quannguyen_90

New Member
Luận văn tiếng Anh: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2012
Chủ đề: Luật lao động
Pháp luật Việt Nam
Thời giờ làm việc
Thời giờ nghỉ ngơi
Miêu tả: 112 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam
Electronic Resources
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................7
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI
GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ................................................11
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi .....................11
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ............................11
1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ........................................................................................................13
1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi ..........................................................................................16
1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi....20
1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi ..........................................................................................20
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi ................................................................................................22
1.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi ...............................................................................25
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................25
1.3.2. Ở Việt Nam...................................................................................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ..............................................................................35
2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc ............................................35
2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn .........................................................35
2.1.2. Thời giờ làm việc rút ngắn. ...........................................................38
2.1.3. Thời giờ làm thêm.........................................................................39
2.1.4. Thời giờ làm việc ban đêm............................................................43
2.1.5. Thời giờ làm việc linh hoạt ...........................................................45
2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi...........................................46
2.2.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương.......................................................46
2.2.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương.................................................54
2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công việc
có tính chất đặc biệt ....................................................................................57
2.3.1. Đối với các đối tượng là những người lao động làm công việc bức
xạ, hạt nhân ............................................................................................58
2.3.2. Đối với người lao động làm việc trong các trang trại.....................59
2.3.3. Đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia
công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng ..................................................60
2.3.4. Các đối tượng đặc biệt khác ..........................................................62
2.4. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi .......................................................................................72
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi .......72
2.4.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ........................................................................................................75
2.4.2.1. Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước ................................75
2.4.2.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.............79
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ..............................................................................86
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.....................................................................................................86
3.1.1. Về mặt kinh tế - xã hội..................................................................86
3.1.2. Về chính trị...................................................................................87
3.1.3. Về mặt pháp lý..............................................................................89
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ............................................................................................................92
3.2.1. Tăng cường tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi ...................................................................................92
3.2.2. Tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ..............................................................93
3.2.3. Tăng cường ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi ...................................................................................95
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...............................................................................................................97
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi .......................................................................................99
3.3.1. Về các quy định của pháp luật.......................................................99
3.3.2. Về quá trình tổ chức thực hiện ....................................................104
KẾT LUẬN ........................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó không chỉ tạo ra
của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá
trị tinh thần làm phong phú thêm cho đời sống con người. Tuy nhiên, để các sản
phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không phải là chuyện
dễ dàng. Sức lao động của con người không phải là vô tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu
không được kịp thời phục hồi. Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý,
thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao
động.
Quyền lao động và nghỉ ngơi là các quyền cơ bản củangười lao động được
các nước trên thế giới coi trọng. Ở Việt Nam, ngay sau khi dành được độc lập, Đảng
và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Điều này được
thể hiện trong các bản Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi
hành.Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định
quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc
làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này
ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm
thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao
động v.v.Các hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủyếu tập
trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp may mặc,
thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã
hội nói chung. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì từ năm
1995 đến năm 2006 trong cả nước đã xảy ra 1.250 cuộc đình công [42]; trong đó,
khu vực doanh nghiệp nhà nước xảy ra 67 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trong nướcxảy ra 325 cuộc, chiếm 26%. Chỉ tính riêng năm 2009,
2.2.2.2. Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận
Nhằm tạo điều kiện cho người lao động giải quyết những việc riêng tư mà
cần nhiều thời gian, nhằm tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, cũng như đảm bảo
quan hệ giữa các bên diễn ra hài hòa. Điều 74 BLLĐ và Điều 121 Khoản 2 Dự thảo
BLLĐ đều quy định: “Người lao động có thể thỏa thuận với Người sử dụng lao
động đề nghị không hưởng lương”. Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng
lương được pháp luật bảo vệ bao gồm: Nghỉ thêm ngoài thời gian quy định khi sinh
con; gia đình có người thân ốm đau, chết hay giải quyết các công việc khác. Ví dụ:
Khoản 3 Điều 129 quy định: “Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao
có quyền nghỉ dài hạn không hưởng lương để nghiên cứu khoa học hay để học tập
nâng cao trình độ mà vẫn được giữ chỗ làm việc, theo thỏa thuận với người sử dụng
lao động”. Đối với lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ có thể thỏa
thuận với người sử dụng lao động nghỉ thêm không hưởng lương để đảm bảo sức
khỏe. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận để người lao động nghỉ không hưởng
lương trong những trường hợp khác.
Quy định về chế độ nghỉ không hưởng lương đáp ứng được nhu cầu nghỉ
ngơi của người lao động. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định cụ thể về thời giờ
được phép nghỉ thêm mà không hưởng lương. Điều này sẽ gây khó khăn cho người
sử dụng lao động trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, pháp luật cần quy
định chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ được quyền lợi của cả người lao động và người sử
dụng lao động.
2.3.Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những ngƣời làm công
việc có tính chất đặc biệt
Căn cứ vào tính chất công việc của người lao động mà không thể áp dụng
chế độ làm việc và nghỉ ngơi theo những quy định chung. Việc quy định một thời
giờ làm việc và nghỉ ngơi riêng biệt, hợp lý nhằm bảo vệ cho người lao động làm
những công việc đặc biệt.
