiểm xã hội đã có những quy định riêng
tương đối phù hợp với những nét đặc thù của lao động nữ và có hiệu quả
trong việc bảo vệ lợi ích của họ, nhất là trong chế độ trợ cấp thai sản. Các quy
định này một phần giúp cho lao động nữ phục hồi sức khỏe, một phần giúp họ

vượt qua được những khó khăn về kinh tế để vươn lên, ổn định đời sống,
nâng cao thể lực, trí lực và năng suất lao động. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều
quy định bất cập, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Và thực tiễn ở Việt Nam, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, trong
một số vấn đề, quyền bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ chưa được đảm
bảo thực hiện một cách đầy đủ vì nguyên nhân từ chính pháp luật (ví dụ trong
vấn đề cho thuê lại lao động mà hiện tại Luật lao động Việt Nam chưa điều
chỉnh). Đó là lý do cơ bản tui chọn đề tài: "Pháp luật về bảo hiểm xã hội đối
với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay". Trên cơ sở làm sáng tỏ một cách có
hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xã hội
đối với lao động nữ nói riêng, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp
luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành đối với lao động nữ, so sánh, đối
chiếu với pháp luật bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ của một số nước,
luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo
hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam. Việc hoàn thiện các quy định pháp
luật liên quan đến bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ cũng là yêu cầu để
đảm bảo tính tương thích và góp phần thực hiện tốt hơn Luật bình đẳng giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay cũng đã có một số bài báo, bài viết về vấn đề này
nhưng cũng chỉ nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết pháp luật về bảo
hiểm xã hội đối với lao động nữ cũng như thực trạng về bảo hiểm xã hội đối
với lao động nữ ở nước ta. Trong xu thế hiện nay, việc nghiên cứu một cách
có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những
giải pháp của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn
thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo các tạp chí khoa học
pháp lý: Nhà nước pháp luật, thông tin khoa học pháp lý, bảo hiểm xã hội,
Nghiên cứu lập pháp, các công trình nghiên cứu khoa học của người đi trước

thông qua mạng, báo chí... Như bài viết của TS. Nguyễn Hữu Chí: "Hoàn
thiện thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước";
TS. Nguyễn Thị Kim Phụng với bài viết: "Nội luật hóa CEDAW về bảo hiểm
xã hội đối với lao động nữ khi dự thảo Luật bảo hiểm xã hội"; tác giả Đào
Duy Phương về: "Chế độ bảo hiểm xã hội về thai sản theo pháp luật hiện
hành"… Tuy nhiên, các công trình của các tác giả mới chỉ tập trung nghiên
cứu trong những phạm vi hẹp mang tính chất nghiên cứu , trao đổi, là các công
trình nghiên cứu khoa học ngắn gọn trên các tạp chí có tính gợi mở . Việc
nghiên cứu , tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài để
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là điều cần thiết.
Ngoài ra, trên cơ sở tìm hiểu các thành quả mà người đi trước đã đạt
được, tác giả tiếp tục nghiên cứu và kiến nghị đưa ra các giải pháp để góp
phần hoàn thiện thực trạng chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Một
trong những vấn đề góp phần làm nên thành công của luận văn là việc nghiên
cứu các tài liệu, vì thế nên việc tiếp cận và tìm hiểu các văn bản pháp lý liên
quan đến chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ là hết sức cần thiết.
Người viết tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật Việt Nam gồm đạo
luật quan trọng có giá trị cao nhất đảm bảo quyền con người, đặc biệt là
quyền của phụ nữ như: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp
năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Tìm hiểu hệ thống pháp luật trước khi có
Luật lao động ra đời như các Sắc lệnh 29, Sắc lệnh 54, Sắc lệnh 76, Sắc lệnh
77, Sắc lệnh 105... của Hồ Chủ Tịch, các Điều lệ bảo hiểm ban hành kèm theo
Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995,
Luật lao động năm 1994, các văn bản hướng dẫn Luật lao động năm 1994,
Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 19/01/2003 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị
định số 12/CP ngày 26/01/1995, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, Nghị định
số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm
xã hội về bảo hiểm bắt buộc, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm thất nghiệp, Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007
hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm tự nguyện...
Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm
xã hội đối với lao động nữ, nhằm tạo lập hành lang pháp lý về bảo hiểm xã
hội đối với lao động nữ ở Việt Nam. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích
đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.
4. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu làm sáng tỏ các quy định và hệ
thống chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam về phương diện
pháp lý và thực tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ và nâng cao chất lượng
thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho quá trình nghiên cứu là:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về bảo hiểm xã hội nói chung,
bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nói riêng.
- Phân tích và làm rõ các quy định cũng như thực trạng áp dụng chế
độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ theo pháp luật hiện hành. Đồng thời
xem xét thực tế thực hiện cũng như các kết quả đạt được cần phát huy và các
hạn chế cần khắc phục.
- Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật của một số
nước về bảo hiểm xã hội, đưa ra những đề xuất để hoàn thiện các quy định về
chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam.
4.Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
41. Cở sở khoa học
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới một công

bằng dân chủ văn minh, đảm bảo quyền con người, tất cả vì con người, do
con người cho nên vấn đề đảm bảo chính sách an sinh nhất là chế độ bảo hiểm
xã hội đối với lao động nữ là một trong những mục tiêu lớn thể hiện tính ưu
việt của chế độ chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khẳng định:
"Chính sách bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động
và sinh hoạt, giáo dục văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân
tộc... coi nhẹ chính sách tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa" [15]. Tại Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 nhấn mạnh một
lần nữa: "Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội..." [18].
Cuộc giải phóng phụ nữ gắn liền với cuộc giải phóng dân tộc luôn là
mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời hướng tới. Từ khi bôn ba tìm
đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều lần đề cập đến bảo hiểm xã
hội. Hồ Chí Minh tố cáo thực dân Pháp câu kết với bọn phản động, người lao
động Việt Nam một cổ hai tròng, không được hưởng bất kỳ một chế độ, chính
sách bảo hiểm nào. Năm 1924 Hồ Chí Minh đã vạch ra sự thống trị của bọn
thực dân phong kiến ở Việt Nam, những nhà máy có hàng ngàn công nhân
phải làm từ 12-13 tiếng, ngày lễ ngày nghỉ không được đếm xỉa đến nhưng
"không có bảo hiểm cho tuổi già, không có trợ cấp lúc thương tật, ốm đau" [25].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo hiểm xã hội là một chính sách cơ
bản đối với người lao động: Nghĩa là không chỉ đặt ra đối với công nhân mà
cả nông dân và những người lao động khác. Tư tưởng này ở Chủ tịch Hồ Chí
Minh xuất hiện ngay từ năm 1930. Trong bài báo cáo về Nghị quyết của
Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương về phong trào nông dân đòi giảm
sưu thuế, giảm giờ tăng công, đặc biệt "đòi bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ được
trả công" [26]. Vấn đề bảo hiểm cho nông dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặt ra cách đây 3/4 thế kỷ đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự.
Ngay từ khi có Hiến pháp năm 1946 Nhà nước ta đã rất quan tâm đến
quyền lợi của phụ nữ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử. Lần đầu tiên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Chào bạn, mình xin bản này được không bạn, Thank !
 

daigai

Well-Known Member
Re: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top