Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn thu cho ngân sách quốc
gia và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội và chi tiêu cho chính bộ máy nhà nước đó. Cùng với sự phát
triển của kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách pháp luật thuế cần có sự thay
đổi nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội và góp phần tăng thu cho ngân sách
nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, từng
bước thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày
càng tăng của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo
nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, đảm bảo môi trường thuận lợi,
khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ
trọng yếu của Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Các chương trình cải cách về
thuế đều hướng tới hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện
miễn thuế, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành
phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể
hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu
nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của
thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, các cơ sở kinh
tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận. Từ năm 1990, Quốc hội
ban hành Luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ
chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh
tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình
sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Khắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông
qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày

01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Ngày 3/6/2008 Quốc
hội đã ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới (sau đây gọi là luật thuế
thu nhập doanh nghiệp năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009 nhằm
xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế khác nhau, thu hút đầu tư
và tăng số thu từ thuế cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, thuế thu nhập doanh
nghiệp là một trong những nguồn thu quan trọng của số thu từ thuế, phí, lệ phí
ở Việt Nam và đã chiếm hơn 20% trong tổng số thu từ thuế trong những năm
gần đây.
Hội nhập kinh tế thế giới một cách sâu rộng, bền vững là một trong
những hướng đi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thực tế hội nhập với gia
nhập, ký kết rất nhiều hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, với những vấp váp
ban đầu đã bộc lộ thiếu sót trong chính sách pháp luật, trong cách quản lý
điều hành kinh tế quốc gia mà nổi trội là "pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp". Những thiếu sót, vướng mắc chủ yếu như căn cứ tính thuế, thuế suất,
đối tượng nộp thuế, các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế. Hệ thống thuế
không đồng bộ thống nhất, manh mún lạc hậu đã kìm hãm và gây trở ngại tới
sự phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hóa dịch vụ của các chủ thể
trong nền kinh tế. Ngoài ra, tình trạng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông
qua hình thức chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho
việc áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trở nên khó khăn và
phức tạp. Do vậy, yêu cầu cấp thiết là cần có hành động kịp thời từ phía các
cơ quan hoạch định chính sách và lập pháp sao cho tạo ra một hệ thống pháp
luật đồng bộ phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và xu thế phát triển của nền kinh
tế nước nhà.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển và
vượt bậc, do vậy, việc xây dựng và áp dụng các chính sách về thuế thu nhập
doanh nghiệp của Nhật Bản cũng có từ rất sớm. Trải qua nhiều năm mới có
thể hoàn thiện được chính sách về loại thuế này thì hiện nay, việc thực thi
hiệu quả luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Hơn nữa, hiện nay mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Nhật Bản ngày càng được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Biểu
hiện cho sự hợp tác trong lĩnh vực cải cách tư pháp và pháp luật là sự ra đời
của Dự án cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật (JICA) ở Việt Nam do Nhật
Bản đầu tư và hỗ trợ chuyên gia. Thực tế cho thấy, pháp luật Việt Nam đang
có những tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu trong công cuộc xây dựng pháp
luật nói chung và hoàn thiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng từ đất
nước mặt trời mọc.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài luận văn: "So sánh pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản" để so sánh
một cách tổng quát nhất pháp luật về thuế thu nhập danh nghiệp của hai
nước, chỉ ra điểm giống và khác biệt cơ bản, từ đó tìm ra được những mặt
hạn chế cần khắc phục sửa đổi của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập
doanh nghiệp và tham khảo pháp luật của Nhật Bản trong việc đề xuất
những phương hướng hoàn thiện cho pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp của nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác
nhau về đề tài "pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp", đặc biệt là về "thực
trạng và phương hướng hoàn thiện". Phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển
khác nhau của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà các công trình nghiên
cứu thành công nhất định, góp phần làm rõ thêm về vấn đề lý luận và thực
tiễn về loại thuế này. Đề tài cấp khoa "So sánh pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp ở Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản", của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Lan Hương, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã so sánh pháp luật
về thuế thu nhập doanh nghiệp của ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản.
Song, tính đến thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập chi tiết đầy
đủ toàn diện về pháp luật hiện hành và nghiên cứu dưới góc độ so sánh pháp
luật của riêng hai quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản, trong đó có cả vấn đề
quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Luận văn này sẽ hướng tới việc làm
sáng tỏ những hạn chế, những điểm chưa phù hợp của pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và so sánh với pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp của Nhật Bản để rút ra hướng hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập
doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích tổng quát là, luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp bằng
việc đi từ bản chất thuế thu nhập doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành của thuế
thu nhập doanh nghiệp nhằm làm rõ được vấn đề tại sao phải có thuế thu nhập
doanh nghiệp và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với việc quản lý
nền kinh tế. Tiếp đó là những lý luận về pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp: làm rõ những yếu tố tác động đến tính hiệu quả của pháp luật thuế thu
nhập doanh nghiệp, nêu ra mô hình pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp để
thông qua đó, nghiên cứu hướng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp mang tính hệ thống và hiệu quả.
Căn cứ lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật
thuế thu nhập doanh nghiệp, việc so sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản về từng yếu tố cấu thành luật thuế thu nhập
doanh nghiệp nhằm mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của
pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản, từ đó để ra hướng hoàn thiện pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam cho phù hợp với điều kiện
kinh tế và sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hội nhập theo
xu hướng chung của thế giới mà pháp luật của Nhật Bản có thể xem là một
tấm gương.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07

Mình xin link bản full với bạn ., thanks!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động Luận văn Kinh tế 0
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
M Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bả Luận văn Sư phạm 0
D So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Luận văn Luật 0
T Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với v Văn hóa, Xã hội 0
D So sánh pháp luật của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ Luận văn Luật 0
W Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và pháp luật CHND Trung Ho Luận văn Luật 2
B Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: phân tích so sánh: Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
W Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên Luận văn Luật 0
Q Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nướ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top