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như : vận tải đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển, trong các
lĩnh vực nghệ thuật, sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng
cao tần, công việc của thợ lặn, công việc của thợ hầm lò, các công việc sản xuất có
tính thời vụ và các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, các công
việc phải thường trực 24/24 giờ thì các Bộ, Ngành trực tiếp quản lý các công việc
trên quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, sau khi thoả thuận với
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.3.1. Đối với các đối tƣợng là những ngƣời lao động làm công việc bức
xạ, hạt nhân
Người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân là đối tượng lao động
đặc biệt. Tùy vào nhóm ngành nghề họ đảm nhiệm, cũng như mức độ độc hại, tính
chất nguy hiểm của công việc, mức độ ảnh hưởng bởi bức xạ ion hoá gây ra đối với
người lao động làm công việc bức xạ, hạt nhân mà pháp luật có những quy định
riêng nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng cũng như hiệu quả công việc cho người
lao động. Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công việc bức xạ, hạt nhân :
Về thời giờ làm việc
a) Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 giờ đối với nhân viên bức
xạ làm nghề, công việc quy định tại Nhóm 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư 31/2007/TT-BKHCN (“Thông tư 31”).
Nghề, công việc quy định tại Nhóm 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư 31 là những nghề, công việc có mức độ ảnh hưởng bởi bức xạ ion hóa cao do làm
việc trực tiếp với nguồn phóng xạ hở, nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ có cường độ
lớn.
b) Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 01 giờ đối với nhân viên bức
xạ làm nghề, công việc bức xạ, hạt nhân khác quy định tại Nhóm 2 của Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư 31.
c) Nhân viên bức xạ không được phép làm thêm giờ. Trường hợp đặc biệt
(như khắc phục sự cố, tai nạn nghiêm trọng), đơn vị sử dụng lao động được phép
huy động nhân viên bức xạ làm thêm giờ, nhưng không quá 3 giờ trong một ngày.
thời giờ làm việc nhưng thời giờ làm thêm không quá 4 giờ/ngày. Tiền công và phụ
cấp làm thêm giờ do hai bên thoả thuận.
-Trường hợp làm việc 30 ngày/tháng thì cứ sau 6 ngày làm việc người lao
động được nghỉ 1 ngày, nhưng ngày nghỉ không nhất thiết vào ngày chủ nhật mà do
hai bên thoả thuận.
- Trường hợp thời hạn làm việc liên tục từ 1 năm trở lên thì cứ 1 năm làm
việc người lao động được nghỉ phép 12 ngày có hưởng tiền công. Nếu có tháng lẻ
thì cứ mỗi tháng được nghỉ thêm 1 ngày. Thời gian nghỉ cụ thể do hai bên thoả
thuận. Hai bên có thể thoả thuận để người lao động được nhận tiền công thay cho
nghỉ phép.
2.3.3. Đối với ngƣời lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia
công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng
Người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất
khẩu theo đơn đặt hàng là người làm các công việc có tính thời vụ trong sản xuất
nông – lâm – ngư nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hay sau khi thu hoạch phải
chế biến ngay không để lâu dài được; các công việc gia công hàng xuất khẩu theo
đơn đặt hàng thường phụ thuộc vào thời điểm các chủ hàng yêu cầu. Do yêu cầu
cũng như tính chất của công việc nên chế độ làm việc cũng có những điểm riêng
biệt khác với người lao động bình thường. Thông tư 33/2011/TT-BLĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời
vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng (Thông tư 33) đã có quy định
riêng cho đối tượng này.
Về thời giờ làm việc:
Quy định về thời giờ làm việc cho người lao động làm các công việc có tính
thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, Thông tư 33 đưa ra hai khái
niệm: Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm và số giờ tiêu chuẩn làm việc
trong ngày.
Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm là khái niệm chỉ tổng số giờ
người lao động làm việc theo tiêu chuẩn trong một năm, tức là sau khi trừ đi những
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: phân tích nguyên tắc bảo vệ Người lao động thông qua chế định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của ngành Luật lao động., phân tích nguyên tắc bảo vệ người lao động trong thời giờ làm việc, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước đông nam á, luận văn thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Pháp luật Việt Nam về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nhóm lao động đặc thù., thực trạng về việc làm ở Việt Nam, thực trạng nhân viên nghỉ làm trên thế giới, quy định thay đổi giờ làm và giờ nghỉ ngơi, Thực trạng về thời giờ làm việc, khái niệm thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, nhân viên bức xạ hạt nhân được nghỉ trong giờ làm việc, nguyên tắc bảo vệ người lao động trong chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, lời mở đầu về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi khó áp dụng tong thực tiễn, Đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và liên hệ với thực tiễn., chế độ làm việc và nghỉ ngơi tại việt nam, thực trạng pháp luật lao động việt nam về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, những điểm mới của BLLĐ 2012 về thời giờ làm việc thời giờ nghĩ ngơi, Pháp luật về thời giờ làm việc của người lao động thực tiễn tại thành phố hồ chí minh, thực trạng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, áp dụng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng pháp luật lao động về thời giờ làm việc của người lao động, nêu các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top